LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ khiến cho các quốc gia trong khu vực và trên thế giới phải không ngừng hoạt động giao lưu với nhau. Điều này đã giúp cho các quốc gia có điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế. Nằm trong xu thế đó, Việt Nam đã thực hiện việc mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Việc đó thể hiện rõ qua việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và gần đây là thành viên không thường trực của hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Nhờ đó hoạt động giao thương, buôn bán giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang diễn ra một cách thuận lợi. Trong quá trình hội nhập này, hoạt động XNK (ngoại thương) có vai trò đặc biệt quan trọng. Những năm gần đây, hoạt động ngoại thương của Việt Nam đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ, ngày càng hoàn thiện và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác quốc tế ngày càng tăng. Trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của hoạt động ngoại thương, TTQT giữ một vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động TTQT như một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế, nó hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh XNK của các DN phát triển và là cầu nối trong quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế càng diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ thì nhu cầu TTQT của nền kinh tế càng gia tăng. Và nhiệm vụ đặt ra đối với các NH tham gia hoạt động trên là phải bảo đảm tính hiệu quả, an toàn cho hoạt động TTQT. Có như vậy NH mới có thể nâng cao vị thế và uy tín của mình trong thị trường trong nước cũng như quốc tế. Có rất nhiều phương thức TTQT khác nhau, mỗi phương thức có những ưu việt riêng của nó. Trong giai đoạn hiện nay, phương thức TDCT là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, TDCT vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây thiệt hại về tài chính và uy tín không chỉ cho các DN tham gia XNK mà cho cả NH. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT là việc làm cần thiết mà các NH thương mại nói chung và Sở giao dịch 1 Eximbank nói riêng cần phải quan tâm. Xuất phát từ thực tế này, em đã chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch 1 Eximbank” để nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro khi sử dụng phương thức này trong hoạt động thanh toán hàng NK tại NH. v Mục tiêu nghiên cứu: Khóa luận sẽ tìm hiểu về phương thức thanh toán TDCT trong hoạt động thanh toán hàng NK tại SGD 1 EIB, đồng thời tìm hiểu thực trạng rủi ro khi thanh toán bằng phương thức này. Từ đó đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hạn chế và phòng ngừa rủi ro để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh toán hàng NK bằng phương thức TDCT tại SGD 1 EIB. v Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Khóa luận tìm hiểu về hoạt động thanh toán TDCT đối với hàng NK tại SGD 1 EIB. Tập trung đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán TDCT trong thanh toán hàng NK của SGD 1 EIB từ 2007-2010 qua các số liệu thu thập được tại NH và phân tích các rủi ro phát sinh trong phương thức này. Qua đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng NK bằng phương thức TDCT tại SGD 1 EIB. v Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng kết hợp trong đề tài: cơ sở lý thuyết, điều tra, mô tả, phân tích thực tế, thống kê, tổng hợp, so sánh dựa trên cơ sở số liệu của SGD 1 EIB. v Kết cấu của đề tài: Nội dung đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Thanh toán quốc tế Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch 1 Eximbank Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch 1 Eximbank MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 3 1.1.1. Khái niệm Thanh toán quốc tế 3 1.1.2. Vai trò của Thanh toán quốc tế 3 1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ QUAN TRỌNG 4 1.2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 4 1.2.2. Phương thức nhờ thu (Collections) 5 1.2.3. Phương thức Tín dụng chứng từ – Documentary Credit 6 1.2.3.1. Khái niệm phương thức Tín dụng chứng từ 6 1.2.3.2. Các đối tượng tham gia phương thức Tín dụng chứng từ 6 1.2.3.3. Thư tín dụng (L/C- Letter of Credit) 6 1.2.3.4. Các loại Thư tín dụng 9 1.2.3.5. Quy trình thanh toán Tín dụng chứng từ 11 1.3. RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 12 1.3.1. Khái niệm rủi ro 12 1.3.2. Rủi ro đối với người xuất khẩu 12 1.3.3. Rủi ro đối với người nhập khẩu 13 1.3.4. Rủi ro đối với ngân hàng 13 1.3.4.1. