Giải pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong học sinh trung học phổ thông

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: B2011-37-03NV
    Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Vân Anh.
    Các thành viên tham gia: PGS.TS. Đào Thái Lai; TS. Vũ Đình Chuẩn; Ths. Bùi Ngọc Diệp; Ths. Đinh Mạnh Cường; TS. Trịnh Thị Anh Hoa; CN. Nguyễn Thị Kim Chi.
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 9 năm 20011/ tháng 9 năm 2012

    2. Tính cấp thiết

    Bạo lực trong nhà trường trong vài năm gần đây đã trở thành một đề tài nóng bỏng, gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Một số báo chí đã phản ánh về tình trạng học sinh đánh nhau mang tính bạo lực trong trường học, đặc biệt là học sinh lứa tuổi THPT. Có một số vụ việc đã gây tâm lý lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội. Vấn đề bạo lực học đường là một trong những biểu hiện của tình trạng đạo đức của học sinh xuống cấp nghiêm trọng.

    Việc học sinh đánh nhau là hành vi tiêu cực, để lại hậu quả cả về thể chất và tâm lý cho các em. Nó làm các em lo lắng, đau khổ nhất thời mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển về tình cảm, xã hội và thể chất ở học sinh và ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Những học sinh đi đánh bạn nếu không được uốn nắn, giáo dục kịp thời sẽ hình thành tính cách hung hăng, hay giận dữ, bốc đồng, thích bạo lực, thiếu tôn trọng người khác Chúng ta cần nhận diện chính xác vấn đề bạo lực trong nhà trường, phát hiện và phân tích những nguyên nhân một cách khoa học nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả để phòng chống những hành vi tiêu cực này, góp phần tích cực xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường, gia đình và xã hội.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong học sinh THPT.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hành vi bạo lực trong học sinh ở trường THPT
    - Phân tích và làm sáng tỏ thực trạng vấn đề bạo lực trong học sinh và các giải pháp ngăn ngừa tình trạng bạo lực trong học sinh ở Việt Nam và một số nước trên thế giới
    - Điều tra, khảo sát nguyên nhân, biểu hiện hành vi bạo lực trong học sinh THPT
    - Đề xuất một số giải pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực trong học sinh THPT.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Giới hạn nghiên cứu các biểu hiện hành vi bạo lực, xác định nguyên nhân và một số giải pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực trong học sinh THPT tại các địa bàn Quảng Ninh, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh và Gia Lai.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tiễn, phương pháp chuyên gia, điều tra xã hội học và phương pháp thống kê.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
    1.1. Một số khái niệm có liên quan
    1.2. Bản chất của hành vi bạo lực học đường
    1.3. Nguyên nhân của hành vi bạo lực
    1.4. Hậu quả của hành vi bạo lực học đường
    1.5. Bạo lực học đường ở một số nước trên thế giới

    Chương 2: Thực trạng hành vi bạo lực ở học sinh trường THPT
    2.1. Mục đích, nội dung, phương pháp và đối tượng khảo sát
    2.2. Kết quả khảo sát thực trạng bạo lực học đường trong học sinh THPT

    Chương 3: Giải pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường ở học sinh trường THPT
    3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp
    3.2. Các nhóm giải pháp chống hành vi bạo lực học đường ở học sinh trường THPT

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Dựa trên tiếp cận khoa học và các phương pháp nghiên cứu đã lựa chọn, đề tài đã chỉ ra rằng hiện tượng học sinh đánh nhau là một thực tế không mới, những phát sinh mâu thuẫn của lứa tuổi mới lớn vẫn thường xảy ra trong các thế hệ học sinh. Tuy nhiên những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số nơi hiện nay đã bộc lộ tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng. Đề tài đã chỉ ra nguyên nhân hành vi bạo lực học đường hiện nay xuất phát từ nhiều yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân học sinh. Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng, cung cấp bức tranh mô tả đầy đủ các biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của hành vi bạo lực học đường trong học sinh THPT. Từ nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, đề tài đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực ở học sinh THPT gồm: Nhóm giải pháp từ phía nhà trường (10 giải pháp); nhóm giải pháp từ gia đình (2 giải pháp); nhóm giải pháp từ xã hội (5 giải pháp); nhóm giải pháp từ bản thân học sinh (5 giải pháp). Các giải pháp đưa ra cũng được trưng cầu lấy ý kiến về sự cần thiết và tính khả thi của từng giải pháp nhằm khẳng định tính hiệu quả của chúng.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Với những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nêu trên, đề tài kiến nghị:

    Đối với nhà trường: Cần có thái độ kiên quyết xử lý các hành vi mang tính bạo lực; Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng văn hóa ứng xử, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; làm tốt công tác phối hợp gia đình-nhà trường – xã hội.

    Đối với các cơ quan giáo dục trung ương và địa phương: Nhân rộng mô hình phòng tư vấn tâm lý cho hoc sinh; đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhấn mạnh tiêu chí trường học đảm bảo an toàn.

    Đối với chính quyền địa phương: Đổi mới và thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện, hành vi bạo lực diễn ra trong xã hội và gia đình; Quản lý tốt thanh thiếu niên trên địa bàn, đặc biệt là những đối tượng bỏ học và chưa có việc làm ổn định.

    Đối với các tổ chức đoàn thể: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần phát huy vai trò trong giáo dục, định hướng lối sống lành mạnh cho thanh thiếu niên; Có hình thức quan tâm cụ thể đến các em có hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ ly hôn, gia đình thường xuyên có bạo lực

    Đối với gia đình học sinh: Phối hợp với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục con; Luôn quan tâm chăm sóc, động viên con kịp thời, tránh phó mặc cho nhà trường.
    <o:p></o:p>

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...