Luận Văn Giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch là người Mỹ của công ty du lịch và tiếp t

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch là người Mỹ của công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel chi nhánh tại Hà Nội

    Lời mở đầu

    Du lịch là ngành kinh tế hết sức sôi động, tăng trưởng nhanh trên thế giới. Điều này thể hiện qua việc ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới nhận thức được vai tṛ quan trọng của du lịch-một ngành công nghiệp khụng khúi- trong phát triển kinh tế, xă hội của đất nước. Đặc biệt là một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kụng, Singapore .
    Đối với Việt Nam kể từ khi có chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước th́ ngành kinh doanh du lịch- lữ hành đă thực sự khởi sắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành ra đời và phát triển. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt giữa các doanh nghiệp lữ hành trong t́nh h́nh hiện nay.
    Công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel cũng nằm trong vũng xoỏy của sự cạnh tranh đó. Mặc dù được thành lập chưa được bao lâu nhưng Vietravel có những thuận lợi mà các doanh nghiệp khác không có đó là Vietravel là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc của bộ giao thông vận tải. Cho nên Vietravel có những Ên tượng tốt đẹp đối với các doanh nghiệp và các cá nhân trên cả nước. Bên cạnh đó Vietravel cũng gặp không Ưt những khó khăn bởi thời gian thành lập chưa lơu đó phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp lữ hành khỏc đó và đang có uy tín trên thị trường. V́ thế Vietravel cần có những biện pháp thích hợp để có thể tồn tại và cạnh tranh với các đối thủ của ḿnh.
    Với xu hướng mở cửa nền kinh tế và việc b́nh thường hoá quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt-Mỹ, đặc biệt là hiệp định thương mại Việt- Mỹ mới được kư kết vào năm 2000 th́ lượng khách du lịch Mỹ vào Việt Nam có xu hướng tăng lên. Với một thời gian thực tập chưa nhiều ở Công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel chi nhánh tại Hà Nội. Em hiểu được phần nào t́nh h́nh kinh doanh của chi nhánh và của công ty. Đồng thời em nhận thấy Mỹ là một thị trường tiềm năng" màu ḿ " đối với tất cả các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam, trong khi Vietravel đă vô t́nh bỏ qua hay đúng hơn là chưa có biện pháp hợp lư để khai thác thị trường tiềm năng này. Để góp phần vào việc t́m ra những biện pháp thích hợp nhằm thu hót, mở rộng thị trường khách du lịch là người Mỹ em mạnh dạn chọn đề tài: " Giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch là người Mỹ của công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel chi nhánh tại Hà Nội ".
    Nội dung của đề tài bao gồm ba chương:
    Chương I: Cơ sở lư luận về thị trường du lịch và thị trường khách du lịch Mỹ.
    Chương II: Thực trạng kinh doanh du lịch lữ hành và việc khai thác thị trường khách du lịch là người Mỹ tại công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel chi nhánh tại Hà Nội.
    Chương III: Giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch là người Mỹ của công ty Vietravel chi nhánh tại Hà Nội.
    Do khối lượng kiến thức và những kinh nghiệm thực tiễn của em có hạn cho nên trong khuôn khổ luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót trong việc đánh giá và nh́n nhận vấn đề. V́ thế nên em rất mong được sự đóng góp ư kiến quư báu cho bài viết của em.

    Hà nội, tháng 5 năm 2002.






    Chương I
    Cơ sở lư luận về thị trường du lịch và thị trường khách du lịch Mỹ.

