Luận Văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh ngọc hoa & kiến nghị đối với chính sách của

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 18/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh ngọc hoa & kiến nghị đối với chính sách của nhà nước


    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH & THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3
    TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3
    1.Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 3
    1.1.Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các khái niệm có
    liên quan 3
    1.2.Tính tất yếu khách quan của cạnh tranh 7
    1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh 10
    1.3.1. Đối với doanh nghiệp 11
    1.3.2.Đối với người tiêu dùng 13
    1.3.3.Đối với nền kinh tế xã hội 14
    1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
    doanh nghiệp 16
    1.5. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng
    ma trận 24
    2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 28
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH & NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC HOA 34
    1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Ngọc Hoa 34
    1.1. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty 34
    1.2. Đặc điểm bên trong của công ty 35
    1.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức 35
    1.2.2. Đặc điểm về vốn 38
    1.2.3. Đặc điểm về lao động 39
    1.2.4. Đặc điểm máy móc, công nghệ 40
    1.2.5. Đặc điểm về sản phẩm văn phòng phẩm của công ty 40
    1.2.6. Đặc điểm về khách hàng tiêu dùng đối với sản phẩm
    văn phòng phẩm 44
    1.3. Những nét nổi bật về thị trường văn phòng phẩm ở nước ta hiện nay và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 44
    1.3.1. Nh ững nét nổi bật về thị trường văn phòng phẩm ở nước ta
    hiện nay 44
    1.3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 48
    2. Đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty 48
    2.1. Năng suất lao động 48
    2.2. Sản phẩm 49
    2.3. Tiêu thụ sản phẩm 49
    3. Điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân những tồn tại của công ty 50
    3.1. Điểm mạnh của công ty 50
    3.2. Điểm yếu của công ty 50
    CHƯƠNG III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh ngọc hoa & kiến nghị đối với 52
    chính sách của nhà nước 52
    1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 52
    1.1. Tăng cường hoạt động marketing hỗn hợp 52
    1.2. Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm 57
    1.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp 58
    1.4. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý hiện dại của đội ngũ lãnh đạo, quản trị trong các doanh nghiệp 59
    1.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp 60
    1.6. Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh 62
    1.7. Xây dựng nền văn hóa của doanh nghiệp 63
    2. Kiến nghị đối với chính sách của Nhà nước 63
    2.1. Tiếp tục mở rộng hệ thống các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp 64
    2.2. Tiếp tục phát triển các chương trình hỗ trợ cụ thể 65
    KẾT LUẬN 68
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69


    PHẦN MỞ ĐẦU


    Trên thế giới mỗi ngày có hàng trăm nghìn doanh nghiệp ra đời và cũng với một số lượng doanh nghiệp như vậy thất thế, phá sản. Sự quyết liệt của thương trường thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nhân. Doanh nhân là người chủ doanh nghiệp nhạy cảm với tình thế, nắm vững những nguyên lý cơ bản trong cạnh tranh là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để Doanh nghiệp luôn đứng vững trên thương trường với tư thế tự chủ?
    Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thống kê toán, phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích số liệu đồng thời trong phạm vi nghiên cứu có hạn là báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm trở lại đây là năm 2006, 2007, bài viết này hy vọng sẽ có thể thực hiện được các mục tiêu đã sau:
    Một mặt, hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về cạnh tranh, mặt khác đi sâu tìm hiểu về năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Ngọc Hoa trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh văn phòng phẩm.
    Bên cạnh đó, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ngọc Hoa, qua đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty.
    Cuối cùng là đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ngọc Hoa và kiến nghị đối với các chính sách chủ quan của Nhà nước.
    Mặc dù có rất nhiều vấn đề trong nền kinh tế cần được chúng ta nghiên cứu và làm sáng tỏ đặc biệt là những vấn đề liên quan tới năng lực cạnh tranh của doanh ngiệp. Tuy nhiên với chuyên đề này, tôi chỉ xin đề cập đến đối tượng nghiên cứu chính là năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ngọc Hoa trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh văn phòng phẩm để từ chỗ cho chúng ta cái nhìn về một doanh nghiệp mà có thể tiến tới nghiên cứu thêm các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đây chúng ta sẽ dần có cái nhìn tổng quan về năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế Việt.
    Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hồ Thị Bích Vân cùng các cán bộ, nhân viên của công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Hoa đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Trong thời gian có hạn, bài viết này còn rất nhiều sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp để bài viết có thể hoàn thiện hơn.















    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH & THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
    TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


    1.Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
    1.1.Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các khái niệm có liên quan
    Cạnh tranh là một từ đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử muôn loài vạn vật dưới hình thức ban đầu là đấu tranh sinh tồn. Mọi sinh vật từ khi sinh ra đều phải cạnh tranh với các sinh vật cùng loại hay đấu tranh với các sinh vật khác để tồn tại và phát triển trong thế giới của mình. Đó là cạnh tranh về thức ăn, lãnh thổ, về các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống của mình. Những cuộc đấu tranh này đôi khi không hề đơn giản, chúng có thể vô cùng khốc liệt dẫn đến một mất một còn. Sinh vật nào có đủ bản lĩnh sẽ sinh tồn và ngược lại. Cuộc sống con người chúng ta cũng bắt đầu và phát triển như vậy. Cạnh tranh như một quy luật khách quan không thể tách khỏi hoạt động sống của con người từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ cho đến chủ nghĩa tư bản. Từ hoạt động cạnh tranh với tự nhiên để sinh tồn, con người cũng cạnh tranh với nhau để phát triển. Cạnh tranh tuy được thấy từ mọi góc cạnh của cuộc sống con người nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập đến cạnh tranh trong kinh tế, giữa các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trên thị trường nhiều biến động.
    Ai đó đã nói "Cùng ngành nghề chứ không cùng lợi nhuận, cạnh tranh là sự tất yếu của thương trường. Cạnh tranh là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cơ bản giữa các doanh nghiệp, những đe doạ thách thức hoặc cơ hội của doanh nghiệp, chủ yếu có được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này. Cạnh tranh trên nhiều phương diện: Thương hiệu - Chất lượng - Mẫu mã - Giá cả . Chúng ta đã và đang tiến tới xây dựng một thương trường lành mạnh, một môi trường kinh doanh có văn hoá - sự phát triển vững bền cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung .
    Xin trân trọng giới thiệu tới các doanh nghiệp, doanh nhân mười phương kế hữu hiệu trong cạnh tranh giành thắng lợi.
    Đây là một nguyên tắc được dùng phổ biến nhất trong đấu tranh quân sự và chính trị, và nó cũng thích hợp trong cạnh tranh kinh tế thời hiện đại vì doanh nghiệp là một hệ thống lớn kiểu mở cửa, luôn muốn trao đổi thông tin và trao đổi năng lượng với môi trường toàn xã hội.
    Bảo thủ là điều tối kị trong cạnh tranh, phải xem xét đánh giá tình hình, biết trước, làm trước là "pháp bảo" của thắng lợi. Các doanh nghiệp phải biết nhìn xa trông rộng và có sáng kiến để đối phó những thay đổi, những sự cố đột biến, tránh tình trạng không kịp đề phòng, không kịp trở tay.
    Trên thương trường, hạt nhân của "bất ngờ, đánh vào chỗ không chuẩn bị" được thể hiện ở chữ "kỳ" Mưu lược "xuất kỳ bất ý" mà các ông chủ hiện đại thường dùng đều dốc tâm sức vào chữ "kỳ". Nếu muốn thành công đòi hỏi bạn phải có tư tưởng kinh doanh xuất kỳ (lạ thường), đưa ra sản phẩm lạ thường, xảo thuật kinh doanh lạ thường, phương thức tiêu thụ và thái độ phục vụ khác lạ.
