Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ việt nam trong hệ thống phân phối tại

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 17/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU .
    Chương 1 – BÁN LẺ, CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
    CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VÀ MỘT SỐ
    QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN .
    1. 1. Một số vấn đề lý luận về bán lẻ .
    1.1.1. Định nghĩa bán lẻ .
    1.1.2. Vị trí của bán lẻ
    1.1.2.1. Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối .
    1.1.2.2. Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối
    1.1.3. Chức năng của nhà bán lẻ .
    1.2. Khái niệm và một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các
    doanh nghiệp bán lẻ
    1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
    1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh
    nghiệp bán lẻ .
    1.2.2.1. Tiềm lực tài chính
    1.2.2.2. Trình độ lao động, trang thiết bị, công nghệ .
    1.2.2.3. Trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh
    1.2.2.4. Am hiểu tập quán mua bán, thói quen của khách hàng
    1.2.2.5. Năng lực R&D
    1.2.2.6. Giá cả và chủng loại hàng hoá cung ứng .
    1.2.2.7. Truyền tin và xúc tiến
    1.2.2.8. Thương hiệu .
    1.3. Một số quy định pháp luật .
    1.3.1. Một số quy định trong Quy chế Siêu thị, trung tâm thương
    mại theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004
    1.3.1.1. Tiêu chuẩn siêu thị
    1.3.1.2. Tiêu chuẩn trung tâm thương mại .
    1.3.1.3. Tên gọi và biển hiệu siêu thị, trung tâm thương mại
    1.3.2. Một số quy định trong Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 .
    1.3.2.1. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
    1.3.2.2. Các hành vi bị cấm đối với các doanh nghiệp, nhóm doanh
    nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường và có vị trí độc quyền .
    1.3.2.3. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh .
    Chương 2 – THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC
    DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
    THỜI KỲ HẬU WTO .
    2.1. Đánh giá khái quát về hệ thống doanh nghiệp phân phối bán lẻ
    Việt Nam trong những năm gần đây .
    2.1.1. Thành tựu
    2.1.1.1. Hệ thống doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam tăng
    trưởng và phát triển nhanh
    2.1.1.2. Doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam tăng trưởng đã
    mang lại những kết quả quan trọng cho nền kinh tế và xã hội .
    2.1.1.3. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối bán
    lẻ Việt Nam bước đầu có những tiến bộ mang tính đột phá quan trọng .
    2.1.1.4. Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam đã bắt đầu
    áp dụng những công nghệ mới để hiện đại hóa phương thức kinh doanh
    2.1.2. Những tồn tại
    2.1.2.1. Số lượng doanh nghiệp thương mại nhiều nhưng quy mô
    nhỏ, phân tán, đi kèm với công nghệ, thiết bị lạc hậu .
    2.1.2.2. Phương thức kinh doanh chậm được đổi mới và cơ cấu kênh
    phân phối hàng hoá phát triển còn mang nặng tính tự phát, lạc hậu, thiếu
    tính chuyên nghiệp .
    2.1.2.3. Lao động trong doanh nghiệp phân phối bán lẻ còn yếu và
    thiếu về trình độ tay nghề, chưa có nhiều chuyên gia giỏi
    2.1.2.4. Chế độ, chính sách với người lao động chưa đảm bảo
    2.2. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt
    Nam trong mối tương quan với các tập đoàn phân phối bán lẻ nước
    ngoài
    2.2.1. Khái quát về hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa
    hàng bán lẻ tự chọn trên thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam .
    2.2.1.1. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ
    tự chọn trên thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam
    2.2.1.2. Đánh giá khái quát về tương quan lực lượng giữa các nhà
    bán lẻ trong nước và nước ngoài trên thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam
    2.2.2. Các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài – đối thủ cạnh
    tranh chính của doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam .
    2.2.2.1. Metro Cash & Carry Việt Nam .
    2.2.2.2. Big C Thăng Long .
    2.2.2.3. Trung tâm thương mại Parkson (Parkson Sagontourist
    Plaza) .
    2.2.3. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
    trên thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO
    2.2.3.1. Tiềm lực tài chính
    2.2.3.2. Trình độ lao động, trang thiết bị, công nghệ .
    2.2.3.3. Trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh .
    2.2.3.4. Am hiểu tập quán mua bán, thói quen của khách hàng
    2.2.3.5. Năng lực R&D .
    2.2.3.6. Giá cả và chủng loại hàng hoá cung ứng .
    2.2.3.7. Truyền tin và xúc tiến
    2.2.3.8. Thương hiệu .
    Chương 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
    TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TẠI THỊ
    TRƯỜNG NỘI ĐỊA THỜI KỲ HẬU WTO .
    3.1. Cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường phân phối, cơ hội và
    thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam .
    3.1.1. Cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường phân phối
    3.1.1.1. Các sản phẩm thuộc diện loại trừ chung
    3.1.1.2. Về mức độ và thời gian mở cửa của thị trường .
    3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa khi
    Việt Nam thực hiện các cam kết trong WTO về mở cửa thị trường phân
    phối trong thời gian tới .
