Luận Văn Giải pháp nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    33 trang

    MỤC LỤC

    Trang

    LỜI NÓI ĐẦU 1

    CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG – VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2

    I. Các loại hình tín dụng 2

    1. Khái niệm về tín dụng 2

    2. Một số hình thức tín dụng chủ yếu 3

    II. Vai trò của tín dụng ngân hàng 4

    1. Tín dụng ngân hàng góp phần làm giảm hệ số tiền nhàn rỗi trong lưu thông và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 4

    2. Tín dụng ngân hàng tác động có hiệu quả đến nhịp độ phát triển sôi động, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 5

    3. Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực vào sự phát triển công ty cổ phần, một mô hình tổ chức “hữu hiệu” trong nền kinh tế thị trường. 5

    4. Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá trình mở rộng mối giao lưu kinh tế quốc tế 6

    5. Tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông, tạo điều kiện cho quản lý lưu thông tiền tệ 6

    6. Tín dụng ngân hàng đóng vai trò kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp. 6

    CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 7

    I. Ngân hàng thương mại Việt Nam – những vấn đề cơ bản vể hoạt động tín dụng 7

    1. Khái niệm về chức năng của ngân hàng thương mại 7

    2. Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng 8

    3. Tín dụng trung và dài hạn ở các ngân hàng thương mại và các hình thức của nó 9

    III. Thực trạng hoạt động tín dụng ở sở giao dịch ngân hàng công thương Việt Nam 11

    1. Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch ngân hàng công thương Việt Nam 11

    2. Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch ngân hàng công thương Việt Nam 13

    3. Những vấn đề còn tồn tại 16

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 18

    I. Về phía các ngân hàng thương mại 18

    1. Nâng cao công tác thẩm định 18

    2. Tăng cường các biện pháp thu nợ cho ngân hàng 20

    3. Mở rộng đầu tư với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 20

    4. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. 21

    5. Thực hiện chiến lược khách hàng 22

    6. Cho vay đầy đủ kịp thời đối với các dự án có hiệu quả kinh tế 23

    7. Ngân hàng nên thực hiện tốt vai trò tư vấn đầu tư đối với các doanh nghiệp 23

    II. Về phía khách hàng 24

    III. Các vấn đề ở tầm vĩ mô về phía ngân hàng nhà nước 25

    1. Hoàn thgiện hệ thống pháp lý, ổn định tương đối chính sách quản lý kinh tế vĩ mô 25

    2. Tạo ra những cơ hội và môi trường đầu tư thuận lợi 26

    3. Tiếp tục chấn chỉnh các hoạt động của hệ thống ngân hàng – nhiệm vụ trọng tâm để vươn lên tới đủ lực cung cấp trung và dài hạn phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế 27

    KẾT LUẬN 28




    LỜI NÓI ĐẦU.

    Đầu tư sản xuất bù đắp cho những thiếu hụt của tiêu dùng, từ đó tăng số lượng việc làm, tăng thu nhập, tăng hiệu quả cận biên của tư bản và khuyến khích sản xuất phát triển. Như vậy đầu tư là chìa khoá trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia.

    Hiện nay ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp có vốn nhỏ, máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu và đang rất cần nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để cải tiến, nâng cao chất lượng sản xuất. Chính vì vậy, vai trò của Ngân hàng thương mại trong việc đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế chiếm vị trí rất quan trọng. Nó là kênh dẫn vốn chính trong nền kinh tế. Là người dẫn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đẩy nhanh sự hình thành và phát triển của thị trường vốn. Từ đó đáp ứng được nhu cầu về vốn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước.

    Các Ngân hàng thương mại ở nước ta hình thành với hoạt động trong nền kinh tế thị trường với khoảng thời gian hơn 10 năm đổi mới. Nên hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều vướng mắc, loại hình hoạt động chưa đa và phong phú, chất lượng chưa cao. Vì vậy đề tài “Giải pháp nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay” được lựa chọn. Mục tiêu của đề tài là làm rõ các khái niệm về Ngân hàng thương mại và tín dụng Ngân hàng. Trên cơ sở đó xem xét thực trạng của hoạt động này và đánh giá những ưu nhược điểm để đưa ra những kiến nghị và giải pháp về tín dụng Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.

    Ngoài lời nói đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương:

    Chương I: các loại tín dụng – Vai trò của tín dụng Ngân hàng.

    Chương II: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam.

    Chương III: giải pháp nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam.

    CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG – VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.

    I. KHÁI NIỆM

    1. Khái niệm về tín dụng

    Tín dụng xuất hiện từ khi xã hội có sự phân công lao động sản xuất và trao đổi hàng hoá. Tín dụng xuất hiện trên cơ sở sự mất cân đối về nguồn nhân lực và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực vào đời sống và sản xuất. Khu vực cần nguồn lực để sử dụng trong đời sống và sản xuất sẽ thu hút bằng cách vay mượn, thuê quyền sử dụng nguồn lực của khu vực dư thừa.

    Như vậy tín dụng là quan hệ vay mượn, là quá trình chuyển nhượng tạm thời về quyền sử dụng vốn giữa người cho vay và người đi vay. Quan hệ này được hình thành và hoạt động hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian thoả thuận. Lãi vay là chi phí cho việc sử dụng lượng vốn vay.

    Đặc điểm của tín dụng là trong quá trình tín dụng không có sự vận động của quyền sở hữu. Người đi vay chỉ được quyền sử dụng lượng vốn vay và cũng chỉ phải trả chi phí cho việc sử dụng lượng vốn này.

    Chức năng của tín dụng là cung cấp, điều phối và quản lý vốn trong nền kinh tế. Cụ thể là:

    - Huy động và tập trung vốn để cho vay: các bên của quản lý vay và đi vay đều có thể là các doanh nghiệp, dân cư hay Chính phủ (tại từng thời điểm) thiếu hay thừa vốn. Ngoài ra cung hoặc cầu cho vay còn có thể là sự gia tăng hay giảm thấp mức cung tiền tệ.

    - Kiểm soát và giám đốc bằng đồng tiền là việc đảm bảo tính hiệu quả và hợp pháp của việc sử dụng vốn. Người đi vay sẽ phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của người cho vay nhằm đảm bảo vốn vay sẽ được sử dụng có hiệu quả và đúng với mục đích ban đầu.

    Vai trò của tín dụng rất quan trọng, hoạt động tín dụng tác động tới cả hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Đó là:

    - Làm quá trình sản xuất diễn ra một cách thường xuyên và ổn định.

    - Tích tụ và tập trung vốn tạo ra sự phát triển kinh tế và hình thành nguồn vốn.

    - Về mặt xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

    - Được sử dụng như một công cụ vĩ mô để điều tiết nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấu thông qua điều chỉnh vốn, chống lạm phát ổn định tiền tệ (chính sách lãi suất, cửa sổ chiết khấu).

    - Hướng dẫn cho sản xuất và tiêu dùng.

    -Kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...