Luận Văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu Gạo

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU ( Luận văn gồm 88 trang có File WORD)



    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế, cấu trúc xã hội và các quan hệ thương mại của Việt Nam, thu hút lực lượng lao động khoảng 70% dân số. Trong 15 năm trở lại đây, lĩnh vực nông- lâm nghiệp và nông- thực phẩm đã đạt được sự phát triển liên tục, với mức tăng trưởng trung bình 4,3%/năm và các kết quả tích cực đối với chiến lược giảm đói nghèo của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề đòi hỏi những chiến lược hành động và chính sách cụ thể.
    Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các hộ gia đình và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và nông- thực phẩm của Việt Nam còn tương đối thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý củaViệt Nam về hạ tầng, dịch vụ (như vận tải, lưu kho, bảo hiểm, ngân hàng, liên lạc và hậu cần) và nông nghiệp vẫn còn yếu và thiếu sự phối hợp để đáp ứng các yêu cầu của thị trường và hỗ trợ các ngành thực sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
    Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam cần khai thác cơ hội từ việc gia nhập WTO nhằm thúc đẩy phát triển thương mại hàng hoá và sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, Việt Nam cũng phải tính toán đầy đủ những tác động từ các nghĩa vụ và cam kết trong WTO đối với các chính sách nông nghiệp. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận chiến lược về mặt chính sách trong việc cải thiện khả năng tiêu thụ và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm sản xuất của Việt Nam.
    Để thực phẩm và nông sản của Việt Nam cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới vào thời điểm các thành viên WTO dành cho Việt Nam mức thuế Tối huệ quốc MFN có lợi hơn dẫn đến sản phẩm Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường hơn nhưng cũng chịu sự kiểm tra ngặt nghèo hơn theo cơ chế về kiểm dịch động- thực vật SPS và hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT của các thành viên WTO. Điều này không những Chính phủ Việt Nam phải hài hoà trong chính sách với các thành viên mà đặc biệt hơn cả là các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với một thách thức vô cùng khó khăn khi phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng theo các nguyên tắc của WTO.
    Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước, tuy nhiên, trước ngưỡng cửa hội nhập, sản phẩm được xem là có lợi thế so sánh của khu v?c lại đang có nhiều vấn đề khó khăn nhất định. Vì những lý do này, tôi thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu Gạo khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế”, đề tài nghiên cứu đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành chế biến xuất khẩu Gạo ở khu vực này, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ và sức cạnh tranh của Gạo trong bối cảnh hội nhập ngày nay là rất cần thiết và cấp bách.
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

    2.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu thực tiễn về năng lực cạnh tranh của ngành chế biến Gạo vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thông qua việc sử dụng lý luận khoa học và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất Gạo xuất khẩu tại địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập.
    2.2. Mục tiêu cụ thể :

    (1) Đánh giá thực trạng sản xuất, khất khẩu và năng lực cạnh tranh của ngành Gạo xuất khẩu trong khu vực ĐBSCL dựa trên việc phân tích các mô hình xác định lợi thế cạnh tranh.
    (2) Đánh giá phản ứng của các doanh nghiệp trong ngành trong bối cảnh hội nhập, phân tích sự tác động của việc hội nhập kinh tế quốc tế đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp. Từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu đồng thời xác định những cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành trong bối cảnh hiện nay.
    (3) Đề xuất cơ chế, chính sách và các giải pháp tăng khả năng cạnh tranh cho ngành gạo xuất khẩu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...