Luận Văn Giải pháp nhằm đổi mới hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai tại trung tâm KHTN & CNQG

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nhằm đổi mới hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai tại trung tâm KHTN & CNQG.

    Hiện nay cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang diễn ra sôi động, tác động sâu sắc và trực tiếp đến mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội, làm thay đổi một cách căn bản tư duy, lối sống, phương thức làm việc và giải trí trong mọi lĩnh vực cuộc sống của hầu khắp quốc gia trên thế giới, mở ra một thời kỳ phát triển mới của nhân loại đang bước vào thế kỉ 21. Sự phát triển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp, tiến lên nền văn minh thông tin và trí tuệ, mà sự phát triển của nó là sự phát triển từ nền kinh tế công nghiệp truyền thống sang nền kinh tế thông tin. Đó là sự hình thành của nền kinh tế mới, nền kinh tế tri thức (Knowledge Economy), mà đôi khi người ta còn gọi là nền kinh tế dựa trên tri thức (Knowledge Based Economy) hay nền kinh tế số hoá (Digital Economy), nền kinh tế thông tin (Information Economy) hoặc là nền kinh tế học hỏi (Learning Economy) . Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều nhằm diễn đạt một nội dung cơ bản: ngày nay sản xuất và truyền tải thông tin - tri thức trở nên quan trọng hơn nhiều so với sản xuất và phân phối hàng hoá công nghiệp. Từ nền kinh tế vật thể sang nền kinh tế phi vật thể thì tỷ lệ lao động trí óc trong mỗi sản phẩm làm ra ngày càng cao. Trong cơ cấu GDP, giá trị gia tăng, lao động và tư bản, hơn 70% sẽ do các lĩnh vực hoạt động của con người có hàm lượng trí tuệ cao quyết định. Khác với nền kinh tế công nghiệp, ở đó hàng hoá vật thể được sản xuất hàng loạt là chủ yếu, của cải vật chất là sở hữu của một số ít người và nhu cầu của mỗi cá nhân là có giới hạn: trong nền kinh tế tri thức, sản phẩm thông tin tri thức đóng vai trò quan trọng nhất. Chúng là sở hữu của rất nhiều người và nhu cầu của mỗi cá nhân sẽ là vô hạn. Ngược lại với của cải vật chất, càng nhiều người dùng thì giá trị càng thấp, trong khi giá trị của thông tin - tri thức càng cao khi càng có nhiều người sử dụng.
    Việc hình thành nên những xã hội thông tin đang có chiều hướng lan rộng ngày càng mạnh mẽ và mang tính quốc tế. Xu thế đó là xu thế "toàn cầu hoá" nhanh chóng hiện nay đã tạo ra những cơ hội to lớn và đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn cho các nước đang phát triển, đang tìm đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế và xã hội của mình. Xu thế này không loại trừ bất kỳ quốc gia nào và tất cả đều đang quan tâm đến việc dùng thông tin tri thức nói chung, thông tin khoa học và công nghệ mới nói riêng để tạo thế cạnh tranh tương đối của họ hoặc cũng là để khẳng định chỗ đứng của họ trong một thị trường toàn cầu đa dạng và năng động. Việt Nam cũng là một trong những nước không nằm ngoài xu hướng đó.
    Luận văn được kết cấu gồm: Lời nói đầu, 3 chương nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
    Chương I:Tổng quan về hoạt động thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai tại trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia
    Chương II: Hiện trạng hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu triển khai tại Trung tâm KHTN & CNQG.
    Chương III: Những giải pháp nhằm đổi mới hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai tại trung tâm KHTN & CNQG.
     
Đang tải...