Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
    MỤC LỤC

    Mở đầu: 1
    Chương 1:Một số vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa 5
    1.1 Khỏi quỏt về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu 5
    1.1.1. Khỏi niệm về cạnh tranh . 5
    1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh . 9
    1.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu . 11
    1.2. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong bối cảnh hội nhập . 11
    1.2.1. Khỏi quỏt về DNNVV 11
    1.2.2. Hội nhập–sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV. 18
    1.3. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV trong xuất khẩu 20
    1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNNVV 20
    1.3.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của doanh nghiệp 23
    1.3.3. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVVtrong xuất khẩu . 26
    1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV một số nước trên thế giới và bài học cho cỏc DNNVV Việt Nam .28
    1.4.1. Kinh nghiệm . 28
    1.4.2. Bài học rỳt ra cho cỏc DNNVV Việt Nam 31
    Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các DNNVV của Việt Nam. 33
    2.1. Vài nột về hoạt động xuất khẩu của các DNNVV 33
    2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu qua một số năm 33
    2.1.2. Thị trường xuất khẩu 35
    2.1.3. Cỏc mặt hàng xuất khẩu chủ yếu . 37
    2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các DNNVV của Việt Nam. 38
    2.2.1. Thị phần xuất khẩu của cỏc doanh nghiệp nhỏ và vừa 38
    2.2.2. Thực trạng về mặt hàng và chất lượng sản phẩm xuất khẩu của các DNNVV. 41
    2.2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của DNNVV Việt Nam. 46
    2.2.3.1. Thực trạng về năng lực làm việc và trỡnh độ tay nghề của người lao động. 46
    2.2.3.2. Công tác nghiên cứu thị trường của các DNNVV Việt Nam . 47
    2.2.3.3. Thực trạng công tác quản trị hệ thống phân phối và quảng bá thương hiệu của các DNNVV 51
    2.2.3.4. Thực trạng khả năng khai thác lợi thế và hỡnh thành cỏc liờn kết trong tạo dựng năng lực cạnh tranh của các DNNVV . 55
    2.2.3.5. Thực trạng công tác quản trị chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và đổi mới mặt hàng tại các DNNVV . 57
    2.2.4. Thực trạng phương thức và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu của các DNNVV. 60
    2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các DNNVV Việt Nam. 62
    2.3.1. Về năng lực lónh đạo và quản trị doanh nghiệp 63
    2.3.2. Khả năng khai thác các công cụ cạnh tranh tại các DNNVV 65
    2.3.3. Chất lượng sản phẩm và hỡnh ảnh thương hiệu 65
    2.3.4. Sự liờn kết giữa cỏc doanh nghiệp trong xuất khẩu 67
    Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các DNNVV của Việt Nam . 69
    3.1. Những thách thức và khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 69
    3.2. Định hướng phát triển các DNNVV của Việt Nam trong thời gian tới. 71
    3.2.1. Đổi mới về tư duy 71
    3.2.2. Phát triển DNNVV là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xó hội ở nước ta 72
    3.2.3. Ưu tiên phát triển DNNVV theo hướng CNH- HDH nông nghiệp và nông thôn. 73
    3.2.4. Gắn phỏt triển DNNVV với doanh nghiệp lớn 73
    3.2.5. Tăng cường hỗ trợ phát triển các DNNVV đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 74
    3.3. Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của cỏc DNNVV của Việt Nam. . 75
    3.3.1. Cỏc giải phỏp vĩ mụ . 76
    3.3.1.1. Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh 76
    3.3.1.2. Hoàn thiện cỏc chớnh sỏch kinh tế - xó hội cú liờn quan 77
    3.3.2. Cỏc giải phỏp thuộc về doanh nghiệp 80
    3.3.2.1. Nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng, đổi mới và hạ giá bán sản phẩm. 80
    3.3.2.2. Giải pháp về xâm nhập và phát triển thị trường . 85
    3.3.2.3. Hỡnh thành cỏc liờn kết trong xuất khẩu . 88
    3.3.2.4. Giải pháp về bồi dưỡng đội ngũ và sử dụng hợp lý nguồn nhõn lực 92
    Kết luận 94

    DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT:

    [TABLE="width: 642"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ASEAN
    (Association of Southeast Asian Nations)[/TD]
    [TD]Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]AFTA (ASEAN Free Trade Area)[/TD]
    [TD]Khu vực mậu dịch tự do ASEAN[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]APEC
    (Asia-Pacific Economic Cooperation)[/TD]
    [TD]Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DNNVV[/TD]
    [TD]Doanh nghiệp nhỏ và vừa[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]EU (European Union)[/TD]
    [TD]Liên minh Châu Âu[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]OPEC
    (Organization of Petroleum Exporting Countries)[/TD]
    [TD]Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]WTO (World Trade Organization)[/TD]
    [TD]Tổ chức thương mại thế giới[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]








