Luận Văn Giải pháp nâng cao Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay (118 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Chưa kể vài chục triệu người khác vẫn giữ tín ngưỡng dân gian truyền thống, chỉ tính riêng 6 tôn giáo lớn, ở nước ta đã có gần 1/3 dân số cả nước sinh hoạt tôn giáo thường xuyên. Tôn giáo trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Trong tình hình đó, Đảng và Nhà nước xác định phải tăng cường công tác tôn giáo để vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo để đi ngược lại lợi ích căn bản của nhân dân. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo là vấn đề hết sức quan trọng, nó phải được sự quan tâm của các ngành, các cấp và cần được tiến hành trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta từng bước hoàn thiện chính sách tôn giáo, tăng cường quản lý nhà nước đối với tôn giáo bằng pháp luật; hướng cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng vai trò của các tôn giáo trong đời sống nhân dân; kiên quyết uốn nắn nhận thức lệch lạc, những khuyết điểm nhằm thực hiện triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Lâm Đồng là một tỉnh miền núi với dân số khoảng một triệu người, nhưng có tới 60% dân số theo Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài. Ngoài ra, một bộ phận nhân dân còn theo tín ngưỡng truyền thống. Phần đông tín đồ các tôn giáo có trình độ dân trí thấp, còn mê tín, thậm chí cuồng tín, nên dễ bị các thế lực tiêu cực kích động, lợi dụng vào các mục đích chính trị xấu.
    Hiện nay, tuy hoạt động của các tôn giáo có xu hướng đồng hành với dân tộc, mang tính thuần túy tôn giáo, nhưng bên cạnh đó vẫn có tình trạng lúc này hay lúc khác hoạt động của một số tôn giáo diễn ra không bình thường, có phần lấn lướt chính quyền, vi phạm một số quy định của Nhà nước về xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, in ấn, phát tán kinh sách; lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo để khuếch trương thanh thế. Hiện tượng bói toán, mê tín còn diễn ra tràn lan. Một số chức sắc các tôn giáo ngấm ngầm chống đối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các dòng tu, hội đoàn và Gia đình phật tử thông qua các hình thức sinh hoạt phong phú đã thu hút khá đông thanh, thiếu niên tham gia sinh hoạt tôn giáo. Hoạt động truyền đạo trái phép của một số tôn giáo vào vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa ngày càng gia tăng. Việc các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo để kích động quần chúng chống đối chính quyền vẫn lẻ tẻ diễn ra ở một số nơi.
    Trước tình hình đó, Tỉnh ủy đã tăng cường chỉ đạo quản lý nhà nước đối với tôn giáo, nên đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo còn có nhiều hạn chế: sự phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu tập trung và đồng bộ; việc phân định chức năng quản lý của các cấp chính quyền không rõ ràng, còn đùn đẩy cho nhau. Điều đó vô tình đã tạo ra những sơ hở, thiếu chặt chẽ; giải quyết không đúng thẩm quyền. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo còn hạn chế. Do đó, một số cơ quan quản lý nhà nước cũng vi phạm chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
    Trước tình hình đó, việc tìm ra những phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Nhà nước trên địa bàn nhằm vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh của quần chúng, vừa đảm bảo cho chính sách tôn giáo không bị vi phạm, vừa đấu tranh có hiệu quả chống địch lợi dụng tôn giáo là việc làm cần thiết.
    Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp" trở thành vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn ở Lâm Đồng hiện nay.
    [TABLE="class: cms_table"]
    [TR]
    [TD]
    MỤC LỤC
    [/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 1
    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA
    LÂM ĐỒNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
    [/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.[/TD]
    [TD]Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.1.[/TD]
    [TD]Điều kiện tự nhiên[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.2.[/TD]
    [TD]Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.[/TD]
    [TD]Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng và một số đặc điểm cơ bản của nó[/TD]
    [TD]16[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.1.[/TD]
    [TD]Bức tranh khái quát tình hình tôn giáo ở Lâm Đồng[/TD]
    [TD]16[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.2.[/TD]
    [TD]Một số đặc điểm cơ bản của tôn giáo ở Lâm Đồng[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 2:
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
    Ở LÂM ĐỒNG
    [/TD]
    [TD]29[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.[/TD]
    [TD]Thành tựu và hạn chế trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng, nguyên nhân[/TD]
    [TD]29[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.1.[/TD]
    [TD]Thành tựu[/TD]
    [TD]29[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2.[/TD]
    [TD]Hạn chế[/TD]
    [TD]40[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.3.[/TD]
    [TD]Nguyên nhân thành tựu và hạn chế[/TD]
    [TD]43[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.[/TD]
    [TD]Một số vấn đề đặt ra hiện nay trên lĩnh vực quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng[/TD]
    [TD]53[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.1.[/TD]
    [TD]Vấn đề địch lợi dụng tôn giáo và khó khăn trong cuộc đấu tranh của ta[/TD]
    [TD]53[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.2.[/TD]
    [TD]Vấn đề đặt ra liên quan tới việc quản lý một số mặt của các tôn giáo[/TD]
    [TD]57[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.3.[/TD]
    [TD]Việc xử lý các khiếu tố, khiếu nại liên quan đến tôn giáo và vi phạm chính sách tôn giáo - khả năng có hạn trong việc giải quyết của ta[/TD]
    [TD]65[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 3
    MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
    QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở LÂM ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]67[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.[/TD]
    [TD]Một số phương hướng cơ bản[/TD]
    [TD]67[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.1.[/TD]
    [TD]Tập trung giải quyết dứt điểm một số vấn đề nổi cộm hiện nay[/TD]
    [TD]67[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.2.[/TD]
    [TD]Xử lý nghiêm minh các hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại chính quyền[/TD]
    [TD]72[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.3.[/TD]
    [TD]Nâng cao sự chỉ đạo của Tỉnh ủy trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo[/TD]
    [TD]72[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.[/TD]
    [TD]Một số giải pháp chủ yếu[/TD]
    [TD]73[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1.[/TD]
    [TD]Ở tầm vĩ mô[/TD]
    [TD]73[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2.[/TD]
    [TD]Ở cấp tỉnh và cơ sở thuộc tỉnh[/TD]
    [TD]76[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]92[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]94[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]PHỤ LỤC[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...