Luận Văn Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm may mặc trên thị trường quốc tế của công ty May xuất khẩu

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên để tài: Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm may mặc trên thị trường quốc tế của Cty May XK




    Lời nói đầu

    Các doanh nghiệp muốn tồn tại trong thị trường phải luôn vận động, biến đổi để tạo cho mình một vị trí và chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định. Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi họ phải xây dựng cho được một chiến lược cạnh tranh có hiệu quả để đứng vững, và cạnh tranh không chỉ với công ty trong nước mà cả với các hãng tư bản nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Trong nền kinh tế thị trưòng của một quốc gia nói riêng và trên toàn thề giới nói chung, vấn đề cạnh tranh không phải là vấn đề mới nhưng nó luôn là vấn đề mang tính thời sự, cạnh tranh khiến thương trường ngày càng trở nên nóng bỏng.

    Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế vì những lợi ích mang lại từ hoạt động kinh tế này, nhưng mức độ tham gia còn hạn chế. Ngành may mặc của Việt Nam tuy được coi là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược hướng về xuất khẩu, nhưng lại chưa thực sự khẳng định mình trên thị trường thế giới. Lượng hàng xuất khẩu trực tiếp còn thấp, chủ yếu là thực hiện theo đơn đặt hàng gia công của nước ngoài. Do vậy, tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc chưa được quan tâm đầy đủ.

    Là một doanh nghiệp Nhà nước công ty may xuất khẩu từ khi thành lập đến nay, trải qua nhiều gian nan vất vả nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với sự phát triển của đất nước, công ty may xuất khẩu đã dần hoàn thiện mình và đang cố gắng góp phần khẳng định khả năng phát triển của ngành dệt may xuất khẩu. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, từ đó nâng khả năng thu lợi nhuận, công ty may xuất khẩu phải thực sự quan tâm tới việc lập và thực hiện hiệu quả chiến lược kinh doanh, trong đó phải đặc biệt chú trọng tới chiến lược cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của công ty trên thị trường quốc tế.

    Trong chuyên đề, với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào thực tế chuyên đề sẽ làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh. Nghiên cứu thực trạng cạnh tranh ở công ty may xuất khẩu để thấy được mức độ ảnh hưởng của cạnh tranh tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Qua đó đưa ra một số phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh ở công ty trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, hơn nữa đây cũng là một vấn đề mới và phức tạp luôn biến động nên chuyên đề không thể tránh được những thiếu sót nhất định. Vì vậy em mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô. Em cũng xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Thân Danh Phúc đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.



    Mục lục


    Lời nói đầu
    1

    Chương I : Những lý luận chung về cạnh tranh và sức cạnh tranh của sản phẩm

    I /. Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh của san phẩm 4

    1.Khái niệm cạnh tranh 4

    2. Các loại hình cạnh tranh 4

    2.1 - Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường 4

    2.2 - Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế .5

    2.3 - Căn cứ vào mức độ cạnh tranh .5

    2.4 - Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh .5

    3. Khái niệm sức cạnh tranh sản phẩm .6

    II /. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm may mặc .6

    1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp .6

    2. Nhân tố thuộc về khach quan .8

    3. Bản thân đặc thù của sản phẩm .13

    III /. Các công cụ cạnh tranh sản phẩm may mặc 13

    1.Chất lượng hàng hoá .13

    2.Giá cả 14

    3.Hình ảnh nhãn hiệu sản phẩm công ty .15

    4.Cạnh tranh về phân phối và bán hàng 16

    Chương II : Thực trạng về sức cạnh tranh sản phẩm may mặc của Công ty May Xuất Khẩu trong giai đoạn 1999 – 2003

    I /. Đặc điểm lợi thế , bất lợi thế trong cạnh tranh sản phẩm may mặc của Công ty .17

    1. Đối thủ và sản phẩm cạnh tranh chủ yếu trên thị trường quốc tế .17

    1.1- Đối thủ cạnh tranh là các Công ty trong nước .17

    1.2- Đối thủ cạnh tranh là các Công ty nước ngoài 17

    1.3- Sản phẩm cạnh tranh chủ yếu trên thị trường quốc té 17

    2. Những lợi thế cạnh tranh 18

    3. Những bất lợi thế 18

    II /. Thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm và ảnh hưởng của nó tới hiệu qủa sản xuất kinh doanh của Công ty May Xuất Khẩu 18

    1.Sức cạnh tranh về chất lượng sản phẩm .19

    2.Sức cạnh tranh về giá cả .19

    3. Sức cạnh tranh trong thiết kế, mẫu mốt 19

    4.Sức cạnh tranh về đầu mối phân phối, mô hình Marketing và xúc tiến thương mại 20

    4.1- Cạnh tranh về đầu mối phân phối 20

    4.2- Mô hình marketing và xúc tiến thương mại 20

    5.Ảnh hưởng của sức cạnh tranh sản phẩm đến hiệu quả kinh doanh 20

    5.1-Tích cực 21

    5.2-Những hạn chế và tiêu cực .22

    Chương III : Phương hướng và biện pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm may mặc của Công ty May Xuất Khẩu

    I/. Dự báo thị trường may mặc của Việt Nam đến năm 2005 - 2010 và định hướng, mục tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty .23

    1.Dự báo thị trường may mặc của Việt nam đến 2005 – 2010 .23

    2.Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty may xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2010 24

