Thạc Sĩ Giải pháp nâng hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 19/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Chính sách đầu tư của Nhà nước trong những năm qua đã có những thay đổi rất quan trọng, trong đó chủ yếu tập trung vào chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, chính sách sử dụng vốn đầu tư Trong đó, chính sách vốn đầu tư được hoàn thiện theo hướng tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế và phát triển nhanh chóng những vùng kinh tế trọng điểm; xóa bỏ dần sự bao cấp của Nhà nước trong đầu tư bằng việc chuyển từ cơ chế cấp phát vốn sang cho vay ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển thuộc các lĩnh vực cần khuyến khích, dự án có khả năng thu hồi vốn. Cùng với chính sách kinh tế khác, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
    là một công cụ đắc lực, hữu hiệu của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thông qua việc cung cấp tín dụng ưu đãi để phát triển các ngành, vùng, lĩnh vực kinh tế – xã hội cần ưu tiên phát triển và cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.
    Quỹ hỗ trợ phát triển với vai trò là tổ chức của Nhà nước thực thi chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Yêu cầu cho đầu tư phát triển ngày càng
    lớn và cấp bách trong bối cảnh hội nhập, điều này ngụ ý đặt ra cho Quỹ hỗ trợ phát triển nhiệm vụ ngày càng nặng nề. Vì thế, việc phát triển hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Để thực hiện được điều đó cần thiết phải có những giải pháp cụ thể và đồng bộ, đặt trong một tổng thể chung các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động tín dụng hỗ trợ phát triển của Nhà nước, đó là các nhân tố về chính sách vĩ mô và môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý; các nhân tố về phía chủ đầu tư và các nhân tố về phía tổ chức thực thi đó là Quỹ hỗ trợ phát triển.
    Từ những nhận định trên, qua nghiên cứu và tình hình công tác thực tế của bản thân, tôi đã chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ là “Giải pháp nâng hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM”. Qua luận văn, tôi xin mạnh dạn trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM nói riêng và Quỹ hỗ trợ phát triển nói chung.


    2. Mục đích nghiên cứu:
    Qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM: những mặt mạnh, mặt còn tồn tại từ đó đưa ra các biện pháp phát huy các thế mạnh, hạn chế và khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Quỹ nói riêng và hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển nói chung.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu là tình hình hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM. Trong đó, phần quan trọng là đưa ra các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh.


    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng một số biện pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp diễn dịch, quy nạp để phân tích tình hình thực tiễn từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM.


    5. Kết cấu của luận văn
    Luận văn gồm có 66 trang gồm bảng, biểu đồ và 3 phần phụ lục. Nội dung luận văn được cấu trúc gồm 3 chương lớn như sau:
    Chương I : Tổng quan về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: 16 trang
    Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM: 29 trang
    Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM: 21 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...