Luận Văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của công ty Viễn thông Quân đ

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Viễn thông là một ngành kinh tế thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nền
    kinh tế quốc dân, đồng thời là một công cụ phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và
    Nhà nước. Mặc khác, Viễn thông còn có nhiệm vụ phục vụ quảng đại quần
    chúng nhân dân khắp mọi nơi, vào mọi lúc theo yêu cầu cơ bản là: nhanh
    chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện và thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ.
    Giai đoạn phát triển xã hội hiện nay là giai đoạn bùng nổ thông tin.
    Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển, mối quan hệ giữa các
    đối tác không ngừng được mở rộng, lượng thông tin đòi hỏi phải xử lý tăng
    với tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng quy mô sản xuất kinh doanh. Lúc
    này thông tin trở thành một nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia, được chú
    ý quan tâm như một nguồn tài nguyên đất nước. Thông tin được xem như một
    nguồn lực không bao giờ cạn kiệt và nó ngày càng tăng lên về mặt số lượng
    và hoàn thiện về mặt chất lượng.
    Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của
    miền Trung, có thành phố Huế được Chính phủ công nhận là đô thị loại I, là
    thành phố đang phấn đấu trở thành thành phố Festival của cả nước, có quần
    thể di tích được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Do đó, việc cung cấp
    thông tin di động với chất lượng cao, hiệu quả và ngày càng phát triển là một
    trong những điều kiện cơ bản để góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển
    kinh tế - xã hội của đất nước ta nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.
    Có lẽ chưa bao giờ thị trường thông tin di động lại phát triển mạnh mẽ
    như một vài năm trở lại đây và cũng trong sự phát triển đó cho thấy mức độ
    cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường như MobiFone,
    1
    VinaPhone, Viettel, Sfone, HT Mobile .ngày càng trở nên khốc liệt. Mỗi nhà
    cung cấp đều đưa ra những chiến lược, chiến thuật kinh doanh để giành giật
    cũng như bảo vệ thị phần của mình trên thị trường.
    Chính thức tham gia vào thị trường di động tháng 10/2004, với tư cách
    là người thách thức thị trường, công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đã nêu
    cao phương châm “đặt mình vào chỗ chết để sống” và áp dụng chiến lược
    “tấn công gọng kìm”, đối với những người dẫn đầu thị trường, Viettel đã tạo
    ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt với các nhà cung cấp trên thị trường.
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
    tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di
    động của công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Thừa Thiên Huế”
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu chung
    Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, đề xuất các biện pháp
    nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của công
    ty Viễn thông Quân đội tại Thừa Thiên Huế.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực
    cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp viễn thông.
    - Đánh giá thực trạng và hiệu quả Công ty Viễn thông Quân đội từ
    tháng 10/2004 đến năm 2006; Phát hiện những thế mạnh và hạn chế của công
    ty trên thị trường Thừa Thiên Huế.
    - Đề xuất các định hướng và biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh
    để phát triển công ty Viễn thông Quân đội trên thị trường Thừa Thiên Huế.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của 3 nhà cung cấp
    Mobifone, VinaPhone, Viettel trên thị trường Thừa Thiên Huế: số trạm thu
    2
    phát sóng, giá cả, sản phẩm, kênh phân phối, thị phần, đánh giá của người tiêu
    dùng về dịch vụ đối với 3 nhà cung cấp.
    - Phạm vi nội dung đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lý
    luận và thực tiễn của việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển của
    Viettel so với 2 nhà cung cấp Mobifone và VinaPhone tại Thừa Thiên Huế.
    Cơ sở lí luận của đề tài được kiểm nghiệm và minh hoạ bằng tình hình
    thực tế thông qua việc điều tra phân tích 200 người sử dụng điện thoại di động
    tại huyện Phú Lộc, Hương Thủy, Phong Điền và thành phố Huế.
    Từ các chỉ tiêu thu thập này tiến hành phân tích, tìm ra các nhân tố ảnh
    hưởng và đề xuất các biện pháp giải quyết chủ yếu nhằm nâng cao năng lực
    cạnh tranh và phát triển công ty Viễn thông Quân đội tại Thừa Thiên Huế.
    Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh
    tranh và phát triển của công ty Viễn thông Quân đội ở huyện Phú Lộc, Hương
    Thuỷ, Phong Điền, thành phố Huế.
    Phạm vi về thời gian: các tài liệu phục vụ đánh giá hiện trạng được thu
    thập trong khoảng thời gian từ 10/2004 đến năm 2006, các cơ chế, chính sách,
    định hướng giải pháp xây dựng, đề xuất cho các năm đến 2010 và định hướng
    đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...