Thạc Sĩ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn Haprofood của Tổng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 11/5/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề (Tính cấp thiết của đề tài)
    An toàn thực phẩm (ATTP) có vai trò đặc biệt quan trọng, ATTP không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, giống nòi của dân tộc mà còn ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế, giao lưu văn hóa, thương mại. Tuy nhiên, ATTP ở nước ta còn nhiều bất cập, gây bức xúc cho toàn xã hội, làm mất ổn định an ninh, chính trị và gây thiệt hại về kinh tế. Ngộ độc thực phẩm gây ra những thiệt hại lớn về tài sản, sức khỏe và tính mạng con người. Mỗi năm Nhà nước và nhân dân tiêu tốn hàng chục tỷ đồng để khám và chữa các bệnh có liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, ngộ độc thực phẩm còn gây ra những thiệt hại kinh tế do hàng loạt sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài bị tiêu hủy/trả về do vi phạm các quy định về ATTP của các nước nhập khẩu.
    Tình trạng ngộ độc thực phẩm phổ biến do nhiều nguyên nhân nhưng phải kể đến những nguyên nhân chủ yếu sau:
    - Ý thức của một bộ phận người dân về VSATTP chưa cao.
    - Ý thức của một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm còn hạn chế
    - Thực trạng sản xuất và phân phối rau, thực phẩm an toàn còn nhiều bất cập, tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
    - Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước: Tình trạng kiểm soát chất lượng VSATTP còn gặp nhiều khó khăn.
    Với vai trò là Tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại, Tổng công ty Thương mại Hà Nội luôn phấn đấu đóng góp cho sự phát triển của ngành Thương mại Thủ đô, đi đầu trong công tác xây dựng văn minh thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm và góp phần bình ổn giá thị trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của xã hội nói chung và Hà Nội nói riêng, với mục tiêu thực hiện tốt nhiệm vụ và vai trò của mình, Tổng công ty Thương mại Hà Nội xác định việc đầu tư xây dựng và phát triển chuỗi cửa hàng kinh doanh rau, thực phẩm an toàn HaproFood là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển lâu dài của TCT đồng thời giải quyết nhu cầu tất yếu của xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Thủ đô, cụ thể như sau:


     Về mặt chính trị - xã hội:
    + Góp phần giải quyết vấn đề vệ sinh ATTP, đảm bảo an sinh xã hội, bình ổn giá cả thị trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
    + Góp phần thực hiện mục tiêu của Thành phố về phát triển RAT đến 2015 theo “Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2015” của UBND Thành phố Hà Nội.
     Về mặt kinh tế:
    + Góp phần giảm thiểu thiệt hại do hậu quả của vấn đề vệ sinh ATTP.
    + Góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ rau, thực phẩm an toàn.
    + Góp phần tạo tiền đề để phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, đặc biệt là ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm
    Với mục tiêu tìm những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn HaproFood, tạo sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm hàng hóa tại hệ thống bán lẻ của TCT, tăng khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu HaproFood trở thành một trong những thương hiệu lớn, có độ tin cậy cao về VSATTP của TP. Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung, Tôi lựa chọn đề tài luận văn “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn HaproFood của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
    1.2. Tình hình nghiên cứu:
    Các đề tài nghiên cứu liên quan đến rau, thực phẩm an toàn chủ yếu trên góc độ sản xuất và tiêu thụ (chu trình từ sản xuất đến đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, như “Đề án sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2015” của UBND Thành phố Hà Nội hoặc Đề án sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP của Công ty Hương Cảnh. Đề tài nghiên cứu “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mạng lưới kinh doanh Rau, Thực phẩm an toàn HaproFood của Tổng công ty Thương mại Hà Nội” là đề tài nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống và cụ thể về mạng lưới kinh doanh Rau, thực phẩm an toàn HaproFood, đưa ra những đánh giá về hiệu quả hoạt động của mạng lưới kinh doanh này tại thị trường Hà Nội; đến nay chưa có đề tài nào trực tiếp nghiên cứu về vấn đề này.


    1.3. Mục đích nghiên cứu:
    Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của mạng lưới kinh doanh Rau, Thực phẩm an toàn HaproFood, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng phát triển mạng lưới kinh doanh Rau, Thực phẩm an toàn HaproFood, xây dựng thương hiệu HaproFood trở thành một trong những thương hiệu lớn, có độ tin cậy cao về vệ sinh an toàn thực phẩm của TP. Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.


    1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của mạng lưới kinh doanh, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của mạng lưới kinh doanh.
    Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động kinh doanh của mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn HaproFood hiện nay.
    Ba là, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn HaproFood
    .
    1.5. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng: là các yếu tố tổ chức và hoạt động của mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn HaproFood của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
    - Phạm vi nghiên cứu: do điều kiện về thời gian và khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, luận văn chỉ tập trung phân tích thực trạng của mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn HaproFood từ năm 2007 - 2010 để đề xuất các giải pháp hiệu quả cho giai đoạn 2011 - 2015.
    1.6. Nguồn số liệu:
    - Báo cáo thường niên của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.
    - Báo cáo triển khai kế hoạch hàng năm và báo cáo định kỳ kiểm điểm công tác phát triển mạng lưới kinh doanh Rau, Thực phẩm an toàn HaproFood.
    - Báo cáo kiểm tra tình hình hoạt động của mạng lưới kinh doanh Rau, Thực phẩm an toàn HaproFood.
    1.7. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp luận: đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu kinh tế, quản trị doanh nghiệp thương mại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...