Luận Văn Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại NHNT Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại NHNT VN
    CHƯƠNG I
    Ý LUẬN CHUNG VỀ THẺ

    A. Tổng quan về thẻ

    I. Sự ra đời và phát triển của thẻ
    Trong phạm vi rộng thẻ thanh toán nói chung bao gồm tất cả các loại: thẻ séc, thẻ rút tiền mặt, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, Thẻ thanh toán là một trong những thành tựu của ngành công nghiệp ngân hàng. Sự phát triển của thẻ là thành quả của sự đổi mới và khả năng marketing của các chuyên gia ngân hàng thế giới.
    Thẻ xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Nó ra đời năm 1914. Khi đó, Tổng công ty xăng dầu Caliornia (mà ngày nay là công ty Mobie) cấp thẻ cho nhân viên và một số khách hàng của mình vì họ cảm thấy cách sử dụng này rất tiện dụng trong việc thanh toán. Nhưng thẻ lúc này mới chỉ làm khuyến khích việc bán sản phẩm của công ty chứ không kèm theo một dự phòng nào về việc gia hạn tín dụng.
    Tiếp tới là vào năm 1950, Frank Mc Namara và Ralph Schneider, hai doanh nhân người Mỹ đã đồng thành lập ra thẻ DinersClub sau một lần đi ăn ở nhà hàng và quên đem theo tiền mặt. Sau đó hai ông đã cung cấp cho các bạn bè và đồng nghiệp của mình thẻ Diners Club. Nhờ vậy chỉ cần đem theo tấm thẻ này họ có thể ghi nợ sau khi ăn, hay nghỉ tại một nhà hàng, khách sạn nào đó tại New York mà không cần trực tiếp đem theo tiền mặt. Số tiền ghi nợ họ có thể thanh toán định kỳ theo tháng mà không hề giới hạn số tiền được phép chi tiêu.
    Quá trình ra đời của thẻ tại hệ thống ngân hàng: hình thức sơ khai của thẻ là Charge - it, một hệ thống mua bán chịu do ngân hàng Franklin National phát hành. Hệ thống này mở đường cho sự ra đời của thẻ vào năm 1951 do ngân hàng Franklin National phát hành. Tại đây, các khách hàng đệ trình đơn xin vay và được thẩm định khả năng thanh toán. Nếu khách hàng đủ tiêu chuẩn sẽ được cấp thẻ, dùng để thanh toán cho các thương vụ mua - bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Các cơ sở chấp nhận thanh toán bằng thẻ khi nhận được giao dịch sẽ liên hệ với ngân hàng, nếu được phép chuẩn chi họ sẽ thực hiện giao dịch và đòi tiền sau đối với ngân hàng.
    Với những lợi ích của hệ thống thanh toán này, càng ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng tham gia thanh toán. Năm 1955, hàng loạt thẻ mới được ra đời như: Trip Charge, Golden Key, Gourmet Club rồi đến Carte Blanche và Ameican Express ra đời và thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, để hình thức thanh toán thẻ có thể thu hút được khách hàng cần phải có một mạng lưới thanh toán lớn, không chỉ trong phạm vi một địa phương, một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Đứng trước đòi hỏi đó, Interbank (Master Charge) và Bank of American (Bank Americard) đã xây dựng một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn trong xử lý thanh toán thẻ toàn cầu. Năm 1977, Bank Americard trở thành Visa USA và sau đó trở thành tổ chức thẻ quốc tế VISA. Năm 1979, Master Charge cũng trở thành một tổ chức thẻ quốc tế lớn khác là MASTERCAR. Ngày nay, có 4 tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất là: VISA, MASTERCARD, AMEX, JCB. Các thẻ chủ yếu đều do 4 tổ chức thẻ nói trên phát hành.
    Do thẻ ngày càng được sử dụng rộng rãi, các công ty và các ngân hàng liên kết với nhau để khai thác lĩnh vực thu hút nhiều lợi nhuận này. Thẻ dần dần được xem như một công cụ văn minh, thuận lợi trong các cuộc giao dịch mua bán. Các loại thẻ: Visa, Mastercard, Amex, JCB được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và cùng phân chia những thị trường rộng lớn.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG I. Ý LUẬN CHUNG VỀ THẺ 1

