Luận Văn Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại nhct ii-hbt

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHCT II-HBT

    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHCT II-HBT


    1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCTII-HBT TRONG NĂM 2003.
    Nằm trong bối cảnh đất nước đang trên đà đổi mới, chính phủ tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó nhiệm vụ của nghành ngân hàng nói chung cũng như chi nhánh NHCTII-HBT nói riêng cần tiếp tục tăng cường huy động vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    Để thực hiện tốt nhiêm vụ kinh doanh, chi nhánh đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2003 như sau:
    * Mục tiêu: Tập trung chỉ đạo công tác kinh doanh, bám sát các định hướng, nhiêm vụ của NHCTVN, đưa hoạt động của chi nhánh đi đúng hướng đạt vượt mức mục tiêu đề ra:
    ỉTăng trưởng dư nợ 10%.
    ỉNguồn vốn tăng 15%.
    ỉLợi nhuân tăng 5%.
    * Những nhiệm vụ chủ yếu:
    - Tập trung phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Nghiên cứu mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm, đa dạng hình thức huy động vốn, đổi mới hoàn thiện phong cách giao dịch và công nghệ ngân hàng để tăng sức cạnh tranh.
    - Về tín dụng: Phấn đấu tăng trưởng dư nợ lành mạnh, an toàn và hiệu quả đối với mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng tín dụng, nâng cao năng lực thẩm định cho vay. Tiếp tục chọn lọc khách hàng, kiên quyết rút dần dư nợ đối với những khoản vay không có dấu hiêu an toàn.
    Phấn đấu thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với các doanh nghiệp.
    - Về công tác xử lý nợ tồn đọng: Tiếp tục triển khai tích cực các biện pháp để xử lý nợ tồn đọng của chi nhánh.
    -Quan tâm đến chất lượng các loại hình dịch vụ Ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh, mặt khác nhằm tăng tỷ trọng thu dịch vụ phí ngân hàng trong tổng thu nhập.
    2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHCTII-HBT.
    2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án.
    Một hạn chế rất lớn của các NHTM Việt Nam cũng như chi nhánh NHCTII-HBT là năng lực thẩm định dự án. Thẩm định là đánh giá hiệu quả một dự án, một khoản tín dụng trên lý thuyết, đó là công việc mang tính định lượng cũng như tính định tính. Đó là việc tính toán tổng quan về một dự án, từ đó xác định được số tiền thu được từ dự án, số tiền phải bỏ ra và rất nhiều chỉ tiêu liên quan đến xã hội, sinh thái . Rõ ràng chất lượng thẩm định được nâng lên thì sẽ nâng cao được chất lượng của tín dụng ngân hàng. Nâng cao năng lực thẩm định dự án còn giúp cho các ngân hàng có thể chủ động trong việc tham gia tư vấn, thẩm định và từ chối ngay từ đầu những dự án khả thi, tiết kiêm chi phí cho nền kinh tế. Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án thì chi nhánh NHCTII-HBT cần phải thực hiện các giải pháp sau:
    2.1.1. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin.
    Để công tác thẩm định được tốt, đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định như những thông tin về người vay, về doanh nghiệp, về dự án xin vay. Ngoài ra còn có những thông tin khác liên quan như thông tin về thị trường, về môi trường kinh tế, chính trị xã hội, thông tin về lĩnh vực hoạt động của người vay . Các thông tin này có đầy đủ chính xác mới có thể đưa ra được quyết định đúng đắn. Nguồn thông tin chủ yếu là từ doanh nghiệp xin vay cung cấp mà nguồn này không phải lúc nào cũng trung thực, do vậy để thẩm định tốt, cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin từ những nguồn khác đó là:
    * Phỏng vấn trực tiếp người vay và điều tra trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi phỏng vấn cần làm rỏ những thông tin như: mục đích của việc vay vốn, tình hình tài chính của người vay và khả năng trả nợ, lịch sử và xu hướng phát triển, đội ngủ cán bộ, trình độ quản lý, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Điều cần chú ý là khi phỏng vấn trực tiếp thì cán bộ tín dụng không những giỏi về chuyên môn mà còn phải am hiểu về nhiều lĩnh vực khác có liên quan, đặc biệt phải hiểu rõ tâm lý của người được phỏng vấn. Trong khi điều tra trực tiếp tại cơ sỏ sản xuất, cần nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp, năng lực cán bộ lãnh đạo, quan hệ với các đối tác ra sao, trách nhiệm của công nhân với công việc . Qua đó có thể đánh giá được triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai.
    * Thu thập thông tin từ bên ngoài: Ngoài nguồn thông tin chính thức do khách hàng cung cấp thông qua các báo cáo tài chính trong hồ sơ xin vay và những thông tin thu được qua phỏng vấn và khảo sát thực tế khách hàng, cán bộ tín dụng cần có những thông tin khác bổ sung thêm. Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ các đối tác làm ăn của doanh nghiệp đó, từ các ngân hàng bạn mà ngân hàng đã từng quan hệ, từ các trung tâm thông tin chuyên nghiệp hoặc cũng có thể từ các mối quan hệ cũ của cán bộ tín dụng.
    Việc có được những thông tin bảo đảm chính xác cho công tác thẩm định. Ngày nay khi khoa học phát triển mạnh, kinh tế thị trường đã đòi hỏi thông tin nhanh nhạy và chính xác, chi nhánh cần xây dựng cho mình những nguồn cung cấp thông tin thường xuyên, chính xác và với chi phí thấp nhất.
    * Lập quỹ thẩm định và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác này:
    Việc thu thập thông tin phải bỏ ra những chi phí nhất định như: Chi phí gặp gỡ, phỏng vấn khách hàng, chi phĩ cho cán bộ tín dụng đi xuống tận cơ sở để trực tiếp điều tra, chi phí để mua thông tin từ các trung tâm cung cấp thông tin. Ngoài ra chi nhánh cần phải đưa các chỉ tiêu tài chính vào phần mềm máy tính. Đưa toàn bộ thông tin tổng hợp về
     
Đang tải...