Luận Văn Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở ngân hàng nông nghiệp v

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VỤ BẢN - TỈNH NAM ĐỊNH .

    CHƯƠNG III:
    GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VỤ BẢN - TỈNH NAM ĐỊNH .
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VỤ BẢN - TỈNH NAM ĐỊNH TỪ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005.
    Để tiếp nối thành tựu đã thu được năm 2002 sang năm 2003 chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng gắn phát triển với đảm bảo an toàn vốn đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu cơ bản sau:
    -Đẩy mạnh huy động vốn, chủ động nguồn vốn cho vay, tăng trưởng nguồn vốn huy động hàng năm từ 18 đến 20% đến năm 2005 nguồn vốn huy động tai địa phương đạt 100 - 110 tỷ, nguồn vốn các dự án đạt 30 tỷ trong đó vốn cho vay hộ nghèo 17 tỷ.
    -Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm từ 20-22%. Đến năm 2005 tổng dư nợ đạt 75 - 80 tỷ đồng.
    Trong đó: Tỷ lệ trung và dài hạn 58%, dư nợ ngắn hạn 42%.
    -Nâng cao chất lượng tín dụng, dư nợ quá hạn dưới 0.15%.
    -Tỷ lệ thu lãi đạt 95%.
    -Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm, không để phát sinh những vụ việc trong tín dụng dẫn đến mất vốn và ảnh hưởng tới uy tín của ngành.
    3.2. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VỤ BẢN - TỈNH NAM ĐỊNH .
    3.2.1. Giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất.
    Hoạt động cho vay hộ sản xuất tạo ra thu nhập hàng đầu của Ngân hàng. Sự sống còn và phát triển của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu vốn đầu tư và được đảm khi có sự lựa chọn khách hàng cẩn thận. Thị trườngát cả những điều này nằm trong chính sách cho vay hay kế hoạch chiến lược các hoạt động cho vay của Ngân hàng. Cơ cấu kế hoạch có thể chia ra làm hai phần cụ thể là:
    Xác định thị trường: Là đề ra phương hướng cho vay của Ngân hàng bao gồm lựa chọn các ngành hoặc hoạt động kinh tế có triển vọng, phục vụ có hiệu quả và lâu dài, hạn chế cho vay ngành kém hiệu quả.
    Thiết lập đường lối tín dụng: là xác định hướng chung phân bổ cho vay khách hàng thuộc các nhóm ngành. điều này giúp Ngân hàng phân bổmột cách có cân đối cơ cấu đầu tư nhằm đạt được sự tăng trưởng bền vững trong ngành được tài trợ trong khi vẫn cho phép hoạt động, phân tán rủi ro trong cho vay.
    1. Giải pháp đầu tiên cần được đẩy mạnh là mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn.
    Thực trạng ở nông thôn hiện nay cho thấy đối với những món vay nhơ, dưới 10 triệu cho các hộ nồn dân thì lái suất không phải là vẫn đề quan trọng nhất. Các chuyên gia kinh tế cho rằng vấn đề quan trọng là khả năng tiếp cận vốn cho người nông dân. ở nhiều vùng nông thôn do điều kiện xa xôi hẻo lánh, đường xá cơ sở hạ tầng thấp kém nên phần lớn hộ nông dân chưa có điều kiện đến được với các tổ chức tín dụng. Mặt khác, trình độ dân trí thấp cũng là nguyên nhân lớn làm giảm khả năng tiếp cận của họ đối với các nguônf vốn tín dụng. Để khắc phục điều này các tổ chức tín dụng cần mở rộng mạng lưới hoạt động ở các vùng nông thôn, mô hình Ngân hàng xã và liên xã của NHNo & PTNT trong thời gian qua tỏ ra có hiệu quả cần được nhân rộng và cải tiến hoạt độngđể có hiệu quả hơn. cùng với việc mở rộng mạng lưới, cần đẩt mạnh cho vay hộ sản xuất thông qua các đoàn thể, các tổ chức xã hội. Chính các tổ chức này thông qua việc tuyên truyền và hoạt động, không chỉ nâng cao được chất lượng tín dụng mà thông qua bảo lãnh tín chấp của các đoàn thể có khả năng mở rộng được diện tín chấp, cần đắc lực đưa vốn đến hộ sản xuất.
    2. Biện pháp thứ hai cần quan tâm là mở rộng các hình thức và điều kiện vay vốn cho phù hợp với thị trường nông thôn.
    Quy luật mùa vụ nông thôn luôn là nhân tố quyết định hiệu quả sử dụng đồng vốn của người dân. Chính vì vậy, cần xác định thời hạn vay linh hoạt hơn, khớp đúng với loại hình cây, con ở mỗi vùng sản xuất cho đến thu hoạch và chuẩn bị cho kỳ sau để phục vụ vốn cho quá trình sản xuất. Trên cơ sở thực tế và tham khảo kinh nghiệm các nước các chuyên gia kinh tế cho rằng cần thực hiện cho vay lưu vụ đối với hộ sản xuất. Theo hình thức này, hộ sản xuất sau một chu kỳ sản xuất chỉ cần trả hết lãi có thể xin vay lưu vụ để tiếp tục đầu tư cho chu kỳ sau mà không phải làm lại thủ tục từ đầu. Cho vay lưu vụ giúp các hộ sản xuất có các điều kiện chủ động về vốn, giảm bớt các điều kiện phiền hà và gắn bó nông dân với các tổ chức tín dụng hơn.
    Mặt khác, thâm canh tăng vụ ngày nay người nông dân cần nhiều vốn để cải tạo ruộng vườn, đầu tư cho chính sách chiều sâu vào cơ khí hoá nông nghiệp.
    Để đáp ứng được cho nhu cầu vốn hộ sản xuất các tổ chức tín dụng cần điều chỉnh cơ cấu, tăng cường đầu tư trung, dài hạn. Nâng tỷ lệ cho vay vốn trung, dài hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp đạt trên 50% chính là tạo điều kiện đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
    Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn cũng cần phải đa dạng các loại sản phẩm, cũng như các ngành nghề dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp và đời sống nông dân. do đó các tổ chức tín dụng cần mở rộng hơn nữa các điều kiện vay vốn, không chỉ đầu tư cho sản xuất cây, con giống mà còn đầu tư cho các khâu dịch vụ, các sản phẩm lành nghề, cơ khí sửa chữa và nhất là sự phát triển thương nghiệp ở nông thôn. rõ ràng là đối tượng tín dụng ở thị trường nông thôn đang được mở rộng, phong phú vàđa dạng hơn, các đối tượng đầu tư cũng như đổi mới các điều kiện tín dụng.



     
Đang tải...