Luận Văn Giải pháp nâng cao lợi nhuận của ngành thủy sản năm 2009 -2010

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Giải pháp nâng cao lợi nhuận của ngành thủy sản năm 2009 -2010
    MỤC LỤC
    
    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN 1
    CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
    MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2
    Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 2

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
    1.1. CÁC KHÁI NIỆM 3
    1.1.1. Khái niệm lợi nhuận 3
    1.1.2. Khái niệm chi phí sản xuất 3
    1.1.3. Khái niệm chi nguyên vật liệu trực tiếp 3
    1.1.4. Khái niệm chi phí nhân công trực tiếp 4
    1.1.5. Khái niệm chi phí định mức 4
    1.1.6. Các loại định mức 4
    1.2. VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG NGÀNH 4
    1.3. XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ 5
    1.3.1. Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp 5
    1.3.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp 5
    1.3.3. Ý nghĩa của việc xây dựng định mức 6
    1.4. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ 6
    1.4.1. Biến động chi phí nguyên vật liệu 7
    1.4.2. Biến động chi phí nhân công trực tiếp 8
    1.4.3. Đánh giá chung biến động NVLTT và NCTT 8
    1.5. CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG CHI PHÍ 9
    1.5.1. Chi phí NVLTT 9
    1.5.2. Chi phí NCTT 9
    1.5.3. Chi phí lãi vay 9

    CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN 10
    2.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRÊN THỰC TẾ 10
    2.1.1. Tăng doanh thu bằng cách tăng khối lượng 10
    2.1.2. Phấn đấu tiết kiệm chi phí 11
    2.1.3. Đẩy mạnh công tác Marketing 11 2.1.4. Đầu tư xây dựng đổi mới công nghệ 11
    2.1.5. Cải tiến và hoàn thiện cơ chế bộ máy quản lý 11
    2.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN 12
    2.2.2. Tiết kiệm tiêu hao nguyên vật liệu 12
    2.2.1. Nâng cao chất lượng lao động 13

    KIẾN NGHỊ 14

    KẾT LUẬN 15

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

    CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN

    Lý do hình thành đề tài
    Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km. Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2.Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.
    Thủy sản là một trong những ngành kinh tế đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm( giai đoạn 2005- 2008). Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng gặp phải không ít thách thức từ việc áp dụng các qui định của quốc tế. Việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về phát triển và tăng trưởng bền vững cho ngành thủy sản trong thời gian tới đang là việc làm rất cần thiết.
    Như chúng ta đã biết con người muốn tồn tại và phát triển thì cần đến rất nhiều yếu tố như là: đất, nước, không khí, thức ăn Nhưng mà trong các yếu tố đó thì yếu tố nào cũng quan trọng và cần thiết, nhưng đặc biệt là nước và không khí là hai yếu tố quan trong nhất của sự sống chúng ta. Cũng giống như sự sống của một con người, thì trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thì người ta thường đề cập đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, thông qua 2 yếu tố chính: doanh thu và chi phí, mà cụ thể cuối cùng đó là lợi nhuận.
    Ngày nay Việt Nam đã chính thức tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nên các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có cơ hội thuận lợi để tiếp thu những cái mới tiên tiến trên thế giới, để cải tiến kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi thì phải có những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý và thận trọng.
    Mà WTO chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, có đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Để làm được điều đó thì các doanh nghiệp cần phải có một chiến lược cơ cấu phù hợp với từng vùng, từng đặc trưng ngành. Mà trong quá trình sản xuất hiện nay, thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt lớn nhất đó là, phải làm thế nào kiểm soát tốt chi phí, hạn chế tối đa những rủi ro thường gặp, nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận.
    Vì thế, từ những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao lợi nhuận của ngành thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2009 - 2010”.



    Mục tiêu nghiên cứu
     Làm thế nào để kiểm soát tốt khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp.
     Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
     Đo lường các yếu tố tác động đến lợi nhuận và đề ra một số giải pháp để nâng cao lợi nhuận cho ngành thuỷ sản Việt Nam.
     Tối đa hoá lợi nhuận.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
     Đối tượng nghiên cứu
    Tìm hiểu các khoản mục chi phí sản xuất, ảnh hưởng như thế nào đối với lợi nhuận.
     Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập chỉ tập trung chủ yếu phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu và công nhân trực tiếp, ảnh hưởng như thế nào đối với lợi nhuận của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2009 - 2010.

    Phương pháp nghiên cứu
    Chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê sơ lược từ nguồn dữ liệu thứ cấp trên các bảng báo cáo, và một số nhận định trên báo chuyên ngành.
    Phân loại các khoản chi phí có ảnh hưởng như thế nào đối với lợi nhuận.

    Mô hình nghiên cứu
    Mô hình chỉ chủ yếu phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu và công nhân trực tiếp do nó chiếm tỷ trọng khoảng 70% - 80% trong giá thành sản phẩm.
    Ý nghĩa nghiên cứu
    Thông qua đề tài này giúp em có cái nhìn tổng quát, mở mang thêm hiểu biết về những vấn đề đảm bảo sự sống còn của một doanh nghiệp.
    Do đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về mặt lý thuyết, nên nó chỉ có thể là nguồn tham khảo cơ bản cho doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam. Cần có chiến lược cơ cấu phù hợp với quy mô của từng doanh nghiệp, tận dụng tối đa lợi thế của doanh nghiệp để làm giảm chi phí đến mức tốt nhất để gia tăng lợi nhuận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...