Luận Văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ tại Six Senses Ninh Vân Bay

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ tại Six Senses Ninh Vân Bay


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ viii
    DANH MỤC VIẾT TẮT ix
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH RESORT VÀ NÂNG
    CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. 4
    I.1. Khái quát về kinh doanh resort: .4
    I.1.1. Kinh doanh resort: .4
    I.1.2. Đặc điểm kinh doanh resort: 4
    I.1.3. Vai trò của kinh doanh resort: 7
    I.1.3.1 Ý nghĩa kinh tế: .7
    I.1.3.2 Ý nghĩa xã hội: 7
    I.1.4. Sản phẩm dịch vụ: .7
    I.1.4.1 Dịch vụ chính: .8
    I.1.4.1.1 Dịch vụ lưu trú: .8
    I.1.4.1.2 Dịch vụ ăn uống: .8
    I.1.4.2 Dịch vụ bổ sung: 8
    I.2. Năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá: 9
    I.2.1. Lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh: 9
    I.2.1.1 Khái niệm cạnh tranh ( Competition ): .9
    I.2.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh: . 14
    I.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: . 15
    I.2.2.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài: 15
    I.2.2.1.1 Môi trường vĩ mô: . 15
    I.2.2.1.2 Các nhân tố môi trường vi mô: 19
    I.2.2.2 Các nhân tố môi trường nội bộ: 23
    I.2.2.2.1 Năng lực tài chính: 23
    I.2.2.2.2 Nguồn nhân lực: . 24
    iii
    I.2.2.2.3 Công tác Marketing: . 24
    I.2.2.2.4 Công tác nghiên cứu thị trường: 24
    I.2.2.2.5 Quan hệ với đối tác: 24
    I.2.2.2.6 Công tác hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh: . 25
    I.2.2.2.7 Văn hóa doanh nghiệp 25
    I.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn: 25
    I.2.3.1 Thị phần của khách sạn: . 25
    I.2.3.2 Tốc độ tăng trưởng thị phần: 26
    I.2.3.3 Giá cả dịch vụ và sản phẩm kèm theo: . 26
    I.2.3.4 Chất lượng dịch vụ khách hàng: . 27
    I.2.3.5 Năng lực tài chính: . 27
    I.2.3.6 Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh: 27
    I.2.3.7 Khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng: . 28
    I.2.3.8 Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ: 28
    I.2.3.9 Trình độ lao động: . 28
    I.2.4. Công cụ phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh . 28
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI SIX
    SENSES NINH VÂN BAY TRONG THỜI GIAN QUA. 31
    II.1. Giới thiệu khái quát về resort và sản phẩm dịch vụ. 31
    II.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn: . 31
    II.1.2 Cơ cấu tổ chức của Six Senses Ninh Vân Bay: 35
    II.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: 35
    II.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh khách sạn trong thời gian qua: . 37
    II.1.5 Thuận lợi và khó khăn hiện nay của khách sạn: . 41
    II.1.6 Giới thiệu về sản phẩm dịch vụ resort: 42
    II.1.6.1 Dịch vụ lưu trú: 42
    II.1.6.2 Dịch vụ ăn uống: . 44
    II.1.6.3 Dịch vụ bổ sung: 48
    II.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của khách sạn 53
    II.2.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài: 53
    II.2.1.1 Môi trường vĩ mô: 53
    II.2.1.2 Môi trường vi mô: 57
    II.2.2 Các nhân tố của môi trường nội bộ: . 63
    II.2.2.1 Năng lực tài chính: . 63
    iv
    II.2.2.2 Nguồn nhân lực khách sạn: . 63
    II.2.2.3 Công tác Marketing: . 64
    II.2.2.4 Công tác nghiên cứu thị trường: . 67
    II.2.2.5 Quan hệ với đối tác: 67
    II.2.2.6 Công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh: . 68
    II.2.2.7 Văn hóa doanh nghiệp: . 69
    II.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn 70
    II.3.1 Thị phần của khách sạn: 70
    II.3.2 Tốc độ tăng trưởng thị phần: . 71
    II.3.3 Giá cả dịch vụ và sản phẩm kèm theo: . 72
    II.3.4 Chất lượng dịch vụ khách hàng: 80
    II.3.5 Năng lực tài chính: 83
    II.3.6 Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh: . 84
