Báo Cáo Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng ĐBSCL trong bối cảnh hội nh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên
    các trường đại học ở vùng ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập

    ABSTRACT
    The article addresses necessary forms of faculty training; then it suggests solutions to organizing training and retraining activities to enhance the teaching staff’s competences in the Mekong Delta universities at the time of integration.
    Keywords: Teaching staff, training, retraining, competence, integration.
    Title: Solutions to Organizing Training and Retraining Activities to Enhance the Teaching Staff’s Competences in the Mekong Delta Universities at the Time of Integration
    TÓM TẮT
    Bài viết nêu ra những loại hình cần thiết phải bồi dưỡng giảng viên; từ đó, đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập.
    Từ khóa: Đội ngũ giảng viên, đào tạo, bồi dưỡng, năng lực, hội nhập.
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Có một thực tế được chấp nhận một cách rộng rãi rằng, hiện nay, trong lĩnh vực nghề nghiệp, nếu chỉ dừng ở mức những gì được đào tạo (ĐT) nơi trường qui thì chắc chắn năng lực hành nghề sẽ khó có chỗ đứng vững chãi trong một thị trường lao động mang tính cạnh tranh cao, nhất là trong giai đoạn hội nhập; và vì thế, nguy cơ bị đào thải là có tính thường trực. Do đó, năng lực nghề nghiệp đòi hỏi phải luôn được cập nhật, nâng cao và hoàn thiện. Vì vậy, bồi dưỡng (BD) người giảng viên (GV) sau ĐT là con đường tất yếu phải theo.
    Với giáo dục (GD) đổi mới, việc BD sau ĐT càng đòi hỏi cấp bách. Bởi lẽ, chất lượng GV là đại lượng không thể bất biến, cả về bề rộng và chiều sâu của nội hàm. Biểu đồ nâng cao năng lực nghề nghiệp đối với GV phải như đường xoáy “trôn ốc” theo chiều đi lên và tuyệt nhiên không có điểm dừng. Điều này cũng có nghĩa: có được học vị thạc sĩ, tiến sĩ chưa thể được xem là điều kiện đủ của giảng viên đại học (ĐH), đặc biệt đối với các GV trẻ, khi mà kinh nghiệm giảng dạy và thực tiễn nghề nghiệp vẫn chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học (GDĐH) hiện nay, việc BD nâng cấp, hoàn thiện đội ngũ giảng viên (ĐNGV) đòi hỏi các trường ĐH cần tìm kiếm phương sách mới cho công tác ĐT, BD GV của mình theo định hướng: đúng đối tượng, nhanh, vững chắc để xây dựng kế hoạch ĐT và BD cán bộ khoa học cho xã hội trong thời kì mới. Toàn bộ công việc này phải cần được thể chế hóa bằng các văn bản qui định của mỗi trường.
    Dưới góc độ quản lí và là người trong cuộc, ở bài viết này, chúng tôi muốn xác định cụ thể nhu cầu ĐT, BD GV ở các trường ĐH khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); từ đó, đề xuất những vấn đề mang tính giải pháp nhằm nâng cao năng lực ĐNGV các trường ĐH nơi đây.
