Đồ Án giải pháp nâng coa chất lượng tuyên truyền

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    - Tên đề án: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG.
    1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
    Trong những năm qua công tác truyền cổ động được phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đầm Dơi quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để ngày càng sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền theo hướng đa dạng, sinh động, hấp dẫn, thiết thực, phù hợp với tâm lý và trình độ tiếp nhận thông tin của từng đối tượng tuyên truyền. Bên cạnh còn thường xuyên phối hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thể, các đơn vị xã – thị trấn nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, động viên mọi tầng lớp nhân dân nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đoàn kết, hăng hái thi đua thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chủ trương của địa phương.Qua đó, biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thành hành động cách mạng của quần chúng nhân dân; tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận trong nhân dân; niềm tin vào Đảng, chính quyền của nhân dân được củng cố .Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền cổ động trên địa bàn huyện thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Công tác phối hợp giữa các lực lượng làm công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, còn mang nặng tính thời vụ. Việc trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác tuyên truyền còn hạn chế. Chất lượng hoạt động, trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Nội dung tuyên truyền còn dàn trải, đôi lúc còn cứng nhắc, mang tính áp đặt một chiều từ trên xuống, chưa phù hợp với tâm lý và trình độ tiếp nhận thông tin của từng đối tượng. Việc nắm bắt tình hình tư tưởng của các tầng lớp nhân dân còn chậm, có lúc thiếu chính xác. Phương pháp tuyên truyền thiếu sáng tạo, đơn điệu, một chiều nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tuyên truyền.Việc đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền có ý nghĩa rất lớn trong tình hình hiện nay. Khi nhân dân tiếp nhận chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đầy đủ và có hệ thống thì niềm tin vào Đảng, chính quyền được củng cố, ý thức công dân được nâng lên; tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của gia đình, tham gia có hiệu quả vào các hoạt động chung của địa phương. Đây là những tiền đề thiết yếu để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn huyện. Là cán bộ quản lý, trực tiếp phụ trách mảng tuyên truyền cổ động của phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đầm Dơi, từ thực tiễn công tác của bản thân thời gian qua, tôi mạnh dạn đề ra một số giải pháp để đẩy mạnh triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền cổ động trên địa bàn huyện nhà với mong muốn góp phần cùng Ban lãnh đạo phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đầm Dơi thực hiện tốt công tác tuyên truyền, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị.2. Phạm vi triển khai thực hiện:
    Vấn đề nâng cao chất lượng Tuyên truyền cổ động là vấn đề rộng, trong phạm vi đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ đề cập đến việc nâng cao chất lượng tuyên truyền cổ động trên địa bàn huyện trên các mặt: chỉ đạo đội Tuyên truyền cổ động thuộc phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đầm Dơi; các xã – thị trấn và phối hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thể cấp huyện thực hiện công tác tuyên truyền cổ động.3. Mô tả sáng kiến:Thứ nhất, chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, nên có thể nói hiệu quả công tác tuyên truyền phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác này. Cán bộ tuyên truyền là chủ thể của mọi hoạt động tuyên truyền, do đó, nếu không xây dựng được một đội ngũ cán bộ am hiểu sâu sắc về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giàu nhiệt tình cách mạng thì khó mang lại hiệu quả mong