    "Thời gian là vàng bạc" thực sự là kinh nghiệm cạnh tranh hiện đại bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của đồng tiền, đến chiếm dụng và tốc độ quay vòng của đồng tiền, đến việc năm bắt cơ hội. Với một doanh nghiệp mà nói, cơ hội thường là điểm chuyển hướng của thăng tiến, là nơi mở ra thành công, chỉ có nắm chắc được thời cơ thì chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể mang lại hiệu quả. Người cạnh tranh hiện đại phải rất coi trọng "cơ hội" phải tranh thủ thời gian từng giây, từng phút, nếu có cơ hội phải quyết đoán, dứt khoát bắt tay vào làm ngay.
    Binh pháp có phép dùng binh: "Đánh đòn phủ đầu, lùi trước tiến sau". Người hành động sau trong cạnh tranh cũng có thể thắng được người khác - trên tất cả các mặt đều tỏ ra ưu thế hơn người hành động trước, họ có thể tiếp thu bài học thất bại của người đi trước để giành được hiệu quả kinh tế tương đối tốt. Nhưng người làm sau phải nhằm đúng thời cơ, hành động dứt khoát, quyết đoán, quyết không thể hành động mù quáng để dẫn đến thất bại quá sớm, cũng không nên do dự chần chừ mà để lỡ thời cơ
    Cạnh tranh kinh tế thực chất là cuộc cạnh tranh về nhân lực, vật lực và tài lực. Nhưng bất kỳ cá nhân, tập thể nào cũng đều bị hạn chế trong những nguồn này. Trong tình hình như vậy, phải sử dụng nguồn vốn như thế nào để có hiệu quả nhất - Đây là một trong những điểm mấu chốt để cạnh tranh thắng lợi. Người thành công thật sự thì quy mô sự nghiệp của họ không thể trải ra quá rộng mà chỉ nên hành động trong phạm vi mình có thể nắm chắc được. Như vậy bảo đảm tập trung ưu thế, đột phá trọng điểm, thúc đẩy toàn cục.
    Đây là một trong những nguyên tắc bắt buộc người quyết sách phải tuân theo khi lựa chọn phương pháp tối ưu. Muốn trong một thời gian ngắn chiếm được ưu thế canh tranh với chi phí thấp nhất, con đường duy nhất có thể lựa chọn là hướng tới cái lợi, tránh cái hại, phát huy sở trường, tránh sở đoản. Trong cạnh tranh kinh tế, bất kì một doanh nghiệp nào cho dù thực lực có mạnh đến đâu đều có điểm yếu và điểm mạnh của mình, đều không thể chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Trường hợp đứng trước lợi hại đan xen phải tuân thủ theo nguyên tắc: Hai cái lợi lấy cái lợi lớn, hai cái hại lấy cái hại nhỏ "Lấy cái mạnh của mình đánh lại cái yếu của đối phương" đồng thời đánh vào khe hở của thị trường.
    Trong đối kháng và canh tranh của thị trường chúng ta không thể mãi mãi chỉ đi theo con
    đường thẳng, trên vấn đề "thẳng" và "cong" phải cố gắng nhìn xa trông rộng, dự báo tương lai một cách chính xác, dũng cảm đối mặt với khó khăn, tỉnh táo nhìn nhận thành tích. Vừa làm hảo hán trong hoàn cảnh thuận lợi, không quá đắm mình trong tình thế có lợi, lại vừa làm anh hùng trong hoàn cảnh khó khăn, không hề dao động trước nguy cơ áp lực.
    Kế Vu hồi được ứng dụng trong thời gian, là lấy kéo dài thay thế tốc thắng (thắng nhanh). Trong tình huống thời cơ và điều kiện chín muồi phải thần tốc, quyết chiến quyết thắng. Ngược lại khi điều kiện chưa đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi, phải tính kế lâu dài, bảo toàn thực lực và lực lượng, đợi thời cơ chiến đấu lâu dài.