    A. TỔNG QUAN VỀ THẺ 1
    I. Sự ra đời và phát triển của thẻ 1
    II. Khái niệm, đặc điểm, cấu tạo thẻ 3
    1. Khái niệm và phân loại 3
    1.1. Khái niệm 3
    1.2. Phân loại 4
    2. Đặc điểm và cấu tạo thẻ 7
    2.1. Đặc điểm của thẻ 7
    2.2. Cấu tạo của thẻ 8
    III. Vai trò của thẻ 9
    1. Đối với nền kinh tế - xã hội 9
    1.1. Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông 9
    1.2. Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế 9
    1.3. Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước 10
    1.4. Thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước 10
    1.5. Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài 10
    2. Đối với người sử dụng thẻ (chủ thẻ) 10
    2.1. Tạo ra sự linh hoạt kịp thời và tiện lợi trong thanh toán ở trong và ngoài nước 10
    2.2. Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn 10
    2.3. Cung cấp một khoản tín dụng tự động, tức thời 11
    2.4. Thuận tiện trong việc rút tiền mặt 11
    2.5. Kiểm soát được chi tiêu 11
    3. Đối với cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT) 12
    3.1. Đảm bảo chi trả 12
    3.2. Tăng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ và thu hút thêm khách hàng 12
    3.3. Nhanh chóng thu hồi vốn 12
    3.4. An toàn, bảo đảm 12
    3.5. Nhanh chóng giao dịch với khách hàng 13
    4. Đối với ngân hàng 13
    4.1. Tạo lợi nhuận cho ngân hàng 13
    4.2. Tham gia vào dịch vụ toàn cầu 13
    4.3. Hiệu quả cao trong quá trình thanh toán 14
    4.4. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng 14
    4.5. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 14
    4.6. Tăng nguồn vốn cho ngân hàng 14
    IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ 15
    1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát hành của thẻ 15
    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thanh toán thẻ 16
    B. NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ 17
    I. Nghiệp vụ phát hành thẻ 19
    1. Cơ sở pháp lý 19
    2. Nguyên tắc phát hành 19
    3. Quy trình phát hành 19
    3.1. Hoạt động phát hành 19
    3.2. Đối tượng phát hành và phạm vi sử dụng thẻ 20
    3.3. Các bước phát hành thẻ 21
    3.4. Nghĩa vụ và quyền hạn của các bên 21
    4. Thanh toán với chủ thẻ 22
    II. nghiệp vụ thanh toán thẻ 23
    1. Cơ sở pháp lý 23
    2. Điều kiện thanh toán 23
    3. Quy trình thanh toán thẻ tín dụng. 24
    III. Tra soát và bồi hoàn. 25
    IV. Rủi ro trong kinh doanh thẻ. 26
    1. Các loại rủi ro thường gặp. 26
    1.1. Đơn xin phát hành thẻ với những thông tin giả mạo. 26
    1.2. Thẻ giả. 26
    1.3. Thẻ mất cắp, thất lạc. 26
    1.4. Thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ qua thư, điện thoại. 27
    1.5. Nhân viên CSCNT in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ. 27
    1.6. Sao chép và tạo băng từ giả. 27
    1.7. Rủi ro tín dụng. 27
    2. Quản lý rủi ro. 28

    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 30
    I. Khái quát chung về ngân hàng ngoại thương Việt Nam 30
    1. Lịch sử hình thành và phát triển 30
    2. Cơ cấu tổ chức 31
    2.1. Sơ đồ về bộ máy quản lý của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 31
    2.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy tổ chức quản lý 31
    3. Mạng lưới hoạt động và các dịch vụ do Ngân Hàng Ngoại Thương cung ứng 32
    3.1. Mạng lưới hoạt động 32
    3.2. Các dịch vụ cung ứng 32
    4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Ngoại Thương trong những năm gần đây 33
    4.1. Huy động vốn 33
    4.2. Tín dụng, đầu tư, bảo lãnh 34
    4.3. Thanh toán quốc tế 35
    4.4. Kinh doanh ngoại tệ 37
    II. Thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 37
    1. Thị trường thẻ tại Việt Nam 37
    1.1. Sự ra đời và phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam 37
    1.2. Sự cần thiết phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam 41
    2. Những thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại NHNT VN 42
    2.2. Khó khăn 43
    3. Thực trạng phát hành thẻ tín dụng tại NHNT Việt Nam 44
    3.1. Các loại thẻ tín dụng do ngân hàng ngoại thương phát hành 44
    3.2. Các quy định liên quan đến phát hành thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương 45
    3.3. Kết quả hoạt động phát hành thẻ tín dụng của NHNT VN trong những năm gần đây 48
    4. Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại NHNT VN 56
    4.1. Các loại thẻ do Ngân Hàng Ngoại Thương thanh toán 56
    4.2. Các quy định liên quan đến thanh toán thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương 56
    4.3. Kết quả hoạt động thanh toán thẻ tại NHNT Việt Nam 57
    5. Đánh giá kết quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại NHNT VN 64
    5.1. Những kết quả đạt được 64
    5.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 65

    CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 68
    I. Triển vọng thị trường thẻ tại Việt Nam và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 68
    II. giải pháp cho việc phát hành thẻ tại Vietcombank 71
    1. Thực hiện chiến lược Marketing một cách mạnh mẽ và đồng bộ 71
    2. Hoàn thiện và đơn giản hóa quy trình phát hành thẻ 73
    3. Hợp lý hóa chi phí sử dụng thẻ 74
    4. Đào tạo và củng cố hơn nữa nguồn nhân lực của ngân hàng 76
    5. Tạo ra nhiều hình thức thẻ mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam 77
    6. Tăng cường thiết lập mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế để mở rộng phạm vi phát hành và sử dụng thẻ 78
    III. Giải pháp cho việc thanh toán thẻ tại Vietcombank 79
    1. Mở rộng mạng lưới các CSCNT 79
    2. Tăng cường chiến lược Marketing 80
    3. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng tham gia thanh toán thẻ 81
    4. Ngân hàng cần xây dựng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật và trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ thanh toán thẻ 82
    5. Phát huy vai trò là một ngân hàng thanh toán 83
    V. Một số kiến nghị 86
    1. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước 86
    1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ 86
    1.2. Hoạch định các chiến lược chung về thẻ cho toàn bộ hệ thống NHTM tránh sự cạnh tranh thiếu lành mạnh 87
    1.3. Thành lập trung tâm thanh toán liên ngân hàng về thẻ 88
    1.4. Có chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh thẻ 89
    2. Kiến nghị với Nhà Nước 89
    2.1. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tội phạm về thẻ 89
    2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 90
    2.3. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định 90
    2.4. Đầu tư cho hệ thống giáo dục 90
     
Đang tải...