Tiến Sĩ Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Theo số liệu thống kê của 4 cuộc điều tra hộ VLSS (điều tra mức sống dân
    cư) 1993, VLSS 1998, VLSS 2002 và VLSS 2012 đã cho thấy rằng Việt Nam đã đạt
    được thành tích xuất sắc trong việc nâng cao thu nhập cho hộ trong thời kỳ 1993- 2012.
    Nếu như năm 1993, tỷ lệ nghèo tính theo chi tiêu là 58,1% đến năm 2012 chỉ còn
    khoảng 10%, một sự cắt giảm 48,1 điểm phần trăm trong vòng 19 năm. Tỷ lệ nghèo
    năm 2012 chỉ bằng 1/5 của năm 1993 là thành tựu nổi bật nếu đem so sánh với mục
    tiêu thiên niên kỷ đầu tiên của Liên hiệp quốc là giảm một nửa tỷ lệ người cực nghèo,
    trong một khoảng thời gian dài hơn từ năm 1990 đến năm 2015.
    Mặc dù thu nhập được cải thiện đáng kể, nhưng người dân nông thôn vẫn
    chiếm đa số trong cộng đồng người nghèo tại Việt Nam. Sự chênh lệch về tỷ lệ
    nghèo giữa thành thị và nông thôn là lớn và kéo dài trong suốt 4 cuộc khảo sát mặc
    dù tỷ lệ nghèo nông thôn đã giảm nhanh chóng kể từ năm 1998. Đến năm 2012, tỷ
    lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a bình quân khoảng 45%, trong
    khi tỷ lệ hộ nghèo nông thôn còn 16 % (giảm từ mức tỷ lệ cao 66% năm 1993),
    tương đương với 14,2 triệu người dân trong tổng số 60 triệu dân nông thôn vẫn sống
    trong cảnh nghèo khó với mức sống thấp. Điều này tương phản với tỷ lệ dân nghèo
    thành thị giảm từ mức 25% năm 1993 xuống chỉ còn khoảng 3 % năm 2012, do vậy
    nâng cao thu nhập cho hộ nghèo chủ yếu chỉ còn là vấn đề lớn ở khu vực nông thôn.
    Khu bảo tồn thiên nhiên cham chu có Vị trí địa lý: 22 o
    04' - 22
    o 21' vĩ độ
    Bắc,104 o
    53' - 105
    o 14' kinh độ Đông, nằm trong địa giới hành chính của 5 xã: Trung
    Hà, Hà Lang, Hòa phú (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang), Phù Lưu, Yên
    Thuận (Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang).
    Tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu là 40.274,1 ha,
    trong đó diện tích rừng đặc dụng là 15.262,3 ha, diện tích rừng đặc dụng nằm trên
    địa bàn huyện Hàm Yên là 6.168,4, và diện tích rừng đặc dụng nằm trên địa bàn
    huyện Chiêm Hóa là 9.093,9 ha, với hàng nghìn loài thực vật, động vật quý hiếm.
    Cũng chính vì sự phong phú của đa dạng sinh học dẫn đến yêu cầu bảo tồn rất cao,
    điều này làm cho thu nhập của các hộ nông dân sống trong khu bảo tồn vốn chỉ
    quen sống dựa vào các nguồn thu từ rừng bị giảm đi rất nhiều. Trong những năm
    qua, bằng sự nỗ lực của bản thân các hộ gia đình kết hợp với các chương trình hỗ
    trợ nhằm nâng cao thu nhập của Nhà nước, thu nhập của hộ nông dân khu bảo tồn
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    thiên nhiên Cham chu đã có những cải thiện đáng kể. Tiến trình chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế, các phương thức tổ chức sản xuất mới, các mô hình sản xuất mới ra đời và
    phát triển với tốc độ khá cao trên thực tế đã mang lại những hiệu quả tích cực.
    Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế
    của vùng. Đặc biệt là đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn
    thấp (Thu nhập bình quân toàn vùng đạt 4,7 triệu đồng/người/năm), tỉ lệ hộ nghèo
    cao (Tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong 5 xã thuộc khu bảo tồn là 60%), nhất là vùng đồng
    bào dân tộc, khu vực sống có điều kiện khó khăn, điều này đã phát sinh nhiều vấn
    đề xã hội và môi trường bức xúc. Trước những cơ hội và thách thức trong quá trình
    phát triển, để có thể thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ về vấn đề tăng thu
    nhập, giảm tỷ lệ nghèo đói, đặc biệt là tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho hộ
    nông dân ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham chu cần phải có những giải pháp mang
    tính toàn diện và đột phá. Chính vì lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
    Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên
    Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Nghiên cứu thực trạng thu nhập của hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên
    nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang. Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm
    nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh
    Tuyên Quang.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống các cơ sở luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập cho hộ nông dân
    nghèo.
    - Đánh giá thực trạng nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo khu bảo tồn
    thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang.
    - Nghiên cứu các quan điểm, định hướng kết hợp với thực trạng từ đó đề xuất
    các giải pháp, gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo
    khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang.
