Luận Văn Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHNT

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán XK = phương thức tín dụng chứng từ tại NHNT VN ( VCB)


    MỤC LỤC​

    Chương I : Lý luận chung về thaNH TOáN QuốC Tế BằNG PHƯƠNG THứC TíN DụNG CHứNG Từ



    I- VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU


    1- Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK ):

    Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế, nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Do đó, xuất nhập khẩu là hoạt động đối ngoại dễ đem lại những hiệu quả đột biến về kinh tế.

    Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần định hướng theo sự phát triển của thị trường tự do (thị trường mở ) hoạt động XNK là nhân tố chính, quan trọng và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt đối với sự phát triển chung của đất nước. Cụ thể, những mặt lợi do XNK đem lại như :

    - Phát huy được nội lực nền kinh tế, sự sáng tạo của các thành phần kinh tế , phát huy và phát triển được các ngành nghề truyền thống

    - Việc XNK dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể trong và ngoài nước làm cho chất lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng được nâng cao, từ đó có thể nhanh chóng xoá bỏ các chủ thể kinh doanh sản xuất lạc hậu,

    Nhưng những đóng góp to lớn cũng như vai trò của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế quốc dân lại được thể hiện rõ nhất ở vai trò xuất khẩu. Xuất khẩu có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh quốc tế , mà thể hiện ở chỗ : xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sẽ tạo ra nguồn vốn quan trọng để nhằm thoả mãn các nhu cầu về nhập khẩu và tích luỹ sản xuất. Xuất khẩu sẽ tác động tốt đến cán cân thanh toán quốc tế, khi thu được xuất khẩu ròng, luồng ngoại tệ thu được sẽ đảm bảo cho sự cân bằng và thặng dư của cán cân thanh toán quốc tế. Và đây chính là một trong những công cụ đánh giá hiệu quả kinh doanh quốc tế của mỗi quốc gia. Hoạt động kinh doanh XNK kích thích sự tăng trưởng thể hiện ở việc đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, cho phép mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao tổng sản phẩm xã hội, đồng thời nâng cao đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân. Đặc biệt, xuất khẩu tác động mạnh tới cơ cấu ngành nghề, xuất khẩu làm đa dạng hoá các ngành nghề theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất các lợi thế so sánh của đất nước. Xuất khẩu tạo ra được công việc làm, thu hút nguồn lực lao động dồi dào của đất nước.

    Có thể nói rằng, XNK là việc mua bán hàng hóa với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống. Song mua bán, giao dịch ở đây có những nét riêng, phức tạp hơn nhiều so với mua bán trong nước như : giao dịch với những dòng văn hoá, phong tục, tập quán khác nhau với thị trường rộng lớn, nghiệp vụ mua bán được thực hiện với nhiều khâu : nghiên cứu thị trường, lựa chọn, đàm phán, ký kết hợp đồng, vận chuyển hàng hóa và thanh toán

    Trong các nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh XNK thì thanh toán là khâu quan trọng nhất trong kinh doanh XNK hàng hóa. Hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh này phần lớn nhờ vào chất lượng của việc thanh toán. Thanh toán là bước đảm bảo cho nhà kinh doanh XNK thu được tiền về và nhận được hàng hóa. Thanh toán quốc tế có thể được hiểu là việc chi trả những khoản ngoại tệ ,tín dụng có liên quan đến việcXNK đã được thoả thuận, quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế.

    2- Vai trò của thanh toán trong thương mại quốc tế

    2.1. Thanh toán quốc tế

    Thanh toán quốc tế là việc chi trả bằng tiền liên quan đến các hoạt động mua bán hàng hóa-dịch vụ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính giữa các tổ chức các đơn vị kinh tế và các cá nhân giưã nước này với nước khác.

    Thanh toán quốc tế là khâu rất quan trọng trong quá trình thực hiện buôn bán- trao đổi hàng hóa-dịch vụ giữa các nước. Nó phản ánh sự vận động có tính quy luật của giá trị trong quá trình chu chuyển hàng hóa-tiền tệ giữa các quốc gia và được xem là khâu cuối cùng trong một thương vụ giao dịch.

