Luận Văn Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Hà Tây

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 20/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động của các tổ chức tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút lượng vốn lớn để cho các doanh nghiệp vay, thực hiện tái đầu tư thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây chính là hoạt động truyền thống, chủ yếu của Ngân hàng. Chính vì vậy, kết quả huy động vốn và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng cao hay thấp có ảnh hưởng không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân tổ chức tín dụng mà nó còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế, đặc biệt là đối với một nền kinh tế vừa bước ra khỏi cơ chế bao cấp và đang khởi sắc trong những bước đầu đổi mới như ở nước ta.
    Hoà mình với công việc đổi mới chung của đất nước, cùng góp phần vào những thành tựu đã đạt được trong thập niên qua, ngành Ngân hàng đã phải vượt qua không ít khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước. Vì mục tiêu này, không ai khác mà chính hệ thống Ngân hàng phải trở thành bàn đạp vững chắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, 10 năm đổi mới chưa phải là nhiều, Ngân hàng còn phải giải quyết nhiều những khó khăn trước mắt mà một trong những vấn đề nổi cộm là hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng hiện nay.
    Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Thương mại Quốc doanh - Ngân hàng Công Thương Tỉnh Hà Tây đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực Tỉnh Hà Tây nói riêng. Song cũng không tránh khỏi những khó khăn chung. Nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn để củng cố sự tồn tại và phát triển ngân hàng, đã đang và sẽ là những vấn đề được quan tâm bởi Ngân hàng Công Thương Tỉnh Hà Tây và hệ thống ngân hàng.
    Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương mại Hà Tây, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và hoàn thành đề tài: "Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Hà Tây". Với cấu trúc như sau:
    Chương I: Một số lý luận cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng Thương mại.
    Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Công Thương tỉnh Hà Tây.
    Chương III: Giải pháp nâng cao công tác nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Công Thương tỉnh Hà Tây.
    Do thời gian có hạn, vấn đề lại rất phức tạp và đa dạng, hơn nữa khả năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, nên những gì em trình bày trong chuyên đề khó tránh khỏi sai sót, rất mong có sự bổ xung, góp ý hướng dẫn của các thầy, cô và cơ sở nơi em thực tập.
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1. Vai trò – chức năng của Ngân hàng thương mại
    1.1. Ngân hàng thương mại và vai trò của nó trong nềnkinh tế thị trường
    1.1.1. Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
    1.1.2.Ngân hàng thương mại là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường
    1.1.3. Ngân hàng thương mại là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
    1.1.4. Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế
    1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại
    1.2.1. Chức năng làm trung gian tín dụng
    1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán
    1.2.3. Chức năng tạo tiền
    2. Vốn – tầm quan trọng của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
    2.1. Vốn của Ngân hàng thương mại
    2.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
    2.1.2. Nguồn vốn huy động
    2.2. Vốn huy động và vai trò của nó đối với Ngân hàng thương mại
    2.3. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại
    2.3.1. Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi
    2.3.2. Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá
    2.3.3. Vay Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY
    1. Khái quát về tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương HT
    1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển và cơ cấu tổ chức của chi nhánh.
    1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
    1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
    1. 2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT- HT.
    1. 3. Nguồn vốn của NHCT_ht
    1. 4. Công tác sử dụng vốn.
    1. 5. Các nghiệp vụ khác của NHCT HT
    2. Tình hình thực tế về công tác huy động vốn tại NHCT HT
    3. Quy trình của một số hoạt động cụ thể
    3. 1. Quy trình cho vay tại NHCT HT
    3. 1.1. Giai đoạn trước khi cho vay
    3. 1.2. Giai đoạn trong khi cho vay
    3. 1.3. Giai đoạn sau khi cho vay
    3. 1.4. Kiểm soát và xử lý khoản vay của NHCT – HT
    3.2. Quy trình kế toán
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TÂY
    1. Định hướng và Mục tiêu
    2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ huy động vốn tại chi nhánh NHCT HT
    2.1. Chi nhánh cần tăng cường và đa dạng hoá hình thức huy động vốn
    2. 2. Có chính sách thích hợp trong việc khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản tại Ngân hàng.
    2.2.1. Đối với thủ tục mở tài khoản tại chi nhánh
    2.2.2. Mở rộng các loại hình dịch vụ Ngân hàng
    2.3. Nâng cao chất lượng đầu ra
    2.4. Nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng
    2.5. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng
    2.6. Đẩy mạnh chiến lược Marketing cho toàn bộ hoạt động Ngân hàng
    3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước
    3.1. Đối với Nhà nước
    3.1.1. Tạo môi trường pháp lý đồng bộ và ổn định
    3.1.2. Tạo môi trường tâm lý
    3.1.3. Tăng cường biện pháp quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp
    3.1.4. Bảo đảm môi trường kinh tế ổn định
    3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
    3.2.1. Tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế chính sách tiền tệ, tín dụng cho các Ngân hàng thương mại
    3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động của các Ngân hàng thương mại
    3.2.3. Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo hiểm tiền gửi.
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...