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành Thư tín dụng 13 1.3.4.2. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo Thư tín dụng 14 1.3.4.3. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận Thư tín dụng 14 1.3.4.4. Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu Thư tín dụng 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 15 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 EXIMBANK 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH 1 EXIMBANK 16 2.1.1. Tổng quát về Sở giao dịch 1 Eximbank 16 2.1.2. Các hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch 1 Eximbank 16 2.1.3. Cơ cấu tổ chức các phòng ban Sở giao dịch 1 Eximbank 17 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH EXIMBANK 192.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch 1 Eximbank 19 2.2.1.1. Quy trình mở L/C 19 2.2.1.2. Quy trình tu chỉnh L/C 24 2.2.1.3. Quy trình xứ lý Bộ chứng từ 25 2.2.1.4. Quy trình ký hậu B/L, lập thư bảo lãnh nhận hàng 30 2.2.2. Doanh số thanh toán nhập khẩu tại Sở giao dịch 1 Eximbank 2007-2010 31 2.2.3. Số lượng nghiệp vụ mở L/C tại Sở giao dịch 1 Eximbank 2007-2010 33 2.3. CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 EXIMBANK 34 2.3.1. Một số tình huống rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch 1 Eximbank 34 2.3.2. Các rủi ro thường gặp khi sử dụng phương thức Tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Sở giao dịch 1 Eximbank 37 2.3.2.1. Rủi ro rút ra từ tình huống 1:Rủi ro chính trị, xã hội 38 2.3.2.2. Rủi ro rút ra từ tình huống 2: Rủi ro tỷ giá 38 2.3.2.3. Rủi ro rút ra từ tình huống 3: Rủi ro thị trường hàng hóa nhập khẩu 39 2.3.2.4. Rủi ro rút ra từ tình huống 4: Rủi ro do người xuất khẩu không giao hàng hoặc giao hàng không đúng L/C, giả mạo chứng từ 39 2.3.2.5. Rủi ro rút ra từ tình huống 5: Rủi ro do trình độ nghiệp vụ ngoại thương người nhập khẩu còn hạn chế 41 2.3.2.6. Rủi ro rút ra từ tình huống 6 và 7: Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ 41 2.3.2.7. Rủi ro rút ra từ tình huống 8: Rủi ro người nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc phá sản/Rủi ro tín dụng 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 44 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 EXIMBANK 3.1. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 EXIMBANK 45 3.1.1. Giải pháp 1: Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa người bán không giao hàng hay giao hàng không đúng L/C, lập chứng từ giả để đòi tiền 45 3.1.1.1. Mục tiêu giải pháp 46 3.1.1.2. Cách thực hiện 46 3.1.1.3. Hiệu quả giải pháp có thể mang lại 47 3.1.2. Giải pháp 2: Tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong suốt quy trình thanh toán Tín dụng chứng từ 48 3.1.2.1. Mục tiêu giải pháp 49 3.1.2.2. Cách thực hiện 49 3.1.2.3. Hiệu quả giải pháp có thể mang lại 52 3.1.3. Giải pháp 3: Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 53 3.1.3.1. Mục tiêu giải pháp 53 3.1.3.2. Cách thực hiện 54 3.1.3.3. Hiệu quả giải pháp có thể mang lại 56 3.1.4. Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác thẩm định, đánh giá tình hình tài chính khách hàng, xây dựng mức ký quỹ hợp lý đối với các Doanh nghiệp 56 3.1.4.1. Mục tiêu giải pháp 57 3.1.4.2. Cách thực hiện 57 3.1.4.3. Hiệu quả giải pháp có thể mang lại 59 3.2. Kiến nghị 59 3.2.1. Đối với nhà nước 59 3.2.2. Đối với ngân hàng nhà nước 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 61 KẾT LUẬN CHUNG 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC