Báo Cáo Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á (Hội Sở

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU​ ​ ​ 1. Lý do chọn đề tài.
    Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng[10]. Do đó, tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu ở các ngân hàng là vấn đề rất được quan tâm. Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ quá hạn, nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, việc thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của ngân hàng, giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ.
    Thẩm định mang lại một cái nhìn bao quát nhất về tình hình tài chính của khách hàng ở thời điểm hiện tại, khả năng và kế hoạch hoàn trả nợ của khách hàng trong tương lai. Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn; phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay; giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: (1) cho một dự án tồi và (2) từ chối cho vay một dự án tốt[5].
    Đồng thời, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Hòa mình vào xu thế chung của thời đại, nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đang trong giai đoạn thực hiện đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc nhằm tạo những bước chuyển biến mạnh mẽ đưa đất nước nhanh chóng đi lên. Phấn đấu từ nay đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
    Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội[7]”. Nền kinh tế nước ta cần phải tăng trưởng và phát triển ổn định, vững chắc phấn đấu đạt và vượt mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Muốn vậy các phương án đầu tư cần phải đồng bộ, phải được triển khai nhanh chóng và mang lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những thay đổi trong quá trình hội nhập và do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Thị trường tài chính Việt Nam đang biến động mạnh mẽ, việc cho vay và cung ứng vốn nhằm triển khai các phương án đầu tư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và trở ngại.
    Do vậy, tín dụng ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế. Nghiệp vụ này không chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng.
    Nhận thức được vai trò quan trọng của việc thẩm định để đưa ra quyết định cho vay, chính vì vậy tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á (Hội Sở)” với mong muốn đảm bảo hiệu quả hoạt động, tính bền vững và độ an toàn cao của các phương án tài trợ sau khi được xét duyệt và cấp tín dụng.
    2. Tổng quan các vấn đề liên quan của đề tài.
    Tín dụng ngân hàng là kênh đầu tư quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước, nó luôn là đề tài hấp dẫn được nhiều người tham gia tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi. Đã có nhiều tham luận và hội thảo nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau bàn đến lĩnh vực này trong những thời điểm nóng của kinh tế. Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng có ý nghĩa thực tiễn và mang tính thời sự cao phù hợp với quan điểm nghiên cứu.
    Hội thảo khoa học sinh viên của trường Học viện Tài chính diễn ra ngày 8 tháng 4 năm 2009 bàn về vấn đề: “Hoạt động ngân hàng với việc chống suy thoái kinh tế ở Việt Nam”. Tại hội thảo những nội dung được thảo luận chủ yếu tập trung vào các vấn đề: tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế, xã hội Việt Nam, phân tích nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn, dài hạn, hoạt động của Ngân hàng trong bối cảnh suy thoái kinh tế, vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc hỗ trợ nhằm tháo gỡ những khó khăn trước mắt và các chính sách chống suy thoái của Chính phủ từ đó tìm ra cách quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như các giải pháp ứng phó của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế mới
    Nhiều Sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng trong phạm vi cả nước đã có nhiều tham luận và có nhiều báo cáo nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực chất lượng tín dụng và chất lượng thẩm định tín dụng. Tất cả những tham luận và báo cáo nghiên cứu này đều thể hiện được tính cấp thiết cũng như gắn kết giữa lý thuyết và thực tiển để giải quyết vấn đề có tính khoa học.
    Trong phạm vi trường Đại học Lạc Hồng, đề tài nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đã được nhiều sinh viên thực hiện, đã có nhiều giải pháp thiết thực tháo gở những bất cập, những khó khăn góp phần tăng chất lượng trong công tác thẩm định nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng. Gắn hiệu quả của công tác cho vay với chất lượng của công tác thẩm định[9], gắn hiệu quả của chất lượng thẩm định tín dụng với việc nâng cao hiệu quả tín dụng[8]. Những đề tài này đã có cách đánh giá, nhìn nhận sâu sắc, giải quyết vấn đề phù hợp với bối cảnh kinh tế tại thời điểm nghiên cứu và đã được đánh giá cao. Đồng thời những đề tài này cũng có ý nghĩa thực tiển, nghiên cứu sâu sát vấn đề đã đưa ra. Những lập luận và luận cứ đưa ra mang tính khoa học cao, thể hiện được tính cấp thiết đối với từng thời điểm nhạy cảm và có tính thời sự của tình hình kinh tế. Không những vậy, ở giác độ nghiên cứu khoa học của sinh viên. Các kiến nghị đưa ra thể hiện quan điểm rõ ràng, tập trung vào vấn đề nhằm hỗ trợ tốt hơn góp phần đẩy mạnh chất lượng hoạt động tín dụng và góp phần đưa cơ chế chính sách đi vào cuộc sống.
    Trong báo cáo nghiên cứu này, tác giả chỉ đi sâu phân tích những thay đổi và khó khăn tác động đến hoạt động tín dụng khi thị trường tài chính Việt Nam đón nhận nhiều tác động của chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, cũng như từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những tồn tại và khó khăn đã hạn chế công tác thẩm định, những cách đánh giá và nhìn nhận vấn đề trong bối cảnh mới và trong tình hình mới. Đánh giá hiệu quả chất lượng thẩm định với kết quả hoạt động tín dụng.
    Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích, sàng lọc, so sánh những vấn đề liên quan ở chương 2 của báo cáo. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu trong năm có dấu hiệu tăng, vấn đề này có liên quan đến chất lượng công tác thẩm định hay không và liên quan ở góc độ nào


    3. Phương pháp nghiên cứu.
    Báo cáo nghiên cứu đã vận dụng kết hợp với cơ sở lý thuyết[2], [5], [6] để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể:
    - Thu thập số liệu các báo cáo và tài liệu liên quan của Đại Á ngân hàng[11], [12]
    - Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối. Từ đó đưa ra nhận xét về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của Đại Á ngân hàng.
    4. Mục tiêu nghiên cứu.
    - Tiếp cận và nắm bắt thực tế từ đó cũng cố và hoàn thiện kiến thức cơ bản.
    - Thấy được tầm quan trọng của việc thẩm định trong hoạt động của ngân hàng.
    - Đi sâu phân tích thực trạng thẩm định từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á (Hội Sở)
    5. Phạm vi nghiên cứu.
    - Thời gian nghiên cứu:
    + Số liệu khảo sát nghiên cứu qua hai năm 2007 - 2008.
    - Không gian nghiên cứu:
    + Hồ sơ xin vay vốn của các doanh nghiệp nằm trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 - 2008 tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á. (Hội Sở)
    6. Những đóng góp mới của đề tài.
    Vị thế của Việt Nam sau một năm đã có nhiều biến động chung với khu vực, thế giới. Chính vì thế đề tài này được thực hiện trong bối cảnh mới, trong tình hình mới để thấy được những thay đổi cũng như những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tới các tổ chức tín dụng nói chung và Đại Á ngân hàng nói riêng.
    Tác giả tiến hành thu thập số liệu về tình hình dư nợ của các nhóm chỉ tiêu để đánh giá toàn diện thực trạng quan hệ tín dụng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tiến hành nghiên cứu, tham khảo ý kiến của Cán bộ tín dụng về quy trình tín dụng của ngân hàng. Có những vấn đề nào đã đạt được, có những điều cần điều chỉnh trong quy trình tín dụng. Mạnh dạn đề xuất những giải pháp, đưa ra những nhận xét khách quan về chất lượng trong công tác thẩm định.

    7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu.
    Với những mục đích và yêu cầu đã nêu, báo cáo nghiên cứu khoa học ngoài phần Mở đầu và Kết luận được bố cục như sau:
    Chương 1. Cơ sở lý thuyết về tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng.
    Chương 2. Thực trạng về chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á (Hội Sở).
    Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á (Hội Sở).