    3. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Thu nhập, các nguồn lực và cách thức sử dụng nguồn lực của hộ nông dân
    nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang.
    3.2. Nội dung nghiên cứu
    Đánh giá thực trạng thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên
    Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang. Đưa ra một số giả pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ
    nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Phân tích, đánh giá thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn
    thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010-2012.
    - Về Không gian: Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - tỉnh Tuyên Quang
    - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2010 - 2012.
    4. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Kết cấu luận văn
    gồm 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hộ nông dân và nâng cao thu nhập
    hộ nông dân
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Chương 3: Thực trạng thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên
    Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang
    Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo
    khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH . x
    MỞ ĐẦU 1
    1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Kết cấu của luận văn . 3
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU
    NHẬP VÀ NGHÈO ĐÓI 4
    1.1. Cơ sở lý luận 4
    1.1.1. Lý luận về hộ nông dân . 4
    1.1.2. Lý luận về thu nhập . 6
    1.1.2.1. Các khái niệm cơ bản . 6
    1.1.2.2. Đặc điểm thu nhập của hộ gia đình 7
    1.1.2.3. Nâng cao thu nhập 8
    1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân . 10
    1.1.2.5. Những chỉ tiêu đánh giá thu nhập hộ nông dân . 11
    1.1.3. Một số vấn đề lý luận về nghèo đói 13
    1.1.3.1. Khái niệm về nghèo đói . 14
    1.1.3.2. Các lý thuyết liên quan đến nghèo đói . 14
    1.1.3.3. Phương pháp xác định đối tượng nghèo: 18
    1.1.3.4. Nguyên nhân của nghèo đói 18
    1.2. Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho hộ nghèo trên thế giới và ở Việt Nam . 27
    1.2.1. Nâng cao thu nhập cho hộ nghèo ở một số nước trên thế giới 27
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.2.2. Thu nhập của người dân vùng núi phía bắc Việt Nam . 30
    1.2.2.1. Thuận lợi 30
    1.2.2.2. Khó khăn 32
    1.3. Các công trình nghiên cứu mới đây về thu nhập và nâng cao thu nhập cho
    người dân miền núi ở Việt Nam 34
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 36
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 36
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
    2.2.1. Phương pháp tiếp cận 36
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 37
    2.2.2.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu . 37
    2.2.2.2. Xác định chuẩn nghèo 37
    2.2.2.3. Mô hình kinh tế lượng 37
    Chương 3: THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở
    KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CHAM CHU, TỈNH TUYÊN QUANG . 40
    3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu- khu bảo tồn thiên nhiên cham chu tỉnh
    Tuyên Quang . 40
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 40
    3.1.1.1. Vị trí địa lý . 40
    3.1.1.2. Địa hình 41
    3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn . 42
    3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên . 42
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 43
    3.1.2.1.Tình hình dân sinh-xã hội . 43
    3.1.2.2. Thực trạng các ngành kinh tế chủ yếu . 49
    3.1.3. Đánh giá chung . 52
    3.1.3.1. Thuận lợi 52
    3.1.3.2. Khó khăn 53
    3.2. Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo thuộc khu bảo tồn thiên
    nhiên cham chu, tỉnh Tuyên Quang 53
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.2.1. Một số đặc điểm cơ bản về hộ nông dân đã điều tra tại khu bảo tồn thiên
    nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang 53
    3.2.1.1. Đặc điểm của chủ hộ 53
    3.2.1.2. Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra . 54
    3.2.1.3. Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra . 55
    3.2.2. Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo thuộc khu bảo tồn thiên
    nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang 61
    3.2.2.1. Thu và cơ cấu các khoản thu 61
    3.2.2.2. Chi và cơ cấu các khoản chi của hộ Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu
    tỉnh Tuyên Quang năm 2013 . 73
    3.2.2.3. Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu cho đời sống của các nhóm hộ Khu bảo tồn
    thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang năm 2013 79
    3.2.2.4. Tiết kiệm của nhóm hộ thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh
    Tuyên Quang năm 2013 82
    3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo thuộc Khu
    bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang 84
    3.2.3.1. Mô tả dữ liệu điều tra ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh
    Tuyên Quang 84
    3.2.3.2. Kết quả phân tích hồi quy 92
    Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ
    NÔNG DÂN NGHÈO KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CHAM CHU
    TỈNH TUYÊN QUANG 97
    4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển 97
    4.1.1. Quan điểm nâng cao thu nhập cho hộ dân 97
    4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu . 97
    4.2. Giải pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên
    nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang . 100
    4.2.1. Diện tích đất hộ gia đình . 101
    4.2.2. Vấn đề đi làm xa 102
    4.2.3. Vấn đề giáo dục và học vấn . 103
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    4.2.4. Vấn đề làm nông của hộ gia đình 104
    4.2.5. Số tiền vay . 105
    4.2.6. Hệ thống nông hộ và phát triển bền vững . 106
    4.2.7. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 107
    KẾT LUẬN 109
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
    PHỤ LỤC . 112
     
Đang tải...