    II.3.7 Khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng: . 85
    II.3.8 Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ: 86
    II.3.9 Trình độ lao động: . 86
    II.4. Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để phân tích và đánh giá năng lực cạnh
    tranh của khách sạn 87
    II.4.1 So sánh thị phần tương đối của Six Senses Ninh Vân Bay Resort so với
    các đối thủ cạnh tranh . 90
    II.4.2 So sánh tốc độ tăng trưởng thị phần của Six Senses Ninh Vân Bay Resort
    với các đối thủ cạnh tranh . 91
    II.4.3 So sánh sức cạnh tranh về giá dịch vụ và các sản phẩm kèm theo Six
    Senses Ninh Vân Bay Resort với các đối thủ cạnh tranh . 92
    II.4.4 So sánh chất lượng dịch vụ khách hàng Six Senses Ninh Vân Bay Resort
    với các đối thủ cạnh tranh . 93
    II.4.5 So sánh về năng lực tài chính Six Senses Ninh Vân Bay Resort so với các
    đối thủ cạnh tranh . 94
    II.4.6 So sánh năng lực quản lý và điều hành kinh doanh Six Senses Ninh Vân
    Bay Resort với các đối thủ cạnh tranh 95
    II.4.7 So sánh về khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng của Six Senses Ninh
    Vân Bay Resort so với các đối thủ cạnh tranh . 96
    II.4.8 So sánh về tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ Six Senses Ninh Vân Bay
    Resort so với các đối thủ cạnh tranh. 97
    v
    II.4.9 So sánh về trình độ lao động Six Senses Ninh Vân Bay Resort so với các
    đối thủ cạnh tranh . 98
    II.5. Kết luận chung về năng lực cạnh tranh của khách sạn . 99
    II.5.1 Thế mạnh so với các đối thủ: . 107
    II.5.2 Điểm yếu so với các đối thủ: . 104
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
    TRANH SIX SENSES NINH VÂN BAY RESORT . 106
    III.1. Cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh 106
    III.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. 106
    III.2.1 Phương hướng phát triển của khách sạn. 106
    III.2.1.1 Mở rộng thị trường khách: . 106
    III.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ: . 106
    III.2.1.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm: . 107
    III.2.1.4 Phát triển đội ngũ nhân viên: . 107
    III.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho khách sạn 107
    III.2.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm: . 107
    III.2.2.1.1 Thương hiệu khách sạn: . 108
    III.2.2.1.2 Tạo ra hình ảnh sản phẩm được mong đợi: . 108
    III.2.2.1.3 Quan hệ với khách hàng và cung cấp dịch vụ có chất lượng cho
    khách hàng: 109
    III.2.2.2 Phát triển đội ngũ nhân viên 111
    III.2.2.2.1 Xây dựng môi trường làm việc tốt cho nhân viên: 111
    III.2.2.2.2 Nâng cao trình độ nhân viên: 112
    III.2.2.3 Mở rộng thị trường khách 113
    III.2.2.3.1 Quan hệ với các nhà cung cấp: . 113
    III.2.2.3.2 Mở rộng thị trường khách: 114
    III.2.2.4 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp . 114
    III.2.2.4.1 Tạo dựng tinh thần cộng đồng trong doanh nghiệp: 114
    III.2.2.4.2 Tạo động lực thúc đẩy người lao động: . 115
    III.2.2.4.3 Tăng khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng: 115
    III.2.2.4.4 Nâng cao hiệu quả kinh doanh: . 116
    KẾT LUẬN 118
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
    PHỤ LỤC . 120
    vi
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng II.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Six Senses Ninh Vân Bay Resort . 37
    Bảng II.2: Cơ cấu doanh thu từ các dịch vụ Six Senses Ninh Vân Bay Resort . 39
    Bảng II.3: Cơ cấu nhân viên năm 2012 64
    Bảng II.4: Cơ cấu doanh thu các dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh 70
    Bảng II.5: Thị phần tương đối so với các đối thủ cạnh tranh 70
    Bảng II.6: Tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh dựa vào
    thị phần tương đối 71
    Bảng II.7: So sánh thị phần tương đối Six Senses Ninh Vân Bay Resort so với các
    đối thủ cạnh tranh 72
    Bảng II.8: Biểu giá phòng của các khách sạn cạnh tranh 77
