Luận Văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU

    Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng tất yếu của thời đại, xu hướng này như một “vòng xoáy” lôi cuốn được hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Điều này sẽ ảnh hưởng tới tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong nước. Lĩnh vực nhạy cảm nhất và chịu ảnh hưởng đầu tiên chính là lĩnh vực ngân hàng. Một khi gia nhập WTO, nghĩa là phải thực hiện các cam kết song phương, đa phương, mở cửa thị trường tài chính ngân hàng, không hạn chế việc cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng của các nhà cung cấp nước ngoài, tính cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ trở nên vô cùng khốc liệt. Với năng lực hạn chế như hiện nay, các ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn, và gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Điều này đòi hỏi bản thân mỗi ngân hàng phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để không những đứng vững mà ngày càng phát triển hơn. Đặc biệt với Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VP Bank) - một ngân hàng cổ phần trung bình mà mục tiêu là sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam thì vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng. Từ những nhận thức như trên, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp.
    Ngoài phần mở đầu, luận văn bao gồm 3 phần chính như sau:
    Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
    Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.
    Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn, cũng như sự hiểu biết thực tế chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của toàn thể các thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm tới đề tài này để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn.
    Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính, cũng như các cán bộ, nhân viên làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Đức Lữ và Thạc sĩ Lê Thanh Tâm, thầy cô đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý để tôi hoàn thành luận văn của mình.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 3
    BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
    CHƯƠNG I: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

    1.1. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại 6
    1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 6
    1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 6
    1.1.2.1. Hoạt dộng huy động vốn 7
    1.1.2.2. Sử dụng vốn 7
    1.1.2.3. Các hoạt động trung gian 8
    1.2. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 9
    1.2.1. Cạnh tranh 9
    1.2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh 9
    1.2.1.2. Các phương thức cạnh tranh của ngân hàng thương mại 10
    1.2.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 11
    1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của ngân hàng thương mại 13
    1.2.3.1. Tiềm lực tài chính 13
    1.2.3.2. Năng lực công nghệ 17
    1.2.3.3. Nguồn nhân lực 17
    1.2.3.4. Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức 18
    1.2.3.5. Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp 19
    1.2.4. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại: 20
    1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 23
    1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan 24
    1.2.5.2. Các nhân tố khách quan 25
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VP BANK 33
    2.1. Tổng quan về VP BANK 33
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 33
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức của VP Bank 39
    2.2.3. Các hoạt động cơ bản của VP Bank 40
    2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của VP Bank 40
    2.2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của VP Bank thời gian qua 40
    2.1.1.1. Huy động vốn 40
    2.1.1.2. Hoạt động tín dụng 42
    2.1.1.3. Hoạt động kinh doanh khác 44
    2.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của VP Bank 45
    2.2.2.1. Tiềm lực tài chính 45
    2.2.2.2. Năng lực công nghệ 53
    2.2.2.3. Nguồn nhân lực 54
    2.2.2.4. Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức 55
    2.2.2.5. Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp 55
    2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của VP Bank 56
    2.3.1. Điểm mạnh 56
    2.3.2. Điểm yếu 58
    2.3.3. Cơ hội 60
    2.3.4. Các nguy cơ 63
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VP BANK 66
    3.1. Định hướng phát triển của VP Bank 66
    3.1.1. Định hướng phát triển của VP Bank trong thời gian tới 66
    3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của VP Bank năm 2006 66
    3.2.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VP Bank 67
    3.2.1. Tăng cường hợp tác với các ngân hàng nước ngoài 67
    3.2.2. Tăng quy mô vốn điều lệ 69
    3.2.3. Nâng cao năng lực công nghệ: 69
    3.2.4. Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 70
    3.2.5. Thành lập phòng Marketing chuyên nghiệp 71
    3.3. Một số kiến nghị 71
    3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 71
    3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Cơ quan quản lý có liên quan 72
    KẾT LUẬN 74
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
     
Đang tải...