    Để thực hiện mưu lược này nhà doanh nghiệp phải mang trong trái tim chí hướng lớn, phải tự tin vào tương lai ở phía trước; nếu thấy tự hổ thẹn, nhát gan lùi bước, không có chí hướng lớn thì khó có thể bước qua cửa ải "long môn". Thực hiện mưu lược "tích tiểu thành đại" còn phải có ý chí kiên trinh bất khuất và tinh thần không ngại khó khăn gian khổ. "
    Những người thành công đều biết vận dụng thành thạo chiến thuật tiến thoái hợp lý hơn nữa đây còn là "pháp bảo"của thành công. Trong tình thế ở vào bất lợi, có thể đầu hàng, có thể giảng hòa cũng có thể rút lui. Trong ba điều này đầu hàng là thất bại hoàn toàn, giảng hoà là một nửa thất bại, rút lui có thể chuyển bại thành thắng.
    Trong cạnh tranh kinh tế, lùi bước cũng là một khái niệm rất có giá trị. Có thể dự báo xem xét trước được hay không những thất bại hoặc tình hình xấu có thể xẩy ra để có được kế hoạch và thu xếp chu đáo.
    Vì mục đích phát triển lâu dài, người thành công thường phải hi sinh một vài lợi ích nhỏ trước mắt, thậm chí bỏ ra một số vốn để mở rộng việc kinh doanh buôn bán từ nay về sau và cũng từ đó để gây dựng lòng tin. Người kinh doanh của doanh nghiệp phải thông qua hạch toán tỉ mỉ điều tra và dự tính chu đáo thị trường, mục tiêu "thả dây dài để câu cá lớn". Vì vậy có thể chấp nhận buôn bán lỗ vốn cũng được, chỉ cần đầu tư trên thị trường có tiềm lực phát triển thì cuối cùng vẫn giành được thắng lợi lớn.
    Trong tác phẩm của mình, Michael Porter cũng thừa nhận không thể đưa ra một định nghĩa tuyệt đối về khái niệm năng lực cạnh tranh. Theo ông, “để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hoá sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình.
    Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải ngày càng đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hoá hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn”.
    Quan niệm của Michael Porter đã đề cập đến vấn đề năng lực cạnh tranh còn bao hàm cả việc doanh nghiệp phải liên tục duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Nói cách khác, doanh nghiệp phải liên tục duy trì mức lợi nhuận trên cơ sở bám sát với nhịp độ phát triển của thị trường hoặc thậm chí chủ động tạo lập nên sự phát triển của thị trường hoặc thậm chí chủ động tạo lập nên sự phát triển của thị trường. Việc hạ thấp giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh theo quan niệm mang tính dài hạn này của Michael Porter cũng như đại đa số các nhà nghiên cứu khác không bao hàm việc hạ thấp giá thành bằng những biện pháp có tính tiêu cực như cắt giảm lương nhân viên, cắt giảm chi phí bảo hộ lao động, cắt giảm chi phí phúc lợi, cắt giảm chi phí môi trường . Năng lực cạnh tranh ở đây cần phải được gắn liền với khái niệm phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội.
    Có thể nói, ở giác độ vi mô, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất về khái niệm năng lực cạnh tranh, song cho dù có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh thì cũng phải lưu ý rằng khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh vì thế cũng không phải là một hệ thống các chỉ tiêu cố định. Đó phải là một hệ thống các chỉ tiêu không chỉ phản ánh được khả năng duy trì và phát triển về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Việc xác định được hệ thống các chỉ tiêu này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng cho mỗi doanh nghiệp để có thể định hướng xây dựng, khai thác và phát triển lợi thế cạnh tranh của mình.
    Tổng hợp các trường phái lý thuyết trên, trên cơ sở quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được xác định trên bốn nhóm yếu tố cấu thành sau:
    Một là chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hoá các đầu vào.
    Hai là, các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp.
    Ba là, yêu cầu của khách hàng về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
    Cuối cùng là vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
    Có thể nói, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được hiểu là năng lực tồn tại, vươn lên trên thị trường cạnh tranh của doanh nghiệp về một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó, nói cách khác đó là khả năng duy trì (tăng trưởng) lợi nhuận và thị phần trong nước và quốc tế đối với một hay nhiều sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
    1.2.Tính tất yếu khách quan của cạnh tranh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...