muốn cho công tác này trong điều kiện mới. Đặc biệt, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng là yêu cầu cấp thiết, để không chỉ giữ vững trận địa công tác tư tưởng của Đảng ở cơ sở, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất với thủ trưởng đơn vị đưa cán bộ đi đào tạo chuyên sâu cũng như tập huấn các lớp nghiệp vụ do tỉnh và Bộ tổ chức, đồng thời chỉ đạo cho các đồng chí có chuyên môn nghiệp vụ tốt hướng dẫn cho các đồng chí chưa nắm vững chuyên môn, đây cũng là một kênh tự đào tạo rất bổ ích.Thứ hai, do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới và nhu cầu thông tin ngày càng phát triển nhanh, đòi hỏi cơ sở vật chất - kỹ thuật phải không ngừng được đổi mới và hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ công tác tuyên truyền nên cần phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền. Xuất phát từ đòi hỏi trên, tôi đã đề xuất với thủ trưởng đơn vị đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, máy tính, máy chiếu, . cho Đội tuyên truyền lưu động của huyện và các xã – thị trấn.Thứ ba, là đổi mới nội dung tuyên truyền. Hiệu quả tuyên truyền phụ thuộc rất lớn vào nội dung tuyên truyền. Vì vậy, đổi mới nội dung tuyên truyền được xác định là khâu đột phá trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của lĩnh vực quan trọng này. Theo đó, tôi chỉ đạo cho đội tuyên truyền cổ động đổi mới nội dung tuyên truyền phải theo hướng đảm bảo tính Đảng, tính chiến đấu, tính đại chúng, tính khoa học, chân thực, khách quan và sát với tình hình thực tiễn ở cơ sở. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ và hình ảnh, âm thanh, nội dung tuyên truyền dù theo chủ đề nào, cũng đặt ra không chỉ nhằm mục đích thông tin, mà quan trọng hơn là mục đích tác động về mặt tư tưởng, cho nên, nội dung tuyên truyền phải đạt tới yêu cầu định hướng thông tin, định hướng tư tưởng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về các sự kiện chính trị trọng đại trong nước và trên thế giới. Thông qua đó, chủ động giải thích cho người nghe nhận thức đúng hơn, sâu hơn, tạo dựng được niềm tin và hành động tích cực đối với người nghe. Tính tư tưởng, tính chiến đấu đòi hỏi người làm công tác tuyên truyền, khi thông tin về những quan điểm khác nhau phải có định hướng, phân tích theo lập trường, quan điểm của Đảng; lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, dẫn chứng sát thực, sinh động có tính thuyết phục cao, để khẳng định và bảo vệ quan điểm, chủ trương và đường lối đúng đắn của Đảng. Thứ tư, đổi mới phương pháp tuyên truyền. Trong quá trình tuyên truyền, người cán bộ tuyên truyền phải căn cứ vào đặc điểm đối tượng như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, đặc điểm dân tộc, niềm tin tín ngưỡng, đặc thù lao động, hoạt động nghề nghiệp để tìm ra phương pháp tác động tối ưu. Mỗi loại đối tượng cụ thể trong cái chung bao giờ cũng có tính đặc thù riêng biệt. Đối với đối tượng tuyên truyền ở Đầm Dơi có đồng bào dân tộc thiểu số lại càng có những nét đặc thù riêng biệt. Do đó, người cán bộ tuyên truyền ngoài việc sử dụng những phương pháp chung cần phải hết sức chú trọng sử dụng những phương pháp mang tính đặc thù để nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Đồng thời phải kết hợp nhuần nhuyễn 3 phương thức đó là: tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan và tuyên truyên bằng hình thức nghệ thuật. Bảo đảm sự hài hòa, đồng đều giữa 3 phương thức để có một chương trình tuyên truyền cân bằng hấp dẫn người xem và nghe. Không nặng về tuyên truyền miệng để tránh trường hợp chỉ đọc văn bản làm người nghe khó nhớ, cũng không nặng về văn nghệ để dẫn đến chương trình toàn ca hát mà thiếu thông tin cần truyền đạt.4. Kết quả, hiệu quả mang lại:Công tác tuyên truyền cổ động ở huyện Đầm Dơi đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của toàn xã hội trong việc thực hiện những chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Được các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức quan tâm và phối hợp chặt chẽ, có kế hoạch và hướng dẫn cụ thể cho từng đơn vị có chức năng tổ chức tuyên truyền cổ động cho những chủ trương. Dạng tĩnh gồm hệ thống pa-nô, khẩu hiệu tuyên truyền được bố trí hợp lý từ trung tâm huyện tới các xã được coi như một loại "vũ khí thường trực" của công tác tuyên truyền cổ động ở huyện Đầm Dơi. Dạng động là những hoạt động tuyên truyền lưu động mang tính chủ đề, thường xuyên bổ sung cho nhau tạo nên hiệu quả tuyên truyền vừa có chiều sâu và bề rộng. Công tác tuyên truyền của huyện đã bám sát yêu cầu có trọng tâm, trọng điểm để truyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân đã đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, các xã trong huyện đều hình thành những tuyến đường tuyên truyền cổ động, ở đây có hệ thống tuyên truyền đồng bộ gồm pa-nô, khẩu hiệu, cờ, hệ thống loa truyền thanh tuyên truyền. Hoạt động tuyên truyền cổ động được phát huy cao trong những ngày lễ, tết, những ngày kỷ niệm . bằng các hình thức văn nghệ cổ động, tranh ảnh trực quan; vừa tạo khí thế vui tươi phấn khởi trong quần chúng, vừa tập hợp đông đảo nhân dân để tuyên truyền những nội dung theo yêu cầu đề ra. Thông qua tuyên truyền cổ động đã tăng cường, cụ thể hoá các chỉ tiêu và các giải pháp thực hiện chương trình dễ hiểu đến nhân dân một cách nhanh và chính xác. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:Qua thời gian áp dụng các giải pháp, chất lượng Tuyên truyền cổ động của Đầm Dơi được nâng lên, có tầm ảnh hưởng trong toàn tỉnh và khu vực, được Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau đánh giá cao, đặc biệt là trong các đợt hội thi hội diễn. Qua các đợt tham gia hội thi cấp tỉnh thì chất lượng từ công tác này của huyện đều đứng vị trí cao trong tỉnh; trong 2 năm qua được tỉnh chọn đại diện tham gia thi khu vực và toàn quốc 2 lần. Có được những kết quả nêu trên phải nói là có sự ảnh hưởng lớn đến sự áp dụng các gải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tuyên truyền cổ động trên địa bàn huyện do bản thân được lãnh đạo phân công phụ trách. 6. Đề xuất, kiến nghị.
    Bên cạnh những thuận lợi thì công tác truyên truyền cổ động ở huyện Đầm Dơi cũng còn gặp những khó khăn như địa bàn dân cư rộng, phân bố không đồng đều, có 3 xã giáp biển nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền cổ động. Hơn nữa kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay; đội ngũ làm công tác tuyên truyền từ huyện đến cơ sở còn thiếu chưa đáp ứng kịp thời khối lượng lớn công việc nên còn nhiều bất cập, cán bộ cấp xã thường xuyên thay đổi, làm ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền cũng như đào tạo .Để công tác tuyên truyền cổ động đạt chất lượng và hiệu quả cao, bản thân có một số đề xuất như sau: tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc thực hiện công tác tuyên truyền cổ động trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục quán triệt các nội dung cơ bản về công tác tuyên truyền cổ động trong tình hình mới, thực sự coi trọng công tác tuyên truyền cổ động trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cần có chính sách khuyến khích thoả đáng về tinh thần và vật chất đối với đội ngũ làm công tác tuyên truyền; tập trung mọi nguồn lực đầu tư, đảm bảo ngân sách nhà nước cho công tác tuyên truyền trong chương trình mục tiêu quốc gia, huy động sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác tuyên truyền; củng cố và hoàn thiện bộ máy làm công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, đặc biệt là cán bộ tuyên truyền cấp xã - thị trấn, đảm bảo chất lượng của hệ thống tuyên truyền; tiếp tục trang bị và đầu tư các phương tiện tuyên truyền cần thiết cho việc triển khai các hoạt động tuyên truyền cổ động ở cơ sở (như đầu tư xe thông tin lưu động); tập trung ưu tiên tuyên truyền cho các xã nghèo, các xã ở vùng sâu, vùng xa để nắm bắt chủ trương thực hiện kịp thời và đúng những quy định. Có như vậy công tác tuyên truyền cổ động trực quan sẽ nâng cao được chất lượng và đạt được những yêu cầu đề ra trong tình hình mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...