    Thanh toán quốc tế không chỉ đơn thuần như hoạt động thanh toán trong quan hệ giao dịch mua bán trong nước, mà thanh toán quốc tế rất phức tạp, thông qua các phương thức thanh toán khác nhau. Điều này là do thanh toán quốc tế có liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau, với nhiều đồng tiền thanh toán khác nhau. Và hơn nữa là việc thanh toán giữa các nước đều phải tiến hành thông qua các tổ chức tài chính trung gian mà chủ yếu là ngân hàng. Hoạt động thanh toán thường không dùng tiền mặt, chủ yếu là thanh quyết toán giữa các ngân hàng. Vì vậy, thanh toán quốc tế có những nét đặc thù riêng.

    Thanh toán quốc tế là nghiệp vụ quyết định tới hiệu quả của một thương vụ bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên. Vì vậy trong hoạt động thanh toán quốc tế, các điều kiện về thanh toán được hình thành nhằm đảm bảo cho việc thanh toán được hợp lý cho cả đôi bên. Các điều kiện về thanh toán quốc tế thường bao gồm:

    - Điều kiện về đồng tiền thanh toán (tỷ giá hối đoái)

    - Điều kiện về thời hạn thanh toán

    - Các phương thức, phương tiện và hình thức thanh toán

    - Các điều kiện đảm bảo hối đoái

    - Các điều kiện đảm bảo tín dụng

    - Điều kiện đảm bảo giá trị thanh toán

    2.2. Vai trò của thanh toán trong thương mại quốc tế

    Thanh toán hiểu một cách đơn giản chính là việc người mua trả tiền cho người bán để nhận được hàng hoá- dịch vụ mà mình cần. và mọi hoạt động buôn bán, trao đổi đều phải thông qua thanh toán mới thực hiện được một cách đầy đủ, trọn vẹn. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh thương mại mang tính quốc tế thì thanh toán được xem là khá phức tạp, bởi nó được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau nhằm đảm bảo về lợi ích của các đối tác ở các nước khác nhau, cũng như lợi ích của các quốc gia. Vai trò của thanh toán trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế ( hay hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ) được thể hiện ở những điểm sau:

    Thanh toán quốc tế là đòi hỏi tất yếu khách quan trong sự phát triển của thương mại quốc tế

    Trong thời đại ngày nay, trước xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế. Các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng dần các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nhiều tổ chức thương mại được ra đời, phát triển và tiến tới hội nhập tạo nên một mối quan hệ liên kết chặt chẽ, đan xen, cạnh tranh trên một thị trường rộng lớn để phát triển. Chính sự hội nhập , mở rộng các quan hệ kinh tế như vậy thế giới đang tiến dần đến sự phân công hoá lao động rõ rệt. Sự phân công hoá lao động mang tính quốc tế là nhân tố chính cho sự dịch chuyển mạnh mẽ giữa các quốc gia về tư bản (vốn), kỹ thuật công nghệ, nguồn nhân lực , nguồn tài nguyên Kéo theo sự dịch chuyển đó là sự tất yếu về dịch chuyển hàng hoá- dịch vụ giữa các quốc gia. Sự dịch chuyển về hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia được tuân theo quy luật của nền kinh tế đó là quy luật về quan hệ Hàng-Tiền. Sự phát triển của thương mại quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào sự chu chuyển và vận động của quan hệ hàng hoá và tiền tệ. Biêủ hiện của mối quan hệ này chính là hoạt động thanh toán. Thanh toán quốc tế ra đời như là một tất yếu khách quan để đáp ứng cho chu chuyển hay cho sự trao đồi và buôn bán hàng hoá giữa các quốc gia. Thanh toán quốc tế là một mắt xích, là cầu nối để các tổ chức thương mại, tổ chức kinh tế. . ở các quốc gia khác nhau trên thế giới thực hiện được các hoạt động kinh doanh thương mại ( hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu).

