Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trong giai đoạn h

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 18/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, toàn cầu hoá là xu thế khách quan đang thu hút các quốc gia vào
    quỹ đạo này. Hệ quả tất yếu của xu thế đó là tự do hoá thị trường tài chính, tự do
    hoá thị trường tiền tệ. Tiến trình hội nhập chủ động của Việt Nam được đánh dấu
    bởi một chuỗi các sự kiện như: gia nhập ASEAN; tham gia AFTA, APEC; ký kết
    Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ, Hiệp định tự do, xúc tiến và bảo hộ
    đầu tư với Nhật Bản Đặc biệt tháng 11/2006 vừa qua, Việt Nam đã chính thức trở
    thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
    Để hội nhập thành công, cạnh tranh là vấn đề quan trọng luôn được đặt lên vị
    trí hàng đầu trong nền kinh tế nói chung và trong chiến lược phát triển của một ngân
    hàng nói riêng. Cạnh tranh càng trở nên cấp thiết hơn khi chúng ta phải thực hiện
    các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng khi hội nhập sâu vào nền
    kinh tế, trong khi đó năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
    còn ở mức thấp. Các ngân hàng thương mại Việt Nam muốn tồn tại và phát triển,
    bắt kịp với nhịp độ hội nhập của thế giới thì không còn cách nào khác là phải khai
    thác triệt để lợi thế và nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
    Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay là một trong bốn Ngân
    hàng thương mại quốc doanh lớn nhất của Việt Nam. Trong bối cảnh mới về hội
    nhập, việc phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh, đánh giá toàn diện những
    điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực
    cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam là hết sức cấp thiết. Đề tài:
    “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
    Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế 2007-2010” là vấn đề vừa có ý nghĩa
    lý luận, vừa mang tính thực tiễn cao.
    2. Tình hình nghiên cứu
    3. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực tiễn về
    năng lực cạnh tranh, đề tài đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
    Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam giai đoạn hội nhập 2007-2010.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân
    hàng thương mại Việt Nam giai đoạn hậu WTO.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư
    và Phát triển Việt Nam trước những cơ hội và thách thức của giai đoạn hậu
    WTO.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
    Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO (2007-2010).
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư & Phát
    triển Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    o Về không gian, đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
    Đầu tư & Phát triển Việt Nam theo Lộ trình mở cửa hệ thống ngân
    hàng Việt Nam trong cam kết gia nhập WTO.
    o Về thời gian, đề tài tập trung phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh
    trong giai đoạn 2001-2006 và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực
    cạnh tranh cho giai đoạn hậu WTO 2007-2010.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn dựa vào phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và quan
    điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển các Ngân hàng thương mại
    trong giai đoạn hội nhập.
    Đề tài này cũng sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp phương
    pháp duy vật lịch sử, phương pháp logic và lịch sử, khái quát hóa và cụ thể hóa.
    Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khoa học khác như phương pháp
    thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp những tài liệu
    thu thập để đánh giá tình hình hiện tại và dự báo tương lai.
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài lời mở đầu, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham
    khảo và phụ lục, luận văn được bố cục thành 3 chương:
    - Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại
    Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hậu WTO;
    - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
    Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hậu WTO;
    - Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực canh tranh của Ngân
    hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn hội nhập 2007-2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...