    3.1.2.1. Cơ hội đối với các doanh nghiệp bán lẻ
    3.1.2.2. Thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ
    3.2. Một số xu hướng chính tác động tới sự phát triển của thị trường
    phân phối bán lẻ của Việt Nam trong thời gian tới
    3.2.1. Xu hướng gia tăng nhanh chóng trong chi tiêu cá nhân của
    người tiêu dùng Việt Nam
    3.2.2. Xu hướng thay đổi trong cách thức mua sắm của người tiêu
    dùng Việt Nam
    3.2.3. Xu hướng thay đổi trong mô hình tổ chức kinh doanh phân
    phối ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt kể từ khi có sự xuất
    hiện của các nhà phân phối nước ngoài .
    3.3. Quan điểm, phương hướng nâng cao sức cạnh tranh của các doanh
    nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam thời gian tới .
    3.3.1. Định hướng phát triển các loại hình phân phối bán lẻ
    3.3.2. Quan điểm, phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh
    của doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam
    3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh
    nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới
    3.4.1. Các giải pháp vĩ mô .
    3.4.1.1. Chính sách tuyên truyền, phổ biến và giáo dục, đào tạo .
    3.4.1.2. Chính sách kinh tế
    3.4.2. Các giải pháp cho doanh nghiệp phân phối bán lẻ
    3.4.2.1. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp
    3.4.2.2. Các biện pháp giảm chi phí kinh doanh .
    3.4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .
    3.4.2.4. Áp dụng công nghệ mới vào quản lý phân phối, lưu chuyển
    hàng hoá, thanh toán .
    3.4.2.5. Mở rộng chủng loại hàng hoá, kiểm soát chặt chẽ chất lượng
    hàng hoá
    3.4.2.6. Đa dạng hóa phương thức bán hàng .
    3.4.2.7. Xây dựng và phát triển theo “chuỗi” .
    3.4.2.8. Tạo mối liên kết với các nhà cung cấp và với các nhà bán
    lẻ khác .
    3.4.2.9. Đẩy mạnh hoạt động của hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam
    3.4.2.10. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
    3.4.2.11. Xác định rõ và trung thành với khách hàng mục tiêu .
    3.4.2.12. Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp .
    KẾT LUẬN .
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau gần 12 năm đàm phán, ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính
    thức được kết nạp vào WTO và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này.
    Gia nhập WTO, Việt Nam đã thể hiện sự hội nhập một cách mạnh mẽ và toàn
    diện với thế giới thông qua những cam kết cụ thể cả trong lĩnh vực hàng hoá,
    dịch vụ, trợ cấp, đầu tư liên quan đến thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ .
    Trong đó, các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam
    trong WTO được đánh giá là khá mạnh mẽ. Vì vậy, ngành phân phối bán lẻ của
    Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động từ quá trình mở cửa thị trường trong khuôn khổ
    thực hiện các cam kết của WTO. Các tác động này đặc biệt phụ thuộc vào năng
    lực cạnh tranh của các nhà bán lẻ trong nước.
    Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam rất dễ bị tổn thương khi phải đương đầu
    với những áp lực cạnh tranh từ phía các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài vì mức
    độ phát triển của ngành dịch vụ này ở Việt Nam còn khá thấp. Ở thời điểm hi ện
    tại, một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã có những bước đi đầu tiên khá vững
    chắc tại thị trường Việt Nam; một số khác đang chuẩn bị cho những kế hoạch
    lớn, dài hơi với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam - như họ từng
    làm và từng thành công tại nhiều quốc gia khác. Sức ép đối với các nhà phân
    phối, bán lẻ trong nước là rất lớn. Đối mặt với các tập đoàn nước ngoài hùng
    mạnh trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, Nhà nước chưa có những chính
    sách, quy hoạch rõ ràng cho thị trường bán lẻ, lại gặp rất nhiều khó khăn về vốn,
    nhân lực, hậu cần, kinh nghiệm các nhà bán lẻ trong nước đang đứng trước
    nguy cơ “thua trên sân nhà”. Nếu thua trên quy mô ngày càng rộng, hậu quả sẽ
    không chỉ dừng lại ở chỗ mất thị trường bán lẻ vào tay các tập đoàn nước ngoài,
    mà kéo theo nó là sự sụp đổ của các nhà sản xuất trong nước, và hoạt động nhập
    khẩu cũng bị chi phối. Đó sẽ không chỉ là nạn thất nghiệp của hàng vạn, thậm
    chí hàng chục vạn thương nhân, mà còn là tình trạng mất thị trường tiêu thụ của
    hàng triệu lao động cả ở nông thôn lẫn đô thị.
    Vậy, Nhà nước và các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải đối mặt với
    nguy cơ đó như thế nào? Cần những giải pháp gì để nâng cao năng lực cạnh
    tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong điều kiện chúng ta mở cửa thị
    trường?
    Nhận thấy đây là một vấn đề rất cấp thiết trong tình hình hiện nay, người
    viết chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
    doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa
    thời kỳ hậu WTO”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...