    Bảng II.9: Giá dịch vụ ăn uống tại các khách sạn cạnh tranh . 79
    Bảng II.10: Năng lực về vốn Six Senses Ninh Vân Bay Resort 83
    Bảng II.11: Cơ cấu đội ngũ ban lãnh đạo Six Senses Ninh Vân Bay Resort . 85
    Bảng II.12: Nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn 86
    Bảng II.13: Tổng hợp kết quả điều tra tầm quan trọng của các yếu tố thể hiện vị thế
    cạnh tranh 88
    Bảng II.14: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá thị phần tương đối của các
    khách sạn . 90
    Bảng II.15: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá về tốc độ tăng trưởng thị
    phần của các khách sạn 91
    Bảng II.16: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá sức cạnh tranh về giá cả
    dịch vụ và sản phẩm kèm theo . 92
    Bảng II.17: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá về chất lượng dịch vụ khách
    hàng . 93
    Bảng II.18: Tổng hợp kết quả điều tra nghiên cứu điểm số đánh giá về năng lực tài
    chính 94
    vii
    Bảng II.19: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá về năng lực quản lý và điều
    hành kinh doanh . 95
    Bảng II.20: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá về khả năng nắm bắt
    nhu cầu khách hàng 96
    Bảng II.21: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá về tính đa dạng của sản
    phẩm dịch vụ . 97
    Bảng II.22: Tổng hợp kết quả điều tra về trình độ lao động . 98
    Bảng II.23: Kết quả tổng hợp điểm đánh giá các yếu tố thể hiện vị thế cạnh tranh
    Six Senses Ninh Vân Bay Resort so với các đối thủ cạnh tranh 100
    Bảng II.24: Đánh giá tổng hợp các yếu tố cạnh tranh của Six Senses Ninh Vân Bay
    resort so với các đối thủ cạnh tranh 102
    Bảng II.25: Kết quả tổng hợp trình độ nhân viên Six Senses Ninh Vân Bay Resort
    với các khách sạn cạnh tranh 105
    viii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    Sơ đồ I.1: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp . 15
    Sơ đồ I.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 20
    Sơ đồ II.1: Cơ cấu tổ chức Six Senses Ninh Vân Bay Resort . 35
    Sơ đồ II.2: Quy trình phục vụ ăn uống 82
    Sơ đồ II.3: Quy trình phục vụ buồng . 82
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ II.1: Doanh Thu, Lợi Nhuận trước thuế và Lợi Nhuận sau thuế Six Senses
    Ninh Vân Bay Resort qua các năm . 37
    Biểu đồ II.2: Cơ cấu khách đến Six Senses Ninh Vân Bay Resort . 40
    ix
    DANH MỤC VIẾT TẮT
    STT NỘI DUNG TỪ VIẾT TẮT
    1 Công Ty Cổ Phần CTCP
    2 Cao Đẳng CĐ
    3 Chênh Lệch CL
    4 Doanh Nghiệp Tư Nhân DNTN
    5 Doanh Thu DT
    6 Đơn Vị Tính ĐVT
    7 Đánh Giá ĐG
    8 Đại Học ĐH
    9 Lợi Nhuận Sau Thuế LNST
    10 Lợi Nhuận Trước Thuế LNTT
    11 Nguồn Vốn NV
    12 Phân Loại PL
    13 Phó Tổng Giám Đốc PTGĐ
    14 Sơ Cấp SC
    15 Số Thứ Tự STT
    16 Tổng Giám Đốc TGĐ
    17 Trung Cấp Nghề TCN
    18 Trung Học Phổ Thông THPT
    19 Tỷ Trọng TT
    20 Trách Nhiệm Hữu Hạn TNHH
    21 Thị Phần Tương Đối TPTĐ
    22 Việt Nam Đồng VNĐ
    23 Vốn Chủ Sở Hữu VCSH
    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    Sự cần thiết của đề tài:
    Hiện nay, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đang là mục tiêu trọng tâm
    của nước ta. Đây là vấn đề đặt ra cho cho từng doanh nghiệp, từng ngành kinh tế và
    cho toàn xã hội. Các chuyên gia du lịch quốc tế khi đánh giá tiềm năng du lịch biển
    Việt Nam nếu so với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia,
    Indonesia, Singapore thì du lịch biển Việt Nam không hề thua kém, thậm chí vượt
    trội về tài nguyên. Và họ cũng dự báo Việt Nam đang nỗ lực trở thành một quốc gia
    du lịch cao cấp tại châu Á chỉ trong vài năm gần đây. Để góp phần thực hiện mục
    tiêu này các doanh nghiệp khách sạn đã và đang củng cố và tăng cường vị thế cạnh
    tranh của mình và của ngành du lịch Việt Nam trên thị trường.
