Luận Văn Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài Quốc Doanh tại Chi nhánh N

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Tính cấp thiết của đề tài:
    Có thể khẳng định rằng sau hơn một thập niên thực hiện công cuộc đổi mới ,cùng với thành phần kinh tế Quốc Doanh, thành phần kinh tế ngoài Quốc Doanh(NQD) đã có những bước phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định được vai trò vị trí của mình trong nền kinh tế, hàng năm thành phần kinh tế này đã đóng góp khoảng vào 60%_65% GDP, 40%_45% cho ngân sách Nhà nước và thu hút hơn 80% lao động cho xã hội.
    Nhờ có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế NQD mới thực sự có điều kiện để phát huy lợi thế của mình trong công cuộc đổi mới .Với đặc điểm hoạt động linh hoạt, uyển chuyển, năng động và tính tự chủ cao, nhạy bén thích ứng với cơ chế thị trường .Kinh tế NQD đã nhanh chóng hoà nhập với kinh tế thị trường, tạo ra nhiền sản phẩm cho xã hội, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm thất nghiệp và là đối tác cạnh tranh sôi động với kinh tế Quốc Doanh góp phần tích cực vào sự phồn vinh của đất nước.
    Vai trò và vị trí quan trọng của thành phần kinh tế NQD đòi hỏi phải có cơ chế và chính sách quản lý thích hợp, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này phát huy mạnh mẽ mọi tiềm năng, thế mạnh của mình. Trên thực tế, trong những năm gần đây nhận thức được tiềm năng to lớn của thành phần kinh tế NQD, các NHTM đã đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với thành phần này, tạo điều kiện cho kinh tế NQD phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế.
    Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa em nhận thấy hoạt động cho vay vốn đối với khu vực kinh tế NQD trong những năm gần đây chưa tương xứng với nhu cầu vốn thực tế của thành phần này. Vì vậy sau một thời gian nghiên cứu và được sự giúp đỡ của thày TS.Hoàng Xuân Quế và sự giúp đỡ của các cô, các chú phòng tín dụng NQD ở Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa, em đã lựa chọn đề tài: ”Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài Quốc Doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa”




    Mục lục


    Mở đầu 1
    Chương I: Lý luận chung vè hoạt động cho vay của ngân hàng đối với thnh phần kinh tế ngoài quốc doanh 3
    I. Hoạt động cho vay của ngân hàng 3
    1. Khái niệm cho vay 3
    2. Nguyên tắc cho vay 3
    3. Phân loại cho vay 3
    4. Quy trình cho vay, thu nợ 6
    5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay 7
    5.1. Khái niệm hiệu quả cho vay 7
    5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay 7
    II. Khái quát chung về thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 9
    1. Khái niệm 9
    2. Đặc điểm của thành phần kinh tế NQD 12
    3. Vai trò của thành phần kinh tế NQD 14
    III. Hoạt động cho vay của ngân hàng đối với sự phát triển của thành phần kinh tế NQD 18
    1. Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng đối với sự phát triển của thành phần kinh tế NQD 18
    2. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế NQD 21
    2.1. Nhân tố chủ quan 21
    2.2. Nhân tố khách quan 22
    Kết luận chương 1 26


    Chương 2: Thực trạng cho vay đối với thành phần kinh tế NQD tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa 27
    I. Khái quát về chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa 27
    1. Quá trình hình thành và phát triển 27
    2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 27
    2.1. Cơ cấu tổ chức 28
    2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 28
    3. Hoạt động kinh doanh 32
    3.1. Những hoạt động chủ yếu của chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 32
    3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 33
    II. Thực trạng cho vay đối với thành phần kinh tế NQD tại chi nhánh NHCT Đống Đa 43
    1. Khái quát về thành phần kinh tế NQD có quan hệ với Chi nhánh NHCT Đống Đa 43
    2. Thực trạng cho vay đối với thành phần kinh tế NQD tại chi nhánh NHCT Đống Đa 44
    2.1. Doanh số cho vay 44
    2.2. Tình hình thu nợ kinh tế NQD 46
    2.3. Dư nợ đối với kinh tế NQD 47
    III. Đánh giá hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế tại chi nhánh NHCT Đống Đa 49
    1. Những kết quả đạt được 49
    2. Những tồn tại và nguyên nhân 50
    2.1. Hạn chế 50
    2.2. Nguyên nhân 51
    Kết luận chương 2 54


    Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế NQD tại chi nhánh NHCT Đống Đa 55
    1. Định hướng phát triển kinh doanh của Chi nhánh NHCT trong các năm tới 55
    2. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế NQD tại Chi nhánh NHTCT Đống Đa 55
    2.1. Giải pháp về nguồn vốn 55
    2.2. Xây dựng và triển khai chiến lược Marketing trong đó trung tâm là chính sách khách hàng nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữ chi nhánh đối với các thành phần phần kinh tế NQD 57
    2.3. Đa dạng hoá các hoạt động đầu tư tín dụng cho thành phần kinh tế NQD 58
    2.4. Nâng cao chất lượng của công tác thẩm định tín dụng 60
    2.5. Chủ động giải quyết, xử lý vấn đề nợ quá hạn, nợ khó đòi 61
    2.6. Củng cố và nâng cao trình độ cho cán bộ của Chi nhánh 62
    3. Một số kiến nghị 63
    3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 63
    3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 64
    3.3. Đối với NHCT Việt Nam 64
    Kết luận chung 66
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...