Tiểu Luận Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý ngoại hối tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý ngoại hối tại Việt Nam

    Lời mở đầu
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng tham gia mạnh mẽ vào thương mại và đầu tư quốc tế, chính sách quản lý ngoại hối là một mảng chính sách không thể thiếu được bởi hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức và luôn tiềm ẩn những rủi ro do những thay đổi của môi trường kinh tế thế giới. Đi đôi với hội nhập và mở cửa, các nước cần tiến tới hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, nghĩa là đảm bảo cho hệ thống tài chính ổn định lâu dài, có khả năng tiếp nhận sự di chuyển các luồng vốn quốc tế trên cơ sở các luồng vốn được thu hút một cách hợp lý, sử dụng hiệu quả và đảm bảo an toàn khả năng hoàn trả kết hợp với đảm bảo quốc gia có một cán cân thanh toán quốc tế bền vững, tỷ giá hối đoái ổn định và dự trữ ngoại hối đáp ứng yêu cầu dự phòng kinh tế.
    Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam đã có những điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên hệ thống quản lý ngoại hối vẫn còn nhiều hạn chế và cần phải hoàn thiện để đảm bảo hỗ trợ các chính sách vĩ mô khác nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững.
    Xuất phát từ những yêu cầu trên, em xin được chọn đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý ngoại hối tại Việt Nam”cho tiểu luận môn học của mình.
    2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời để làm cho vấn đề trở nên trực quan hơn, dễ hiểu hơn, đề tài còn sử dụng phương pháp mô hình hoá, lượng hoá. Bên cạnh các phương pháp trên, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích, mô tả, diễn dịch, quy nạp cũng như so sánh để xem xét, nghiên cứu vấn đề.
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới như Malaysia, Philipine, Trung Quốc.
    4. KẾT CẤU
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 phần:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Trung ương
    Chương 2: Chính sách quản lý ngoại hối tại Việt Nam trong thời gian qua
    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý ngoại hối tại Việt Nam trong thời gian tới

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
    NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNGTRUNG ƯƠNG 3

    1.1. Khái niệm về chính sách quản lý ngoại hối 3
    1.1.1. Khái niệm 3
    1.1.2. Mục tiêu của chính sách quản lý ngoại hối 3
    1.1.3. Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối 4
    1.2. Chính sách quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam 5
    1.2.1. Nội dung quy định trong Luật NHNN Việt Nam 5
    1.2.2. Nội dung các quy định trong các văn bản dưới Luật 5
    1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý ngoại hối và bài học rút ra cho
    Việt Nam 7
    1.3.1. Kinh nghiệm của Malaysia 7
    1.3.2. Kinh nghiệm của Philipine 9
    1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc 10
    CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 12
    2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý ngoại
    hối tại Việt Nam 12
    2.1.1. Trước khi Luật NHNN ra đời 12
    2.1.2. Sau khi Luật NHNN Việt Nam ra đời 14
    2.2. Chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam trong thời gian qua 15
    2.2.1. Chính sách tỷ giá 15
    2.2.2. Chính sách dự trữ bắt buộc 16
    2.2.3. Chính sách quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai 17
    2.2.4. Chính sách quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vốn 20
    2.3. Đánh giá hoạt động của chính sách quản lý ngoại hối 22
    2.3.1. Những kết quả đạt được 22
    2.3.2. Những tồn tại trong chính sách quản lý ngoại hối 24
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
    CAO HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TẠI
    VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 28

    3.1. Giải pháp đổi mới chính sách quản lý ngoại hối 28
    3.1.1. Nhóm biện pháp tăng cường hiệu quả của chính sách quản lý
    ngoại hối góp phần hạn chế việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ
    Việt Nam 28
    3.1.2. Nhóm biện pháp tăng cường hiệu quả của chính sách quản lý
    ngoại hối trong các giao dịch vốn 30
    3.1.3. Trong lĩnh vực đầu tư gián tiếp và đầu tư ra nước ngoài 31
    3.1.4. Về chính sách quản lý tỷ giá và phát triển thị trường liên
    Ngân hàng 31
    3.1.5. Trong tập trung và phát triển dự trữ ngoại hối 32
    3.2. Một số kiến nghị 33
    3.2.1. Đối với Chính phủ 33
    3.2.2. Đối với NHNN 33
    3.2.3. Đối với các TCTD 35
    KẾT LUẬN 36
    Danh mục tài liệu tham khảo 37
     
Đang tải...