Luận Văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Techcombank khi Việt Nam gia nhập WTO

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng tất yếu của thời đại, xu hướng này như một “vòng xoáy” lôi cuốn được hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Điều này sẽ ảnh hưởng tới tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong nước. Lĩnh vực nhạy cảm nhất và chịu ảnh hưởng đầu tiên chính là lĩnh vực ngân hàng. Khi gia nhập WTO, nghĩa là phải thực hiện các cam kết song phương, đa phương, mở cửa thị trường tài chính ngân hàng, không hạn chế việc cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng của các nhà cung cấp nước ngoài, tính cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ trở nên vô cùng khốc liệt. Với năng lực hạn chế như hiện nay, các ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn, và gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Điều này đòi hỏi bản thân mỗi ngân hàng phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để không những đứng vững mà ngày càng phát triển hơn. Đặc biệt với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) - một ngân hàng cổ phần lớn với mục tiêu là sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam thì vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng. Từ những nhận thức như trên, đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Techcombank khi Việt Nam gia nhập WTO” được chọn nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Hệ thống hóa lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM khi Việt Nam gia nhập WTO. Trên cơ sở lý luận được hệ thống hóa, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank nhằm đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Techcombank.
    3. Phạm vi và đối tượng của luận văn.
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngân hàng thương mại và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
    Phạm vi nghiên cứu: Số liệu thu thập và phân tích của Techcombank trong giai đoạn từ 2005 – 2007.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Dùng phương pháp điều tra, thu thập thông tin, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp và hệ thống hóa để làm rõ các vấn đề nghiên cứu và đưa ra đánh giá cho luận văn.
    5. Kết cấu của luận văn.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương như sau:
    Chương 1: Năng lực cạnh tranh của NHTM.
    Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Techcombank khi Việt Nam gia nhập WTO.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    I. Phần tiếng Anh.
    1. Banking Instituations in Developing Markets.
    2. George T.Friedlob and Lidia L.F.Schleifer, Essentials of Financial Analysis, 2003, John Wiley&Sons, Inc., Hoboken, New Jersey.
    3. Erich A.Helfert, D.B.A, Financial Analysis – Tool & Techniques- A guide for managers, McGraw Hill.
    4. Frank J.Fabozzi and Pamela P.Peterson, Financial Management & Analysis- 2e,2003, John Wiley&Sons, Inc., Hoboken, New Jersey.
    5. K. Selvavinayagam, Financial analysis of banking instituations, FAO Investment Centre Occasional Paper series no.1, June 1995.
    6. Xavier Freixas and Jean-Charles, Microeconomics of Banking- 4e, 1999, Massachusetts Institute of Technology.

    II. Phần tiếng Việt.
    1. Ngân hàng thương mại PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, khoa Ngân hàng tài chính, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội – 2006.
    2. Quản trị Ngân hàng thương mại, GS.TS. Lê Văn Tư, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội – 2005.
    3. Quản trị Ngân hàng thương mại (commercial bank management) Peter S.Rose, ĐH Kinh tế quốc dân.
    4. Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, PGS.TS Nguyễn Thị Quy, Nhà xuất bản lý luận chính trị.
    5. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, GS.TS.Lê Văn Tư, NXB Tài chính.
    6. Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
    7. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, Hiệp hội Ngân hàng (các số năm 2007).
    8. Báo cáo thường niên của Ngân hàng kỹ thương Việt Nam các năm 2004, 2005, 2006, 2007.
    9. Kết luận họp giao ban tháng 1, 2, 5 năm 2008 và Kết luận họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2008 của Ngân hàng kỹ thương Việt Nam.
    10. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia
    11. Frederic S.Minskin (1995), Tiền tệ- Ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật.

    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
    TÓM TẮT LUẬN VĂN
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài .
    2. Mục đích nghiên cứu .
    3. Phạm vi và đối tượng của luận văn.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    5. Kết cấu luận văn. .

    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1. Khái quát về cạnh tranh của NHTM .
    1.1.1. NHTM và các hoạt động cơ bản của NHTM .
    1.1.1.1. Khái niệm về NHTM
    1.1.1.2. Các hoạt động của NHTM
    1.1.2. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM .
    1.1.2.1. Nội dung cạnh tranh giữa các NHTM .
    1.1.2.2. Các công cụ cạnh tranh của NHTM
    1.1.2.3. Lợi ích của cạnh tranh .
    1.2. Năng lực cạnh tranh của NHTM .
    1.2.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM .
    1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM .
    1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính
    1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
    1.2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM .
    1.2.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM .
    1.2.3.1. Các yếu tố thuộc bản thân NHTM .
    1.2.3.2. Các yếu tố khách quan
    1.3. Năng lực cạnh tranh của một số NHTM trên thế giới .
    1.3.1. Ngân hàng Citibank
    1.3.2. Ngân hàng Bank of American
    1.3.3. Ngân hàng HSBC
    1.3.4. Ngân hàng ANZ .
    1.3.5. Ngân hàng Bank of China
    1.3.6. Bảng đánh giá năng lực cạnh tranh của 05 NH trên .

    CHƯƠNG 2: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TECHCOMBANK
    2.1. Tổng quan về Techcombank
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .
    2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý
    2.1.3. Các hoạt động cơ bản của Techcombank trong giai đoạn 2004 -2007 .
    2.1.3.1. Huy động vốn
    2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn .
    2.1.3.3. Các hoạt động cung cấp dịch vụ .
    2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
    2.1.3.5. Đánh giá kết quả đạt được .
    2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank
    2.2.1. Quan điểm của Techcombank về năng lực cạnh tranh .
    2.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank theo các chỉ tiêu định lượng
    2.2.2.1. Vốn chủ sở hữu, vốn huy động
    2.2.2.2. Chất lượng tài sản có và năng lực tín dụng
    2.2.2.3. Thị phần
    2.2.2.4. Năng suất lao động của CBNV .
    2.2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank theo các chỉ tiêu định tính .
    2.2.3.1. Năng lực công nghệ .
    2.2.3.2. Nguồn nhân lực
    2.2.3.3. Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức
    2.2.3.4. Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa các sản phẩm .
    2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Techcombank
    2.3.1. Chấm điểm năng lực cạnh tranh của Techcombank
    2.3.2. Các biện pháp mà Techcombank đã áp dụng
    2.3.2.1. Các thành công đã đạt được .
    2.3.2.2. Những mặt còn hạn chế .

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TECHCOMBANK KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
    3.1. Định hướng phát triển của Techcombank và yêu cầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh .
    3.1.1. Định hướng chung của nghành ngân hàng
    3.1.2. Định hướng của Techcombank
    3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Techcombank
    3.2.1. Tăng vốn điều lệ .
    3.2.2. Tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ hiện đại
    3.2.3. Đang dạng hóa các sản phẩm .
    3.2.4. Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
    3.2.5. Tăng cường hợp tác với các ngân hàng nước ngoài
    3.2.6. Tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng
    3.2.7. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing
    3.2.8. Tăng cường tính chuyên nghiệp trong quản lý .
    3.3. Một số kiến nghị
    3.3.1. Kiếm nghị với NHNN
    3.3.2. Kiến nghị với chính phủ các các cơ quan chức năng .
    3.3.3. Kiến nghi với khách hàng .
    Kết luận .
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...