    Có lợi thế trên 2.000 km chiều dài bãi biển, cùng một nền văn hóa đa dạng
    và sự ổn định về chính trị an ninh, nên du lịch biển luôn là một thế mạnh của du lịch
    Việt Nam. Tận dụng lợi thế biển và phát triển resort là cách đẩy mạnh phát triển du
    lịch Việt nam. Có thể nói, phát triển resort là xu hướng thể hiện sự quy mô và đẳng
    cấp, đòi hỏi sự xem xét và đầu tư kỹ lưỡng. Nếu biển là thế mạnh của du lịch Việt
    nam thì phát triển resort cần được xem là mũi nhọn. Chính vì thế, trong vài năm gần
    đây, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đông, cụ thể: trong 4 tháng đầu năm ngành
    du lịch đã đạt được tốc độ tăng trưởng tốt nên tính chung trong 5 tháng đầu năm
    2012 toàn ngành vẫn đón được 2.945.998 lượt khách quốc tế, tăng 17,5% so với
    cùng kỳ năm 2011. Với kết quả này, ngành du lịch đã hoàn thành hơn 45% kế hoạch
    so với mục tiêu đã đề ra trong năm 2012 là đón được 6,5 triệu lượt khách quốc tế. (
    Nguồn: Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê ); trong khi khách du lịch trong nước
    có nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí tăng cao, đã kéo theo một dãy hi vọng lớn lao cho
    ngành kinh doanh resort Việt Nam. Theo thống kê của Vụ khách sạn Tổng cục du
    lịch, tính đến thời điểm tháng 3 năm 2010, tại Việt Nam đã có 98 resort đăng ký đưa
    vào hoạt động với 8.150 phòng, trong đó 60 resort đã được xếp hạng ( 6 năm sao,
    27 bốn sao, 20 ba sao, 3 hai sao và 4 một sao ).
    2
    Do đó sự cạnh tranh trong ngành khách sạn cũng ngày càng quyết liệt, các
    doanh nghiệp khách sạn sẽ phải đương đầu với nhiều đối thủ nước ngoài rất mạnh
    ngay trên địa bàn truyền thống của mình. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn cố gắng tạo
    nên một lợi thế cạnh tranh cho mình và đây cũng là một yêu cầu cấp thiết mà các
    doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như
    hiện nay. Nếu doanh nghiệp khách sạn không tự mình nhìn nhận, đánh giá đầy đủ
    để cố gắng vươn lên về năng lực quản lý, chiến lược đầu tư và kinh doanh, cải thiện
    chất lượng sản phẩm dịch vụ, quan hệ đối tác và công tác tiếp thị thì không thể cạnh
    tranh được.
    Trong một thị trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay thì yêu cầu
    cấp thiết đối với doanh nghiệp là cần thiết phải thường xuyên đánh giá và nâng cao
    năng lực cạnh tranh của mình nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh mới để có thể đứng
    vững trên thị trường.
    Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh, Six
    Senses Ninh Vân Bay Resort đã xác định cho mình những lợi thế, và những chiến
    lược đúng đắn để tồn tại và phát triển trong tương lai. Sau một tháng thực tập tại
    resort, em đã phần nào nhận biết được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực
    canh tranh sản phẩm dịch vụ và do đó em đã chọn đề tài:
    “ Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ tại Six
    Senses Ninh Vân Bay “.
    Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Thị
    Hồng Đào và sự hỗ trợ của các anh chị tại Ninh Vân Bay đã giúp em hoàn thành tốt
    kỳ thực tập và luận văn này.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    - Hệ thống lại một số kiến thức về năng lực cạnh tranh.
    - Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
    dịch vụ tại Six Senses Ninh Vân Bay Resort.
    3
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    * Đối tượng nghiên cứu:nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ
    tại Six Senses so với các đơn vị cùng hạng và cùng lĩnh vực hoạt động trên địa bàn.
    * Phạm vi nghiên cứu: tại Six Senses Ninh Vân Bay, cũng mở rộng thêm
    một số các khách sạn cạnh tranh cùng hạng trên địa bàn thành phố Nha Trang để so
    sánh năng lực.
    Phương pháp nghiên cứu:
    Thống kê, phân tích, tổng hợp, sử dụng phương pháp chuyên gia, so sánh đối
    chiếu dựa trên các nguồn dữ liệu, thông tin từ đơn vị thực tập, các đơn vị cùng
    ngành, tài liệu từ thư viện, trên các web điện tử, báo đài.
    Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
    Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ tại Six Senses Ninh Vân
    Bay trong thời gian tới.
    Cấu trúc của luận văn: gồm ba chương:
    - Chương I: Cơ sở lý luận về kinh doanh khách sạn và nâng cao năng lực
    cạnh tranh của doanh nghiệp.
    - Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Six Senses Ninh Vân
    Bay trong thời gian qua.
     Giới thiệu khái quát và các hoạt động kinh doanh của resort.
     Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của resort so với các đối thủ
    cạnh tranh.
    - Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Six Senses
    Ninh Vân Bay.
    4
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH
    RESORT VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
    CỦA DOANH NGHIỆP.
    I.1. Khái quát về kinh doanh resort:
    I.1.1. Kinh doanh resort:
    Khi xã hội đang ngày càng phát triển, cuộc sống đang dần được cải thiện.
    Con người luôn khao khát có một khoảng thời gian, một không gian để nghỉ ngơi,
    thư giãn, để lấy lại cân bằng trong cuộc sống Đó cũng chính là lý do mà những
    khu nghỉ dưỡng ( resort ) ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
    Khởi thuỷ của khái niệm “ resort ” là nơi chữa bệnh, là nơi dành cho những
    người cần được dưỡng bệnh ở những nước phát triển. Lâu dần việc này đã trở nên
    không còn độc quyền cho người chữa bệnh nữa mà dành cho những khách hàng của
    khách sạn, du khách.
    Hiện nay, theo nghĩa chung nhất thì: Khách sạn nghỉ dưỡng ( resort ) là loại
    hình khách sạn được xây dựng độc lập thành khối hoặc thành quần thể gồm các biệt
    thự ( villa ) căn hộ du lịch, bungalow ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục
    vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan du lịch. ( Nguyễn Đình Dũng, Bài Giảng
    Quản Trị Kinh Doanh Du Lịch, Đại Học Mở, Thành Phố Hồ Chí Minh ).
    Mỗi resort đều có thế mạnh riêng, từ việc thiết kế, sản phẩm, dịch vụ, phong
    cách phục vụ cho đến những chương trình khuyến mãi, quảng bá, nhưng có điểm
    chung là tạo sự đa dạng, phong phú loại hình du lịch, vui chơi giải trí tại Việt Nam.
    I.1.2. Đặc điểm kinh doanh resort:
     Hoạt động của các Resort ở Việt Nam có những đặc điểm sau:
    - Một là, về hình thức tổ chức kinh doanh: các resort chủ yếu là hình thức
    liên doanh nước ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nhờ vậy, tạo điều
    kiện cho những tập đoàn chuyên kinh doanh resort đem tới kinh nghiệm quản lý tạo
    điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động của các khu resort.