    2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU, LOẠI HÌNH BỒI DƯỠNG ĐNGV ĐẠI HỌC Ở VÙNG ĐBSCL
    Năm học 2008 - 2009, vùng ĐBSCL có 11 trường ĐH (trong đó có 4 trường ngoài công lập), với 2.926 GV đang ĐT 73.285 sinh viên (SV) hệ chính qui và 33.443 SV hệ không chính qui. Những chỉ số về ĐNGV được dẫn ra từ kết quả khảo sát trực tiếp của chúng tôi tại 11 trường ĐH này như sau:
    Bảng thống kê tình hình ĐNGV các trường ĐH ở vùng ĐBSCL
    [TABLE="width: 600"]
    [TR]
    [TD] Vài chỉ số về ĐNGV
    [/TD]
    [TD]Số lượng (người)
    [/TD]
    [TD] Tỉ lệ (%)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng số GV
    [/TD]
    [TD] 2.926
    [/TD]
    [TD] 100
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GV nữ
    [/TD]
    [TD] 1.274
    [/TD]
    [TD] 43,4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GV có học hàm giáo sư, phó giáo sư
    [/TD]
    [TD] 21
    [/TD]
    [TD] 0,7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GV có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học
    [/TD]
    [TD] 201
    [/TD]
    [TD] 7,0
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GV có học vị thạc sĩ
    [/TD]
    [TD] 1.111
    [/TD]
    [TD] 38,0
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GV có chức danh GV chính, GV cao cấp
    [/TD]
    [TD] 572
    [/TD]
    [TD] 17,1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GV đang xếp ngạch giáo viên trung học
    [/TD]
    [TD] 154
    [/TD]
    [TD] 5,2
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GV chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    [/TD]
    [TD] 554
    [/TD]
    [TD] 18,9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GV có thâm niên dạy học trên 30 năm
    [/TD]
    [TD] 377
    [/TD]
    [TD] 12,9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GV có thâm niên dạy học dưới 10 năm
    [/TD]
    [TD] 1.241
    [/TD]
    [TD] 42,5
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    (Nguồn: Tác giả tự điều tra từ 11 trường ĐH ở vùng ĐBSCL, tháng 9/2008)
    Đi sâu tìm hiểu vấn đề ĐNGV ở các trường trên, chúng tôi nhận thấy: Trường ĐH Cần Thơ đã thể hiện được lực lượng GV mạnh nhất trong khu vực. Đặc biệt, trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghệ sinh học, trường này luôn có những chuyên gia đầu ngành không chỉ trong nước mà còn có uy tín đối với các trường ĐH trên thế giới. Những trường trong vùng mới thành lập trong giai đoạn từ 2006 đến 2008, số lượng GV có trình độ tiến sĩ đang rất ít. Cụ thể: cả 11 trường có 201 tiến sĩ (Trường ĐH Cần Thơ đã chiếm 142 trong số này), tỉ lệ GV có học vị tiến sĩ tính chung cho toàn vùng chỉ là 7,0% (cả ba Trường ĐH Tiền Giang, Trường ĐH Trà Vinh và Trường ĐH Bạc Liêu chỉ có 7 tiến sĩ - hơn 1%), trong khi cả nước GV đại học có học vị tiến sĩ chiếm xấp xỉ 15% (theo Nguyễn Thiện Nhân, 2008). Nếu kể đến tỉ lệ học vị thạc sĩ thì ở các trường ĐH khu vực ĐBSCL chiếm 38,0% (cả nước tỉ lệ này là 40,35%). Chỉ hai Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Y Dược Cần Thơ có 20 PGS và Trường ĐH An Giang có 1 GS (cả nước có 303 GS và 1805 PGS). Đối chiếu với tiêu chuẩn các ngạch công chức giảng dạy ở bậc ĐH của Điều lệ trường ĐH và so sánh với các khu vực Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thì ĐNGV ở ĐBSCL đang thuộc vào “tốp vùng trũng”. Thật khó xác định vị thế thực sự của một trường ĐH khi mà ĐNGV của trường đó chỉ 0,4% có học vị tiến sĩ, chưa có GS, PGS, chưa có hoạt động ĐT sau ĐH. Có lẽ đây là một thực tế đáng lưu tâm nhất, bất cập lớn nhất và là bài toán nan giải nhất về nguồn lực con người - vấn đề mà Bộ GD và ĐT nói chung, các trường ĐH trong khu vực ĐBSCL nói riêng đang phải đối mặt. Bởi nó, cũng chính là thách thức lớn nhất cho ngành GD của chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế mà những nhà quản lí cần phải sớm tìm ra giải pháp khắc phục nhanh chóng và triệt để.