    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

    A. BẢNG BIỂU:

    [TABLE="width: 623"]
    [TR]
    [TD]Bảng 1.1:[/TD]
    [TD]Tiêu chí xác định DNNVV của một số nước trên thế giới[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 1.2:[/TD]
    [TD]Quy mô trung bình các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.1:[/TD]
    [TD]Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua một số năm[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.2:[/TD]
    [TD]Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2004[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.3:[/TD]
    [TD]Mức độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu của các DNNVV[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Bảng 2.4:[/TD]
    [TD]Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các DNNVV[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.5:[/TD]
    [TD]Mức độ quan tâm tới vấn đề đổi mới công nghệ của các DNNVV[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.6:[/TD]
    [TD]Công tác nghiên cứu thị trường và khách hàng của các DNNVV[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.7:[/TD]
    [TD]Các công cụ xúc tiến thương mại đang được sử dụng tại các DNNVV[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.8:[/TD]
    [TD]Mức độ quan tâm của DNNVV đến các tiêu chí của bao bì thuỷ sản[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.9:[/TD]
    [TD]Trình độ giám đốc doanh nghiệp (%)[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    B. HÌNH VẼ:

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Hình 2.1:[/TD]
    [TD]Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường chính[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.2:[/TD]
    [TD]Gia tăng kim ngạch XK của một số mặt hàng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.3:[/TD]
    [TD]Khảo sát về thị trường mà các DNNVV đang tiếp cận[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.4:[/TD]
    [TD]Tần suất công tác nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của các DNNVV[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.5:[/TD]
    [TD]Các hoạt động nhằm nâng cao năng lực marketing được ưu tiên triển khai tại các DNNVV [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.6:[/TD]
    [TD]Các tiêu chí chủ yếu sử dụng trong quảng cáo tại các DNNVV[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.7:[/TD]
    [TD]Các biện pháp phân phối sản phẩm tại các DNNVV[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.8:[/TD]
    [TD]Đánh giá của các DNNVV về năng lực liên kết trong ngành[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.9:[/TD]
    [TD]Tỷ lệ các DNNVV đã áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng hiện đại[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.1:[/TD]
    [TD]Mô hình liên kết giản đơn trong xuất khẩu hàng hoá[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.2:[/TD]
    [TD]Mô hình liên kết chuỗi trong xuất khẩu hàng hoá[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài :
    Trong những năm qua Việt Nam đã từng bước hội nhập kinh tế quốc tế: gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và đỉnh cao là gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006. Việc hội nhập kinh té quốc tế đã tạo ra cho Việt Nam những cơ hội trong việc phát triển kinh tế đất nước, tuy nhiên cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó hơn 90% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì thách thức lớn nhất là năng lực cạnh tranh. Dù hàng hoá của Việt Nam đã có mặt tại gần 200 quốc gia và khu vực thị trường khác nhau, nhưng nếu so sánh một cách tương đối với sản phẩm cùng loại của các nước (ngay cả với các nước lân cận có trình độ phát triển tương đương) thì sức cạnh tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Ngoại trừ một số mặt hàng của Việt Nam có năng suất cao hơn năng suất trung bình trên thế giới (như gạo, cà phê, hồ tiêu) còn nhiều các mặt hàng khác có năng suất, chất lượng thấp và giá cả cao hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu và khả năng duy trì, phát triển thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng. Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, các DNNVV đang được khuyến khích phát triển, nhưng thực tế chính sách cũng như sự hỗ trợ từ phía chính phủ và các cơ quan quản lý, các địa phương vẫn còn không ít những bất cập. Cùng với đó là năng lực quản lý hạn chế, quy mô nhỏ, trình độ công nghệ và kỹ thuật lạc hậu đã dẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao trong khi giá thành lại không thấp, làm cho sức cạnh tranh bị hạn chế đi nhiều.
    Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu :
    Trên thực tế có nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp của Việt Nam nhưng hầu hết chỉ tập trung vào việc nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong từng nhóm ngành như :
    . Trần Trung Hiếu (2004) với đề tài: ’’Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội’’luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    . Nguyến Thị Thanh Hà, Nguyễn Văn Tiền (2004) : Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam : những thách thức chủ yếu, Tạp chí nghiên cứu kinh tế (số 5).
    . TS Phan Trọng Phức: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội -2007.
    . Trần Sửu : Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá, Nhà xuất bản lao động.2006
    Đề tài : "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" tuy có kế thừa nhưng không trùng lắp với những đề tài đã nghiên cứu.
    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu hàng hoá.
    - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng sâu rộng.
    - Đề xuất những giải pháp cả ở cấp độ doanh nghiệp và cấp độ nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài không nghiên cứu đối với tất cả các DNNVV thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau mà chỉ tập trung nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hoặc trực tiếp tham gia xuất khẩu hàng hoá nhấn mạnh vào các mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam đang có những ưu thế nhất định như nông sản, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, giày dép, đồ gỗ, đồ nhựa gia dụng .
    Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích các tiêu chí đánh giá nănng lực cạnh tranh để có được những nhận định khách quan về thực tế năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các DNNVV Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
    Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích để hệ thống các vấn đề liên quan đến thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV của Việt Nam. Bên cạnh đó đề tài cũng sử dụng các phương pháp khác như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
    6. Kết cấu của đề tài:
    Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, được kết cấu thành 3 chương như sau:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
    Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...