Tiến Sĩ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư tại tỉnh Hưng Yên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/9/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    4 Những đóng góp mới của luận án 5
    Chương 1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG
    CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ 6
    1.1 Lý luận nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư 6
    1.1.1 Các khái niệm cơ bản 6
    1.1.2 Phân loại cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 11
    1.1.3 Cấu thành năng lực, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 17
    1.1.4 Sự cần thiết và mối quan hệ giữa nâng cao năng lực cạnh tranh cấp
    tỉnh với thu hút đầu tư 23
    1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 28
    1.2 Thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư một số nước
    trên thế giới và ở Việt Nam 38
    1.2.1 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu 38
    1.2.2 Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư ở
    một số nước trên thế giới 40
    1.2.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút
    đầu tư của một số tỉnh ở Việt Nam 43
    1.2.4 Một số bài học kinh nghiệm cho Hưng Yên 49
    1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài 50
    Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52
    2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hưng Yên 52
    2.1.1 Các điều kiện tự nhiên của tỉnh 52
    2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 53
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 61
    2.2.1 Xây dựng khung phân tích 61
    2.2.2 Phương pháp tiếp cận của đề tài 61
    2.2.3 Phương pháp chọn điểm khảo sát 63
    2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu 66
    2.2.5 Phương pháp xử lý và tổng hợp giữ liệu 68
    2.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiêu cứu 69
    Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ THU HÚT
    ĐẦU TƯ Ở TỈNH HƯNG YÊN 72
    3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh ở Hưng Yên 72
    3.1.1 Xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh của Hưng Yên so với cả nước 72
    3.1.2 Thực trạng các yếu tố chủ yếu cấu thành năng lực của tỉnh Hưng Yên 76
    3.2 Khái quát tình hình thu hút đầu tư 98
    3.2.1 Tình hình thu hút số lượng nhà đầu tư 98
    3.2.2 Tình hình về dự án, lĩnh vực đầu tư 104
    3.2.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư 109
    3.3 Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư 115
    3.3.1 Quan hệ giữa chỉ số năng lực cạnh tranh với kết quả thu hút đầu tư 115
    3.3.2 Đánh giá thành công và hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh
    tranh và thu hút đầu tư ở Hưng Yên 120
    Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NHẰM
    THU HÚT ĐẦU TƯ Ở TỈNH HƯNG YÊN 125
    4.1 Bối cảnh kinh tế, quan điểm và mục tiêu của Hưng Yên trong việc đẩy
    mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội 125
    4.1.1 Bối cảnh 125
    4.1.2 Quan điểm của Hưng Yên 127
    4.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hưng Yên từ nay đến năm 2020 128
    4.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư ở tỉnh
    Hưng Yên 129
    4.2.1 Hoàn thiện chính sách về thu hút đầu tư và cải cách thủ tục hành chính 129
    4.2.2 Giải pháp đẩy mạnh xây dựng phát triển hệ thống đường giao thông 134
    4.2.3 Phát triển nguồn nhân lực tại địa phương 137
    4.2.4 Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề 142
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 146
    1 Kết luận 146
    2 Đề xuất 148
    Danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án 150
    Tài liệu tham khảo 151
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    MỞ ĐẦU
    Thực hiện chủ trương chung của Đảng, Nhà nước về hội nhập phát triển kinh
    tế, trong thời gian qua nhiều tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai, xây dựng môi
    trường đầu tư nhằm cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư và
    tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Một số
    địa phương đã có thành công trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kết quả bước
    đầu thể hiện rõ là đã ổn định được tình hình kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực biến đổi
    theo chiều hướng tích cực và khẳng định được vị thế của địa phương trong bối cảnh
    khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài.
    Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường định
    hướng XHCN, cần cải thiện môi trường đầu tư nhằm từng bước xây dựng môi
    trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi. Hệ thống pháp
    luật cần phải đảm bảo tính minh bạch, thống nhất, ổn định và có hiệu quả (Nguyễn
    Thị Thu Hà, 2008). Trong thời gian qua, các tỉnh, thành phố trên cả nước luôn tự
    khẳng định mình trong cuộc đua thu hút đầu tư thông qua nhiều chính sách để cải
    thiện thứ hạng xếp bậc về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đã có nhiều tỉnh,
    thành phố thành công về phát triển kinh tế - xã hội nhờ thu hút vốn đầu tư từ bên
    ngoài do đã làm tốt các chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Đây chính là
    sự thi đua từng bước khởi nguồn để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, vậy bài
    học kinh nghiệm của các địa phương đạt được kết quả trong lĩnh vực này đã được
    đúc rút như thế nào? Trước hết, là do các địa phương đã xác định được thế mạnh và
    yếu kém của riêng mình, biết khai thác thế mạnh để tạo thành lợi thế cạnh tranh với
    các địa phương khác trong thu hút đầu tư. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có thể
    được xem là “tập hợp tiếng nói” của các doanh nghiệp đánh giá về môi trường kinh
    doanh cấp tỉnh với doanh nghiệp đang hoạt động (Phòng Thương mại và Công
    nghiệp Việt Nam - VCCI, 2011). Do mỗi địa phương có những lợi thế, vị trí địa -
    chính trị khác nhau cũng đưa đến xu hướng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương khác nhau để phù hợp với quá trình hội nhập và chủ động
    khai thác tiềm năng của chính mình. Chính những tác động tích cực trên đây đã tạo
    ra sự phong phú, đa dạng về quá trình cải thiện môi trường đầu tư. Vì vậy, vai trò và
    ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển kinh tế của các địa



    phương trên cả nước thời gian qua đã được chính quyền các tỉnh, thành phố rất coi
    trọng và nhận thức trong quá trình hội nhập kinh tế thì các tỉnh, thành phố cũng
    không thể tự mình độc lập phát triển, mà cần thiết phải có sự giao lưu, tiếp nhận hỗ
    trợ bởi các nguồn lực từ bên ngoài. Các nguồn lực này vừa chính là thành quả
    chung của nền kinh tế thế giới, vừa thể hiện xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
    thông qua việc dịch chuyển vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ các nước
    phát triển vào các nước có nhu cầu tiếp nhận.
    Nâng cao năng lực cạnh tranh một tỉnh không tách rời mục tiêu chiến lược
    phát triển chung của vùng và cả nước. Để thực hiện mục tiêu này, quá trình cạnh
    tranh giữa các tỉnh không tách rời quan hệ hợp tác, liên kết nhằm phát huy lợi thế so
    sánh của mỗi địa phương. Với hàm nghĩa ấy, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
    cũng nhằm khai thác thế mạnh mối quan hệ liên vùng, liên kết ngành, liên kết giữa
    các địa phương trong phạm vi cả nước (Phan Nhật Thanh, 2010).
    Tỉnh Hưng Yên là địa phương được đánh giá có nhiều điều kiện thuận lợi
    cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
    Hưng Yên có tiềm năng và đang xuất hiện những lợi thế rất cơ bản để phát triển,
    nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là vành đai của thủ đô Hà Nội (Tỉnh
    ủy Hưng Yên, 1997). Mặc dù đã có nhiều cố gắng đổi mới trên nhiều lĩnh vực
    nhưng trên thực tế Hưng Yên vẫn còn nhiều hạn chế, chính vì thế nên quá trình thu
    hút đầu tư tại Hưng Yên hơn 16 năm qua chưa tương xứng với lợi thế tiềm năng mà
    Hưng Yên đang có. Kết quả xếp loại Chỉ số năng lực cạnh tranh cho thấy, Hưng
    Yên năm 2006 xếp thứ hạng 10/63 tỉnh, thành phố; năm 2007 đứng thứ 25/63; năm
    2008 là 20/63; năm 2009 là 24/63; cá biệt năm 2010 Hưng Yên tụt 37 bậc đứng thứ
    61/63 tỉnh, thành phố cả nước, năm 2011 xếp thứ hạng 33/63, năm 2012 vươn lên
    28/63, năm 2013 giảm mạnh xuống còn 53/63 (VCCI, 2013). Điều này cho thấy
    môi trường thu hút đầu tư ở Hưng Yên đang gặp những trở ngại từ chính những yếu tố nội lực của mình. Vậy, chính quyền tỉnh Hưng Yên đã có những tác động gì nhằm
    tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp nói chung, nhất là
    doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện tiếp cận được cơ hội trong hoạt động kinh
    doanh, qua đó nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Hưng Yên, nâng cao năng lực
    cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng bền vững, tăng cả về số lượng
    và chất lượng trong hoạt động kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập
    ổn định cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách địa phương, đóng góp ngày
    càng nhiều vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (UBND tỉnh Hưng Yên,
    2013). Đây cũng chính là sự đòi hỏi bức thiết, nhằm cải thiện môi trường đầu tư,
    nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư của Hưng Yên trong thời gian tới.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
    Thông qua nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
    tỉnh Hưng Yên, từ đó luận án sẽ đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
    để thu hút đầu tư tại Hưng Yên.
     
Đang tải...