    Từ hiện trạng trên, kết hợp với khảo sát và quan sát của chúng tôi, nhu cầu BD ĐNGV các trường ĐH ở vùng ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay, có thể được chia thành 3 loại:
    2.1. Loại nhu cầu thứ nhất, chúng tôi tạm gọi là nhu cầu đạt chuẩn trình độ: ĐT và BD GV tiềm lực chuyên môn để đáp ứng việc giảng dạy trước mắt và tiêu chuẩn chất lượng cán bộ theo chức danh GV, đạt tỉ lệ chuẩn của điều lệ trường ĐH. Cụ thể, có những “tốp” GV cần BD năng lực chuyên môn như sau:
    Ở 11 trường trong vùng, có 154 người (chiếm 5,2%) làm nhiệm vụ giảng dạy ở ĐH, nhưng đang xếp ngạch giáo viên trung học (ở các trường mới được nâng cấp ĐH từ các trường Cao đẳng), cần phải BD đặc biệt về năng lực chuyên môn; đảm bảo đủ trình độ xử lí các giáo trình ở ĐH.
    Các trường ĐH trong vùng đang còn tới khoảng 1600 GV chưa có bằng sau ĐH. Tuy nhiên, nếu căn cứ “chuẩn” cần đạt tới cho các trường ĐH theo Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ - năm 2010 có 40% GV có trình độ thạc sĩ và 25% GV có trình độ tiến sĩ (Chính phủ, 2005) - thì lượng GV cần phải ĐT tiến sĩ ít nhất là 527 người (chiếm 18% số lượng GV hiện nay của các trường trong khu vực). Số lượng cần ĐT thạc sĩ không lớn nhưng các GV trẻ cũng cần được liên tục và luân phiên đi ĐT nâng tiềm lực chuyên môn cho họ; đồng thời tạo nguồn cho ĐT cấp cao hơn.
    Cán bộ quản lí ở các trường có 156/212 trưởng khoa và trưởng bộ môn (BM) chỉ có trình độ thạc sĩ (thậm chí có 8 trưởng khoa và trưởng BM chỉ trình độ cử nhân), cần được ưu tiên ĐT nâng cấp để có đủ năng lực lãnh đạo chuyên môn. Không những thế, trong vài năm tới cần phải ĐT nguồn cho cấp trưởng khoa, trưởng BM có bằng tiến sĩ, ít nhất là 164 người (kể cả đương chức và người kế cận) để đáp ứng qui định của điều lệ trường ĐH.
    2.2. Loại nhu cầu thứ hai, chúng tôi tạm gọi là nhu cầu đạt chuẩn kĩ năng nghiệp vụ sư phạm: BD năng lực sư phạm cho các GV mới, GV ngoài ngành sư phạm để nâng cao kĩ năng sử dụng các PPDH cũng như xử lí các tình huống sư phạm nói chung của ĐNGV, góp phần thay đổi chất lượng dạy ĐH.
    Muốn thay đổi chất lượng giảng dạy ĐH, không những ĐNGV cần được BD chuyên môn mà họ còn rất cần được BD kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm. Hiện có 554 người (chiếm 18,9%) cần phải được BD và hoàn thành ngay chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để họ thực thi các nhiệm vụ sư phạm mới mà các trường đã đề ra như: thay đổi PPDH, cải tiến bài giảng, rút ngắn thời gian giảng dạy trên lớp, sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học . Họ là những “đầu tàu”, là lực lượng chính trong công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng GDĐH hiện nay.
    Hàng năm, các trường đều tuyển chọn SV mới tốt nghiệp làm GV. Con số GV trẻ này hiện nay đã lên tới 42,5 % tổng số GV của khu vực. Ngoài việc họ phải phấn đấu về chuyên môn, các trường cũng cần bố trí kế hoạch BD nghiệp vụ sư phạm ngay từ đầu một cách có bài bản để họ không lúng túng khi đứng lớp những giờ đầu tiên, song đặc biệt hơn là để họ không bị ảnh hưởng bởi những cách làm tùy tiện trên lớp hoặc khi giải quyết các tình huống sư phạm.
    2.3. Loại nhu cầu thứ ba, chúng tôi tạm gọi là nhu cầu đạt chuẩn cán bộ đầu đàn: BD cán bộ đầu đàn nhằm chủ động ĐT nguồn GV có chất lượng cao, củng cố thương hiệu cho mỗi trường ĐH.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...