    I. Cơ sở lư luận về thị trường du lịch.
    Khái quát về thị trường.
    1.1. Khái niệm về thị trường.
    Xă hội nguyên thuỷ của loài người xuất hiện với chế độ tự cung tự cấp hàng hoá với cuộc sống bầy đàn. Khi con người phát triển lên ở mức cao hơn th́ nhu cầu về tiêu dùng cũng cao hơn. Từ chỗ người ta tự ḿnh làm ra được hàng hoá cho ḿnh sử dụng đến chỗ con người muốn có hàng hoá phong phú hơn. Và để có được như vậy th́ lại nảy sinh ra một hiện tượng tự nhiên là trao đổi hàng hoá giữa con người với con người. Quá tŕnh trao đổi này đă dần dần dẫn tới sự h́nh thành nên thị trường. Như vậy kể từ khi xuất hiện thị trường th́ con người đó cú những thay đổi nhất định, không chỉ làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người mà nú cũn làm cho đời sống xă hội cũng thay đổi một cách đáng kể. Như vậy thị trường là ǵ?
    T́m hiểu về khái niệm này th́ có nhiều cách định nghĩa khác nhau, theo quan niệm cổ th́ “ thị trường là nơi trao đổi hàng hoá giữa người mua và người bán “nhưng khi xă hội phát triển nên một mức cao hơn th́ thị trường được coi là nơi “ cung và cầu gặp nhau”. Theo quan niệm của Marketing th́:
    Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm Èn cựng cú một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả măn nhu cầu hay mong muốn đó.
    Theo quan niệm này th́ quy mô của thị trường tuỳ thuộc vào số người cú cựng nhu cầu và mong muốn vào lượng thu nhập, lượng tiền mà họ sẵn sàng bỏ ra để thoả măn nhu cầu và mong muốn đó.
    Khi nền kinh tế ngày càng phát triển đa dạng và phong phú với tốc độ cao th́ thị trường lại được phân ra làm hai mảng là thị trường của người sản xuất ( cung ) và thị trường của người tiêu dùng ( cầu ).
    Thị trường nhà sản xuất bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua sắm hàng hoá và dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất ra những hàng hoá hay dịch vụ khác, để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người khác.
    Thị trường người tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ tiêu dùng và cỏc nhúm tập thể mua sắm hàng hoá hoặc dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân.
    1.2. Đặc điểm của thị trường.
    Trong phần này, để xét đặc điểm của thị trường th́ ta tạm chia theo hai mảng đó là thị trường nhà sản xuất và thị trường người tiêu dùng.
    Đối với nhà sản xuất:
    + Qui mô của thị trường:
    Thị trường nhà sản xuất có quy mô, danh mục hàng hoá và khối lượng tiền chu chuyển lớn hơn thị trường người tiêu dùng. Bởi v́ số lượng hàng hoá tiêu dùng tới được tay người tiêu dùng đă phải trải qua một chuỗi các công đoạn sản xuất, phân phối và hàng loạt các quá tŕnh mua bán hàng hoá dịch vụ khác nhau.
    + Kết cấu thị trường và đặc tính của cầu:
    Trên thị trường nhà sản xuất th́ người mua Ưt nhưng số lượng hàng hoá mua sắm nhiều hơn so với thị trường người tiêu dùng. Đồng thời nó h́nh thành nên những mối quan hệ mật thiết giữa người mua và người bán để duy tŕ sự làm ăn lâu dài. Mặt khác thị trường của nhà sản xuất có tính chất phân bố tập trung theo vùng lănh thổ. Các khu công nghiệp, các khu đông dân cư luôn được coi là khu vực thị trường trọng điểm của các nhà cung ứng hàng hoá.
    Bên cạnh đó cầu của thị trường nhà sản xuất mang tớnh thụ động do phải phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra cầu về hàng tư liệu sản xuất có độ co giăn về giá cả rất thấp ( thậm chí gần như không co giăn ). Nhưng một đặc điểm không thể bỏ qua đó là cầu hàng tư liệu sản xuất biến động mạnh với mức độ lớn hơn nhiều so với cầu hàng tiêu dùng. Nếu như cầu về hàng tiêu dùng gia tăng 1 % th́ cầu về hàng hoá tư liệu sản xuất có thể sẽ gia tăng tới 20 % trong giai đoạn tiếp theo.
    + Những người mua sắm hàng tư liệu sản xuất:
    Hoạt động mua sắm thường có sự tham gia của nhiều thành viên và những thành viên này đều mang tính chuyên nghiệp. Tức là những thành viên này được đào tạo một cách bài bản. Do tính chất mua sắm phức tạp cho nên số lượng người tham gia là những chuyên viên có tŕnh độ, hay là một ban chuyên trách về vấn đề này.
    + Các đặc tính khác:
    Ngoài những đặc tính cơ bản trờn thỡ thị trường người sản xuất cũn cú những đặc tính sau:
    · Tính chất mua bán trực tiếp: người sản xuất với khách hàng mua tư liệu sản xuất thường có quan hệ trực tiếp với nhau. Họ không thích quan hệ qua trung gian trừ một số trường hợp đặc biệt.
    · Tính tương hỗ hay hợp tác: Khách hàng mua tư liệu sản xuất thường chọn những người cung ứng có quan hệ hợp tác kinh tế với ḿnh để tạo nên sự ràng buộc với nhau.
    · Các công ty sử dụng tư liệu sản xuất có xu hướng thớch cỏc h́nh thức thuê mướn, hợp đồng hơn là mua đứt đối với các công cụ lao động có trọng tải lớn, các dụng cụ cơ giới .
    Đối với thị trường người tiêu dùng:
    + Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng.
    + Khách hàng rất khác nhau về tuổi tác, thu nhập, giới tính . tạo nên sự phong phú về cầu mua sắm hàng hoá.
    + Thị trường người tiêu dùng bao gồm những khách hàng mua sắm hàng hoá nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân. Các quyết định của họ mang tính chất cá nhân và việc tiêu dùng của họ không chỉ phục vụ cho tiêu dùng thông thường mà nú cũn trở thành “ nghệ thuật sống “ của họ.
    2. Thị trường du lịch.
    2.1. Khái niệm về thị trường du lịch.
    Du lịch là một ngành công nghiệp đặc biệt “ngành công nghiệp khụng khói “. Cho nên trước khi t́m hiểu về thị trường du lịch th́ ta thử xem du lịch là ǵ?
    Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch và những định nghĩa về du lịch nhưng ở đây em chỉ xin phép được đưa ra một định nghĩa mang tính chất tổng quát nhất:
    Du lịch là việc rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của con người đến một nơi khác không nhằm mục đích kiếm tiền trong một thời gian nhất định không quá 1 năm.(Bài giảng môn kinh tế du lịch của khoa QTKD du lịch và khách sạn trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội).
    C̣ng như du lịch th́ thị trường du lịch cũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
    Theo Nguyễn Văn Lưu th́: ”Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung – cầu và toàn bộ các mối quan hệ thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn các mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch “. ( Thị trường du lịch – NXB đại học quốc gia Hà Nội ).
    Theo T.s Nguyễn Văn Đính khoa QTKD du lịch và khách sạn trường ĐHKTQD-HN th́ thị trường du lịch được định nghĩa như sau:
    Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường hàng hoá nói chung ( là một bộ phận cấu thành đặc biệt ) bao gồm toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế gắn liền với địa điểm, thời gian, điều kiện phạm vi thực hiện hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả măn nhu cầu của khách du lịch.
    Ngoài ra nếu xét theo góc độ tổng quát th́ thị trường du lịch được hiểu là các nhu cầu của khách và các nhà cung cấp và mối quan hệ giữa chúng.
    Nếu xét theo góc độ một nhà doanh nghiệp th́ thị trường du lịch là tập hợp các khách hàng ( nhóm khách hàng ) có nhu cầu, mong muốn, khả năng thanh toán nhưng chưa được thực hiện.
    2.2. Đặc điểm của thị trường du lịch.
     
Đang tải...