Luận Văn Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tính dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Thị trường tài chính tín dụng Việt Nam hiện nay đang chứng kiến cuộc đua tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Mức độ cạnh tranh này sẽ ngày càng khốc liệt hơn trong thời gian tới khi nhà nước thực hiện mở rộng hội nhập hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Với những khó khăn thách thức và bài học kinh nghiệm đúc rút từ 17 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, ngân hàng công thương Việt Nam (NHCT) đã xây dựng định hướng đến năm 2010 là “xây dựng NHCT là một NHTM chủ lực và hiện đại của nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật cao, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”.
    Trong hàng loạt biện pháp chỉ đạo thực hiện định hướng chiến lược trên việc tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng quy mô tín dụng là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Trên thực tế hoạt động kinh doanh tín dụng hiện nay đang có nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm cần được xem xét đánh giá đúng mức như : cho vay không thu hồi đựơc nợ, nợ khó đòi, nợ quá hạn vẫn đang tiếp tục xảy ra. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại, làm cho chất lượng tín dụng giảm, gây ảnh hưởng xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, người ta chẳng có cách gì để loại trừ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ sử dụng những phương pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng xuống mức có thể chấp nhận được.
    Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, việc giảm thiểu rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết, nó giúp cho hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung đạt hiệu quả cao hơn. Điều này góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính vì vậy em chọn đề tài: “Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tính dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá” làm chuyên đề tốt nghiệp.
    Đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
    Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá.
    Chương 3: Các giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá.
    Tuy nhiên với thời gian và trình độ có hạn kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên bản chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi thiếu sót. Mong có đựơc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc.
    Hoàn thành chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ ngân hàng công thương Thanh Hóa đặc biệt là các cán bộ trong phòng kinh doanh. Em xin được bày tỏ sự biết ơn với thầy giáo PGS.TS Lê Đức Lữ là người trực tiếp hướng dẫn em trong việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.



    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

    1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3
    1.1 - Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 3
    1.1.1 - Khái niệm về ngân hàng thương mại 3
    1.1.2 - Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 4
    1.2 - Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 6
    1.2.1 - Khái niệm về tín dụng ngân hàng 6
    1.2.2 - Các hình thức tín dụng của ngân hàng 8
    1.2.3 - Đặc trưng của tín dụng ngân hàng 9
    2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh NHTM 10
    2.1 - Khái quát về rủi ro trong các hoạt động ngân hàng 10
    2.1.1 - Khái niệm về rủi ro 10
    2.1.2 - Phân loại rủi ro trong các hoạt động ngân hàng 11
    2.2 - Rủi ro tín dụng 14
    2.2.1 - Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 14
    2.2.2 - Đo lường rủi ro tín dụng 18
    2.2.3 - Các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng 19
    2.2.3.1 - Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng 19
    2.2.3.2 - Nguyên nhân từ phía khách hàng 20
    2.2.3.3 - Nguyên nhân khác 21
    2.2.4 - Tác hại của rủi ro tín dụng 21
    2.3 - Quản lý rủi ro tín dụng 22
    CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ 24
    1. Tổng quan về ngân hàng công thương Thanh Hoá 24
    1.1 - Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh 24
    1.2 - Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công thương Thanh Hoá 24
    1.3 - Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thanh Hoá 26
    2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 31
    2.1 - Tình hình cho vay của chi nhánh trong thời gian qua 31
    2.2 - Tình hình rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 34
    2.3 - Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 39
    2.3.1 - Nguyên nhân từ bản thân NHCT Thanh Hoá 39
    2.3.2 - Nguyên nhân từ phía khách hàng 40
    2.3.3 - Các nguyên nhân khác 41
    2.4 - Các biện pháp mà NHCT Thanh Hoá áp dụng 42
    3. Thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 43
    3.1 - Những thành tựu NHCT Thanh Hoá đã đạt được 43
    3.2 - Những hạn chế vướng mắc cần được tháo gỡ của NHCT TH 44
    CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT THANH HOÁ 47
    1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của NHCT Thanh Hoá 47
    2. Những giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 47
    2.1 - Tổ chức hợp lý, khoa học qui trình cho vay 47
    2.2 - Nâng cao chất lượng quá trình phân tích tài chính dự án cho vay qua đó phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro 49
    2.3 - Các giải pháp giải quyết nợ quá hạn 50
    2.4 - Các giải pháp về phân tán rủi ro 50
    2.5 - Thực hiện tốt công tác dự phòng rủi ro tín dụng 51
    2.6 - Các biện pháp khác 51
    3. Một số kiến nghị 52
    3.1 - Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng 52
    3.2 - Kiến nghị với NHCT Thanh Hoá 53
    3.3 - Kiến nghị với NHNN Việt Nam 54
    KẾT LUẬN 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...