Luận Văn Giải pháp nguồn nhân lực với phát triển thương mại sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Vĩnh Phúc tro

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 23/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    Hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu của thế giới, bất kỳ quốc gia nào đi ngược lại với dòng chảy này đều không thể tồn tại và phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra một môi trường mới thuận lợi hơn cho các quốc gia tham gia vào nó, giúp các quốc gia phát huy được thế mạnh và bù đắp cho nhau những thiếu hụt thông qua sự phát triển về thương mại tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển. Sự phát triển vựợt bậc của một số quốc gia trong những thập niên vừa qua đã chứng tỏ sức mạnh của sự lan tỏa vốn, công nghệ, kinh nghiệm thông qua hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chúng ta đã biết năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị của Nhật Bản đã đưa ra công thức để phát triển đất nước Nhật Bản:"Truyền thống Nhật Bản + Kỹ thuật phương Tây". 100 năm sau, Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn đã vươn lên thành người khổng lồ về kinh tế, thế giới đã gọi đây là “sự thần kỳ Nhật Bản”. Và một trong những bí quyết thành công của cuộc cải cách Minh Trị chính là ở sự học hỏi phương Tây những gì tiên tiến nhất.
    Chúng ta cũng đã được chứng kiến sự phát triển của Đài Loan trước đây, là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc: năm 1949 Quốc dân Đảng thua rút chạy ra Đài Loan, cơ sở vật chất kỹ thuật hầu như không có gì, nhờ ngoại viện của Mỹ cùng với sự trọng thị của chính quyền Đài Loan đối với giới trí thức, giới kinh doanh, lãnh thổ đài Loan 40 năm sau đã vươn lên trở thành một trong những con rồng của Đông Á. Bài học thành công ở đây là: sử dụng hiệu quả nguồn vốn bên ngoài + trọng thị nhân tài.
    Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng rõ ràng sự phát triển của Việt Nam trong những năm qua có sự đóng góp không nhỏ của nguồn lực bên ngoài có được thông qua hội nhập kinh tế quốc tế là không thể phủ nhận. Trong đó xuất khẩu đóng vai trò rất lớn.
    Như chúng ta đã biết, xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản thúc đẩy kinh tế phát triển.Xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế.Đặc biệt, với các quốc gia đang phát triển như nước ta thì xuất khẩu tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bởi nguồn ngoại tệ mà xuất khẩu mang về tạo ra nguồn vốn lớn cho việc nhập các thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại. Xuất khẩu giúp thúc đẩy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hơn.Nhờ xuất khẩu mà các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường rộng lớn, canh tranh gay gắt hơn đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn để nân cao năng lực cạnh tranh của mình.Bên cạnh những lợi ích kinh tế, xuất khẩu làm gia tăng việc làm cho người lao động giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho xã hội.
    Nhận thức được vai trò qua trọng của xuất khẩu, nước ta đã xây dựng chiến lược xuất khẩu từ trung ương đến địa phương để hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả tốt nhất. Trong đó mỗi địa phương cần phát triển những sản phẩm chủ lực để tận dụng tối đa nguồn lực, phát huy lợi thế so sánh của mình. Thông qua xuất khẩu, các địa phương sẽ tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài, nếu biết khai thác tốt nguồn lực bên ngoài để biến ngoại lực thành nội lực, sẽ rút ngắn được quá trình tăng trưởng. Điều đó sẽ khiến các địa phương vươn tới sự giàu có của các quốc gia khác ngay trong lòng đất nước Việt Nam. Và dường như Vĩnh Phúc đang vững bước trên con đường đó. Tất nhiên, không thể đưa Vĩnh Phúc ra để so sánh với Đài Loan hay Hồng Kông, nhưng với tốc độ tăng trưởng bình quân 117.22% (1998 – 2008), cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, năm 1997, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP ( giá thực tế) là 18,58%, dịch vụ là 37,36%, Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 44,06%, năm 2008 tỷ trọng tương ứng là: 58,34% – 23,95% – 17,71%. Tổng thu ngân sách của tỉnh khi mới tái lập trên 100 tỷ đồng, đến năm 2008 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 9.228,2 tỷ đồng ( trong đó thu nội địa đạt 7.340 tỷ đồng; GDP ( giá TT) bình quân đầu người năm 2008 đã đạt 21, 8 triệu đồng, Vĩnh Phúc hứa hẹn sẽ là điểm sáng của vùng kinh tế Bắc Bộ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...