    Tóm lại, thanh toán quốc tế ra đời và tồn tại là yếu tố khách quan, và ngày càng có vị trí quan trọng trong việc phát triển ngoại thương và chúng ta cũng đều hiểu rằng ngoại thương là một công cụ thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế ở trong nước và giữa trong nước và nước ngoài. Nhận thức được vị trí to lớn của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế đất nước nói chung, hoạt động kinh tế đối ngoại và ngoại thương nói riêng, chính phủ ngày càng quan tâm đến vấn đề này, tạo điều kiện cho thanh toán quốc tế ngày càng mở rộng, tiến hành thuận tiện, nhanh chóng bằng việc cải cách hệ thống Ngân hàng, cho phép nhiều Ngân hàng tham gia hoạt động đối ngoại, thực hiện thanh toán quốc tế cũng như đề ra những quyết định kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong nghiệp vụ để thanh toán quốc tế phát triển cả nội dung và hình thức từ đó trở thành công cụ đắc lực thúc đẩy kinh tế đối ngoại của đất nước .

    Thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu

    Hiệu qủa kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh này phần lớn nhờ vào chất lượng của hoạt động thanh toán.

    Ngay từ khi bắt đầu đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh Xuất nhập khẩu thanh toán đã là một điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng mà các bên tham gia phải thoả thuận để đảm bảo lợi ích cho mình, điều khoản về thanh toán khi đã được thoả thuận một cách thống nhất và chặt chẽ (điều khoản về đồng tiền, tỷ giá, phương thức thanh toán , thời gian, dịa diểm thanh toán ) sẽ tạo điều kiện cho các bên tham gia tiến hành tốt các điều khoản khác quy định trong hợp đồng như : bên xuất khẩu dựa vào đó chuẩn bị hàng, lập chứng từ về hàng hoá, tiến hành giao hàng ., bên nhập khẩu tiến hành các thủ tục nhận hàng, chuẩn bị thanh toán tiền hàng .Dựa vào các điều khoản về thanh toán có thể tránh cho các bên tham gia những rủi ro có thể xảy ra.

    Hoạt động thanh toán có thể đảm bảo cho nhà kinh doanh Xuất nhập khẩu thu được tiền về và nhận được hàng hoá vì khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ đơn thuần là người xuất khẩu và người nhập khẩu mà còn có Ngân hàng tham gia với vai trò là trung gian đảm bảo quyền lợi cho các bên. Người xuất khẩu và người nhập khẩu không thể tự thanh toán với nhau mà không thông qua Ngân hàng bởi đó là sự thanh thanh toán giữa các quốc gia có sự cách biệt về địa lý nên khả năng đảm bảo tránh được những rủi ro xảy ra là rất khó, cũng như không có sự bảo lãnh cho các bên giao hàng và thanh toán tiền hàng. Chính vì vậy Ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán, là người bảo lãnh trong khâu thanh toán giữa các bên, đảm bảo chắc chắn cho các bên nhận được tiền cũng như nhận được hàng. Trong điều kiện hiện nay Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng và là một mắt xích trong hoạt động thanh toán quốc tế, cũng như là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

    Thanh toán quốc tế là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu

    Thanh toán quốc tế là công cụ để dựa vào đó nhà nước hoạch định các chính sách về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

    - Hoạt động thanh toán quốc tế nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, đúng luật sẽ thúc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, lưu chuyển vốn của các bên tham gia, mở rộng và củng cố quan hệ hợp tác buôn bán làm ăn giữa các nước .

    - Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế , Ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán, nhưng đồng thời lại còn là tổ chức tài chính trung gian cung cấp và tạo điều kiện cho các bên tham gia hoạt động Xuất nhập khẩu được thuận tiện và dễ dàng thông qua các hoạt động cấp vốn, cấp tín dụng dưới hình thức ứng trước, trả chậm ,tài trợ ngoại thương.
     
Đang tải...