    2.1- Về hoạt động xuất khẩu 24

    2.2- Về phát triển thị trường .25

    2.3- Về tổ chức, đào tạo 26

    2.4- Phương hướng nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc 27

    2.4.1 –Về chất lượng hàng may mặc xuất khẩu 27

    2.4.2- Về mẫu mốt 28

    2.4.3- Về giá cả .28

    2.4.4- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, tiếp thị 28

    2.4.5- Dịch vụ và phương pháp phục vụ khách hàng 28

    2.4.6- Nguồn lực tài chính 29

    II/.Một số biện pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm may mặc của Công ty May Xuất Khẩu 29

    1.Về phía công ty 29

    2.Về phía nhà nước .34

    Kết luận .38

    Tài liệu tham khảo , .39



    Chương I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM



    I – KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM

    1- Khái niệm cạnh tranh

    Sự trao đổi hàng hoá phát triển rất sớm trong lịch sử phát triển loài người, nhưng chỉ đến khi xuất hiện trao đổi thông qua vật ngang giá là tiền tệ cạnh tranh mới xuất hiện. Khi nghiên cứu sâu về nền sản xuất TBCN và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật cơ bản của sự cạnh tranh là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận và qua đó đã hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị và chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vẫn là điều kiện và yếu tố kích thích kinh doanh là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và sự phát triển của xã hội nói chung.

    Tóm lại, có thể hiểu: " Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể hiện đại trên thị trường với nhau nhằm giành giật những điều kiện sản xuất thuận lợi và nơi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển ".

    2 - Các loại hình cạnh tranh :

    2.1 - Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường :

    - Cạnh tranh giữa người bán và người mua

    Là một cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt. Trên thị trường người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, nhưng người mua lại muốn mua hàng hoá với giá thấp nhất có thể. Giá cả cuối cùng được chấp nhận là giá cả thống nhất giữa người bán và người mua sau một quá trình mặc cả với nhau.

    - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau

    Là cuộc cạnh tranh dựa trên sự cạnh tranh mua. Khi số lượng hàng hoá bán ra (cung) nhỏ hơn nhu cầu cần mua của người mua (cầu) tức là hàng hoá khan hiếm thì cuộc cạnh tranh trở nên quyết liệt, giá cả sẽ tăng lên vì người mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá cần mua.

    - Cạnh tranh giữa người bán với người bán:

    Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, thủ tiêu lẫn nhau để giành khách hàng và thị trường, cuộc cạnh tranh dẫn đến là giá cả giảm xuống và có lợi cho thị trường. Trong khi đó đối với những doanh nghiệp khi tham gia thị trường không chịu được sức ép sẽ phải bỏ thị trường, nhường thị phần của mình cho các doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh hơn.

    2.2 - Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế :

    - Cạnh tranh trong nội bộ ngành

    Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch bằng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất làm cho giá trị hàng hoá cá biệt do doanh nghiệp sản xuất ra nhỏ hơn giá trị xã hội. Kết quả cuộc cạnh tranh này làm cho kỹ thuật sản xuất phát triển hơn.

    - Cạnh tranh giữa các ngành

    Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh giữa các doanh nghiệp trong các ngành với nhau nhằm giành giật lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này xuất hiện sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành khác nhau, kết quả hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

    2.3 - Căn cứ vào mức độ cạnh tranh :

    - Cạnh tranh hoàn hảo:

    Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có nhiều người bán và không người nào có ưu thế để cung cấp một số lượng sản phẩm quan trọng mà có thể ảnh hưởng tới giá cả. Các sản phẩm làm ra được người mua xem là đồng nhất tức là ít có sự khác nhau về quy cách, phẩm chất, mẫu mã. Người bán tham gia trên thị trường chỉ có cách thích ứng với giá cả trên thị trường, họ chủ yếu tìm cách giảm chi phí và sản xuất một mức sản phẩm đến mức giới hạn mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên.

    - Cạnh tranh không hoàn hảo:

    Là cuộc cạnh tranh trên thị trường mà phần lớn sản phẩm của họ là không đồng nhất với nhau, mỗi sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau. Mỗi nhãn hiệu đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau mặc dù khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Người bán có uy tín độc đáo đói với người mua do nhiều lý do khác nhau như khách hàng quen, gây được lòng tin. Người bán lôi kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều cách: Quảng cáo, cung cấp dịch vụ, tín dụng ưu đãi trong giá cả . đây là loại cạnh tranh rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay.

    - Cạnh tranh độc quyền:

    Là cạnh tranh trên thị trường ở đó chỉ có một số người bán sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không độc nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra trên thị trường. Thị trường có sự pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh được gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền. Điều kiện ra nhập hoặc rút khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều cản trở: Do vốn đàu tư lớn hay do độc quyền bí quyết công nghệ. Trong thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá. Họ có thể định giá cao hơn hoặc thấp hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm, cốt sao cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa.

    2.4 - Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh, người ta chia thành :

    - Cạnh tranh lành mạnh:

    Cạnh tranh lành mạnh là cuộc cạnh tranh mà các chủ thể tham gia kinh doanh trên thi trường dùng chính tiềm năng, nội lực của mình để cạnh tranh với các đối thủ. Những nội lực đó là khả năng về tài chính, về nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về uy tín, hình ảnh của Công ty . trên thị trường hay của tất cả những gì tựu chung trong hàng hoá bao gồm cả hàng hoá cứng (hàng hoá hiện vật) và hàng hoá mềm (dịch vụ)

    - Cạnh tranh không lành mạnh

    Là cạnh tranh không bằng chính nội lực thực sự của doanh nghiệp mà dùng những thủ đoạn, mánh lới, mưu mẹo nhằm cạnh tranh một cách không công khai thông qua việc trốn tránh các nghĩa vụ mà Nhà nước yêu cầu và luồn lách qua những kẽ hở của pháp luật.
     
Đang tải...