    MỤC LỤC​ ​ ​ Mục lục
    Danh mục viết tắt
    Danh mục bảng biểu
    Danh mục sơ đồ và biểu đồ
    PHẦN MỞ ĐẦU .Trang 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Tổng quan các vấn đề liên quan của đề tài . 2
    3. Phương pháp nghiên cứu . 4
    4. Mục tiêu nghiên cứu . 4
    5. Phạm vi nghiên cứu . 4
    6. Những đóng góp mới của đề tài . 4
    7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu 5
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
    1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng 6
    1.1.1. Hoạt động cấp tín dụng ngân hàng thương mại . 6
    1.1.2. Những vấn đề căn bản về tín dụng ngân hàng 6
    1.1.2.1. Các loại tín dụng ngân hàng . 6
    1.1.2.2. Các phương pháp xác định lãi suất cho vay . 7
    1.1.3. Quy trình tín dụng . 9
    1.1.3.1. Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng . 9
    1.1.3.2. Quy trình tín dụng căn bản . 9
    1.1.4. Bảo đảm tín dụng 13
    1.1.4.1. Giới thiệu chung về các hình thức bảo đảm tín dụng . 13
    1.1.4.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng 14
    1.2. Khái quát về thẩm định tín dụng . 15
    1.2.1. Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng 15
    1.2.2. Những nội dung chính yếu của thẩm định . 16
    1.2.2.1. Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn . 16
    1.2.2.2. Thẩm định khả năng tài chính . 16
    1.2.2.3. Thẩm định khả năng trả nợ . 20
    1.2.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay . 20
    1.2.2.5. Ước lượng và kiểm soát rủi ro . 20
    1.2.3. Quy trình thẩm định tín dụng . 21
    1.2.4. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay 22
    1.3. Một số chỉ tiêu dùng đề đánh giá hiệu quả tín dụng 22
    1.3.1. Doanh số cho vay . 22
    1.3.2. Doanh số thu nợ . 22
    1.3.3. Dư nợ cho vay 22
    1.3.4. Nợ quá hạn 22
    1.3.5. Tỷ lệ nợ trên vốn huy động . 23
    1.3.6. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn . 23
    1.3.7. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 23
    Tóm tắt chương 1 24
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á (HỘI SỞ)
    2.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội Tỉnh Đồng Nai năm 2008 25
    2.1.1. Khái quát chung . 25
    2.1.2. Tình hình kinh tế 25
    2.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á . 27
    2.3. Đánh giá về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á giai đoạn 2007 – 2008 28
    2.3.1. Tình hình huy động vốn . 28
    2.3.2. Tình hình dư nợ 29
    2.3.2.1. Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế . 29
    2.3.2.2. Tình hình dư nợ phân theo ngành kinh tế . 31
    2.3.2.3. Tình hình dư nợ theo thời hạn vay 32
    2.3.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh 33
    2.3.4. Tình hình nợ xấu . 36
    2.4. Thực tế quy trình cấp tín dụng tại NHTM Cổ phần Đại Á . 37
    2.4.1. Tóm tắt hướng dẫn thẩm định tín dụng tại ngân hàng 37
    2.4.1.1. Tiếp xúc khách hàng . 38
    2.4.1.2. Thẩm định thực tế . 39
    2.4.1.3. Lập tờ trình thẩm định trình duyệt . 42
    2.4.1.4. Lập hồ sơ vay cho khách hàng, đăng kí giao dịch đảm bảo đối với tài sản thế chấp, kí kết hợp đồng . 44
    2.4.1.5. Thực hiện hợp đồng (giải ngân) . 45
    2.4.1.6. Lưu trữ hồ sơ, giám sát vốn vay . 46
    2.4.1.7. Tất toán hợp đồng, lưu trữ hồ sơ . 46
    2.4.2. Ví dụ phương án tài trợ đã thẩm định và được xét duyệt cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á 47
    2.4.2.1. Giới thiệu khách hàng . 47
    2.4.2.2. Tình hình hoạt động 49
    2.4.2.3. Nhu cầu vay vốn 52
    2.4.2.4. Kế hoạch trả nợ . 53
    2.4.2.5. Kết luận và đề xuất . 53
    2.5. Nhận xét về chất lượng thẩm định tại Đại Á ngân hàng 54
    Tóm tắt chương 2 55
    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á (HỘI SỞ)
    3.1. Định hướng phát triển, mục tiêu hoạt động của ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á năm 2009 56
    3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 57
    3.2.1. Đối với giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng . 57
    3.2.2. Đối với giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh chất lượng tín dụng 61
    3.2.3. Đối với giải pháp giúp doanh nghiệp hoạt động tốt nhằm đảm bảo hiệu quả tín dụng và khẳng định đúng chất lượng thẩm định tín dụng . 65
    3.3. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng thẩm định tín dụng . 66
    3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ 66
    3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan chủ quản 67
    3.3.4. Kiến nghị với UBND Tỉnh Đồng Nai . 67
    3.3.5. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 68
    Tóm tắt chương 3 70
    KẾT LUẬN 71
    Danh mục tài liệu tham khảo.
    Phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...