Báo Cáo Giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị khoản phải thu tại công ty TNHH Thu Thanh giai đoạn 2011-

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH THU THANH
    GIAI ĐOẠN 2011-2013



    PHẦN I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU
    1.1. Quản trị khoản phải thu
    1.1.1. Khái niệm

    Khoản phải thu là giá trị tất cả hàng hóa và dịch mà khách hàng còn nợ công ty. Đây thực chất là nguồn vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng.
    Quản trị khoản phải thu là việc cân nhắc giữa chi phí và lợi nhuận tăng thêm khi khoản phải thu tăng lên.
    1.1.2. Vai trò của quản trị khoản phải thu
    - Điều chỉnh các khoản nợ từ phía khách hàng đi theo mục tiêu tài chính của doanh nghiệp và phải phù hợp kế hoạch đề ra của nhà quản trị tài chính.
    - Việc đưa ra chính sách tín dụng giúp công ty an toàn hơn trong việc bán tín dụng, có sự cân nhắc tính toán khoa học giữa lợi ích tăng thêm và chi phí bỏ ra.
    - Quản trị khoản phải thu giúp công ty đưa ra chính sách chiết khấu mềm dẻo và linh hoạt.
    1.1.3. Đặc điểm của quản trị khoản phải thu
    Theo khái niệm quản trị khoản phải thu là việc cân nhắc giữa chi phí tăng lên và lợi nhuận tăng thêm khi tăng khoản phải thu vì vậy công ty sẽ chấp nhận nếu chi phí tăng không vượt quá lợi nhuận tăng thêm.
    - Thu hút nhiều đơn đặt hàng từ phía khách hàng đến công ty.
    - Giảm bớt tình trạng mất mát trong hoạt động bán hàng tín dụng.
    - Cân nhắc được hiệu quả khi đưa ra các chính sách khuyến mãi: thanh toán sớm sẽ được hưởng chiết khấu.
    1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị khoản phải thu
    1.1.4.1. Lạm phát

    Là sự mất giá của đồng tiền biểu hiện ra bên ngoài là giá cả của hàng hóa tăng lên, điều này ảnh hưởng đến công tác quản trị khoản phải thu của công ty vì làm cho chi phí cao hơn, lượng tiêu thụ sản phẩm giảm do giá bán hàng hóa tăng.
    1.1.4.2. Lãi suất
    Đa phần nguồn vốn kinh doanh của công ty là vốn vay nên vấn đề lãi suất đều được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Nếu công ty sử dụng vốn đầu tư vào việc mở rộng tín dụng thì vấn đề lãi là hết sức quan trọng, vì làm thế nào để khách hàng trả nợ đúng hạn để công ty trả lãi đúng hạn là một vấn đề khó đối với nhà cung cấp mở rộng tín dụng vì nếu khách hàng trả chậm thì đã tăng chi phí cho công ty.
    1.1.4.3. Tỷ giá hối đoái
    Là sự chênh lệch giá giữa hai đồng tiền. Tỷ giá này thay đổi nó có ảnh hưởng đến việc trao đổi hàng hóa hoạt động xuất khẩu, vay nợ nước ngoài, chuyển đổi tiền .của công ty
    1.1.4.4. Chi phí cơ hội vốn
    Chi phí cơ hội vốn là sự mất đi lợi ích từ nguồn vốn bị khách hàng chiếm dụng. Phần vốn này sẽ tạo ra cơ hội lớn hơn nếu khoản nợ của khách hàng trả trước. Vì vậy khi bán tín dụng thì các nhà quản trị luôn quan tâm cao đến chi phí cơ hội vốn.
    1.2. Nội dung của quản trị khoản phải thu
    1.2.1. Bán hàng tín dụng

    1.2.1.1. Khái niệm:
    Là hình thức bán hàng trả chậm trong một khoảng thời gian xác định mà công ty áp dụng cho khách hàng.
    1.2.1.2. Cơ sở pháp lý của bán hàng tín dụng
    Cơ sở pháp lý để xác định quan hệ nợ nần của bán hàng tín dụng là giấy nợ được gọi là kỳ phiếu thương mại hay còn gọi là thương phiếu.
    1.2.1.3. Vai trò của bán hàng tín dụng
    - Kích thích nhu cầu: Khi khách hàng có mong muốn mua hàng mà hiện tại chưa có khả năng thanh toán.
    - Giảm tình trạng tồn kho.
    - Xây dựng quan hệ giữa khách hàng và công ty.
    - Mở rộng quy mô bán hàng.
    - Tìm kiếm những khách hàng mới.
    1.2.1.4. Những hạn chế của bán hàng tín dụng
    Mặc dù tín dụng thương mại đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế, song nó không thể thay thế các hình thức tín dụng khác mà phải tồn tại bên cạnh và đan xen với các loại hình tín dụng khác, vì bản thân nó có những mặt hạn chế:
    - Thứ nhất: Hạn chế về quy mô tín dụng. Vì tín dụng thương mại do các nhà doanh nghiệp cung cấp và họ chỉ cung cấp trong giới hạn khả năng của mình. Do đó nếu người đi vay có nhu cầu cao hơn thì người vay không thể đáp ứng đầy đủ.
    - Thứ hai: Hạn chế về thời hạn cho vay. Bởi lẽ điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp có thể không phù hợp nhau. Vì vậy khi thời hạn mà người cho vay muốn cung cấp và người đi vay có nhu cầu không phù hợp nhau thì tín dụng thương mại không thể xảy ra. Tuy nhiên, nhờ phương pháp cấp phát tín dụng của ngân hàng dưới hình thức chiết khấu đã giải quyết được phần nào hạn chế này.
    - Thứ ba: Hạn chế về phương hướng hoạt động. Do tín dụng thương mại được cung cấp dưới hình thức hàng hóa, chính vì thế nhà doanh nghiệp chỉ cung cấp được tín dụng cho một số doanh nghiệp nhất định, tức là những doanh nghiệp cần hàng hóa đó để sử dụng cho sản xuất hay dự trữ để bán ra. Cộng vào đó việc cấp tín dụng thương mại chỉ được thực hiện trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau giữa người bán và người mua.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...