    5
    - Hai là, về cơ sở vật chất kỹ thuật: do các khu resort được xây dựng ở các
    vùng biển hoặc các nơi có tài nguyên du lịch nên kiến trúc của các khu resort
    thường là các khu nhà thấp tầng, mang tính gần gũi với môi trường, gần gũi với
    thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo tới sự sang trọng, tiện nghi. Diện tích các resort
    thường từ 1 hécta tới 40 hécta và diện tích ngày càng được mở rộng vì đặc trưng
    của khu resort thường là các khu vực có không gian rộng rãi trong đó diện tích xây
    dựng thường chiếm tỷ lệ nhỏ.
    - Ba là, về cách thức tổ chức quản lý: thường áp dụng theo tiêu chuẩn của
    các tập đoàn nước ngoài, trong đó một số resort đã áp dụng bộ phận chuyên trách
    quản lý công tác môi trường. Sự phát triển mạnh mẽ của các resort trong thời gian
    vừa qua làm cho nhiều công ty quản lý nước ngoài phải chú ý tới. Hàng loạt các
    thương hiệu lớn của các tập đoàn quản lý nổi tiếng trên thế giới đã có mặt tại Việt
    Nam như Six Senses, Marco Polo, Starwood, Global Hyatt, Accor hay Marriott .
    Resort mặc dù do doanh nghiệp Việt xây nhưng vẫn do đơn vị nước ngoài quản lý,
    thương hiệu từ các tập đoàn này mang lại tên tuổi cho các khách sạn, resort, khiến
    cho khách hàng tin tưởng hơn về sự chuyên nghiệp trong cách quản lý của họ.
    Ngoài ra, các đơn vị nước ngoài còn có hệ thống khách sạn trên thế giới nên có thể
    trao đổi các chương trình kỳ nghỉ cũng như nguồn khách dồi dào.
    - Bốn là, về chất lượng lao động: hầu hết các resort là cơ sở chất lượng cao
    đã được xếp hạng nên hoạt động tuyển chọn và đào tạo người lao động được chú
    trọng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ của cơ sở.
     Kiến trúc resort:
    Phần lớn các resort này đều gắn với dịch vụ nghỉ dưỡng biển, phục vụ khách
    cao cấp và nằm sát biển. Nhiều resort thường hướng đến những kiến trúc cổ xưa để
    đưa khách về gần với thiên nhiên, tránh xa cái ồn ào của cuộc sống đô thị như bố trí
    những ngôi nhà cổ với mái ngói, tường gạch, cột, kèo bằng gỗ và có gam màu tối,
    mang vẻ cổ kính. Tuy nhiên, hệ thống các phòng ốc của resort được thiết kế thành
    từng căn hộ biệt lập, tạo không gian riêng cho khách. Bên trong phòng là những
    thiết bị hiện đại, tiện nghi. Giá trị nhất của resort là ở cảnh quan thiên nhiên và môi


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    - Bài giảng Quản Trị Chiến Lược, biên soạn Lê Chí Công ( 2009 ), Khoa
    Kinh Tế, trường Đại Học Nha Trang.
    - Bài giảng Quản Trị Nhân Sự, biên soạn Phạm Thế Anh, Khoa Kinh Tế,
    trường Đại Học Nha Trang.
    - Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Khách Sạn – NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
    - Lợi thế cạnh tranh, Michael Porter ( 2008 ), NXB trẻ.
    - Các tài liệu từ Six Senses Ninh Vân Bay Resort.
    - Các bài báo cáo, luận văn liên quan của các khóa trước.
    - Các trang web:
    http://www.google.com.vn
    http://www.ninhvanbayholidayclub.com
    http://www.ninhvanbay.vn
    http://www.sixsenses.com
    http://www.tripadvisor.com
    http://www.dulichvietnam.com.vn
    http://www.tourism.com.vn
    http://www.vietnamtourism.gov.vn
    http://www.baokhanhhoa.com.vn
    http://www.baodulich.net.vn
    http://www.vneconomy.vn
    http://www.doanh nhân.net
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...