Luận Văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Công thương Sầm Sơn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Năng lực cạnh tranh là vấn đề quan trọng luôn được đặt lên vị trí hàng đầu trong
    chiến lược phát triển của một ngân hàng vì nó phản ánh vị thế của ngân hàng đó trong nền
    kinh tế với các ngân hàng khác. Trong hội nhập kinh tế thì áp lực cạnh tranh của ngân hàng
    thương mại (NHTM) càng lớn. Chính vì vậy, các NHTM luôn phải chủ động nâng cao năng
    lực cạnh tranh của mình để tồn tại, chiếm ưu thế hơn so với các đối thủ của mình và phát
    triển bền vững.
    Ngày nay, xu hướng tự do hoá thị trường tài chính, tự do hoá thị trường tiền tệ là
    hệ quả tất yếu của quá trình toàn cầu hoá. Xu hướng này mang lại cho các quốc gia nhiều
    lợi ích, đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức khác nhau. Hiện nay, Việt Nam
    đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, vị thế của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của hệ
    thống ngân hàng Việt Nam nói riêng trên thương trường quốc tế cũng được nâng lên. Tuy
    nhiên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế còn thấp.
    Các NHTM Việt Nam muốn tồn tại và phát triển, bắt kịp với nhịp độ hội nhập của thế
    giới thì không có cách gì khác là phải tận dụng triệt để lợi thế và phát huy được khả năng
    cạnh tranh của mình.
    Ngân hàng công thương (NHCT) Việt Nam là một trong bốn NHTM quốc doanh
    lớn nhất Việt Nam, thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên
    quan theo Luật các Tổ chức tín dụng của Việt Nam trên phạm vi toàn quốc. Trong giai
    đoạn hiện nay, NHCT Việt Nam không chỉ cạnh tranh với các NHTM trong nước mà còn
    với các ngân hàng nước ngoài; không chỉ cạnh tranh của cả hệ thống trong toàn quốc mà
    còn trên từng địa bàn và ở các chi nhánh cụ thể. Các chi nhánh ở các địa phương vừa
    thực hiện chiến lược cạnh tranh của NHCT Việt Nam; vừa phải tự nâng cao năng lực
    cạnh tranh để chiến thắng trong cạnh tranh trên địa bàn, để góp phần nâng cao năng lực
    cạnh tranh của cả hệ thống.
    Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay có 3 chi nhánh của NHCT hoạt động và
    cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn. Là người trực tiếp tham gia quản lý hoạt




    động kinh doanh của NHCT tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
    của ngân hàng Công thương Sầm Sơn” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý
    kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có những công trình khoa học, các bài nghiên
    cứu đã được công bố như:
    - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và cơ quan Phát triển Liên hợp
    quốc (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb Giao thông vận tải.
    - Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
    thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (2005), Nxb Lao động - xã hội.
    - Trịnh Công Thắng (1995), Một số giải pháp kinh tế vĩ mô nhằm nâng cao hiệu
    quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM quốc doanh Việt Nam, Luận án tiến sỹ
    kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
    - Nguyễn Văn Thanh (2003), Giải pháp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn
    và sử dụng vốn, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Hà Huy Hùng (2003), Đổi mới hoạt động tín dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sỹ
    kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Trần Xuân Hiệu (2003), Phát triển dịch vụ ngân hàng tại NHCT Việt Nam -
    Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
    Minh.
    - Lê Thị Thiên Lý (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHCT
    Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
    Minh.
    - Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến
    trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    Trong số các công trình nghiên cứu trên, vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực
    cạnh tranh chỉ được đề cập như một giải pháp hoặc lồng ghép trong các nội dung
    nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCT. Những nghiên cứu liên quan đến hệ




    thống ngân hàng thương mại hiện có luận văn thạc sỹ của Lê Thị Thiên Lý nghiên cứu
    về năng lực cạnh tranh của hệ thống NHCT Việt Nam. Hiện còn thiếu vắng những
    nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của NHCT trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Để thực
    hiện chủ đề nghiên cứu, tác giả có chú trọng kế thừa và chọn lọc những ý tưởng liên
    quan đến đề tài nhằm phục vụ cho việc phân tích làm rõ những vấn đề lý luận chung,
    làm cơ sở cho những phân tích, đánh giá ở phần thực trạng và đề xuất hệ thống giải
    pháp.
    




    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    Mục đích: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp cụ
    thể, phù hợp, khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHCT Sầm Sơn trên địa
    bàn tỉnh Thanh Hoá.
    Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
    + Hệ thống hoá và góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về
    cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM nói chung, NHCT nói riêng trong nền kinh tế
    thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
    + Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của NHCT Sầm Sơn trên
    địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay.
    + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHCT Sầm Sơn
    trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cả trong ngắn hạn và dài hạn.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu của luận văn
    ư Đối tượng nghiờn cứu là những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHCT
    Sầm Sơn.
    ư Phạm vi nghiờn cứu:
    + Về nội dung: Nghiờn cứu những tiêu chí cơ bản quan trọng nhất quyết định tới
    năng lực cạnh tranh của NHCT Sầm Sơn.
    + Về khụng gian: Hoạt động của NHCT Sầm Sơn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoỏ.
    + Về thời gian: Phân tích thực trạng từ 2004 đến 2007, đề xuất giải pháp chủ
    yếu cho giai đoạn 2008 ư 2010 và dài hạn đến 2015.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn




    ư Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác ư Lê nin và quán triệt quan
    điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển NHTM.
    ư Ngoài phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, việc nghiên cứu
    đề tài luận văn được tiếp cận theo phương pháp hệ thống, đi từ cụ thể đến khái quát
    và các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, so sánh.
    6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
    ư Làm rõ hơn khái niệm tổng quát nhất về năng lực cạnh tranh của NHTM và hệ
    thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.
    ư Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của NHCT Sầm Sơn, chỉ rõ những
    kết quả đạt được, hạn chế, trở ngại và nguyên nhân chủ yếu.
    ư Đề xuất các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
    NHCT Sầm Sơn trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
    được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...