Luận Văn Giải pháp nâng cao khả năng thu hút lao động và tạo việc làm của kinh tế trang trại ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao khả năng thu hút lao động và tạo việc làm của kinh tế trang trại ở Việt Nam
    LỜI NÓI ĐẦU


    Hiện tại Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp với hơn 75% dân số và 62% lao động làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp. Để thực hiện chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, việc đưa nhanh tiến bộ khoa học vào nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất kinh doanh hàng hoá và nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ từ đó giảm lao động trong nông nghiệp là những nhiệm vụ to lớn và cấp bách.
    Trong những năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Tính riêng từ năm 1996 đến năm 2000, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,7%/năm; so với năm 1995 diện tích trồng cà phê năm 2000 đã tăng 2,7 lần, cao su tăng 46%, mía tăng 35%, sản lượng thịt tăng gần 1,4 lần, xuất khẩu tăng 1,7 lần. Những thành tựu đạt được này là kết quả thực hiện các chính sách đổi mới về phát triển nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường. Kết quả này có sự đóng góp to lớn của việc thực hiện các chính sách đổi mới về phát triển nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường. Kết quả này có sự đóng góp to lớn của mô hình kinh tế trang trại, mô hình sản xuất mới trong nông thôn.
    Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại có liên quan chặt chẽ với sự biến đổi xã hội nông thôn và quan hệ sản xuất trong nông nghiệp. Điều này thể hiện rất rõ trong xu hướng phát triển lực lượng lao động và tổ chức sử dụng lao động trong quan hệ cộng đồng làng xã và quản lý xã hội nông thôn.
    Kinh tế trang trại là một mô hình sản xuất mới có hiệu quả ở nước ta cần được nghiên cứu đầy đủ. Ở nước ta, để tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển, chính phủ đã có Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại, trong đó nêu rõ "Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn".
    Đề tài: "Giải pháp nâng cao khả năng thu hút lao động và tạo việc làm của kinh tế trang trại ở Việt Nam" nhằm giải quyết, nghiên cứu các hoạt động của trang trại dưới giác độ sử dụng lao động xã hội và môi trường chính sách tạo điều kiện cho trang trại phát triển, thu hút thêm lao động vào làm việc.
    Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
    Chương I: Một số khái niệm và đặc điểm lao động việc làm trong kinh tế trang trại
    Chương II: Đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
    Chương III: Các giải pháp về thu hút lao động và tạo việc làm cho kinh tế trang trại trong thời gian tới.
    Do khả năng và trình độ có hạn nên đề tài khó tránh khỏi sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn. Để hoàn thành được đề tài này em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Tiến Dũng - khoa Kế hoạch & Phát triển đã giúp đỡ hướng dẫn em trong quá trình hình thành và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
    Em xin chân thành cảm ơn!


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời nói đầu 1
    Chương I: Một số khái niệm và đặc điểm lao động việc làm trong kinh tế trang trại 3
    I- Tổng quan về kinh tế trang trại. 3
    1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại. 3
    2. Đặc trưng của kinh tế trang trại. 5
    3. Bản chất và vai trò của kinh tế trang trại. 6
    II. Loại hình tổ chức sản xuất của kinh tế trang trại 8
    III- Đặc điểm tổ chức lao động trong kinh tế trang trại. 10
    1. Tính thời vụ. 10
    2. Trình độ tay nghề thấp. 11
    3. Tính đa dạng cao về các hình thức tổ chức kinh doanh . 11
    4. Sự không đồng nhất về chất lượng lao động. 12
    5. Tổ chức lao động mang nặng tính tự phát. 12
    IV- Kinh nghiệm của nước ngoài về kinh tế trang trại. 13
    1. Kinh tế trang trại Nhật Bản. 13
    2. Kinh tế trang trại Đài Loan. 16
    3. Kinh tế trang trại Hàn Quốc 18
    Chương II: Đánh giá thực trạng Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt nam 19
    I- Tình hình phát triển trang trại. 19
    1. Về số lượng và quy mô trang trại. 19
    1.1. Về số lượng trang trại. 19
    1.2. Qui mô về ruộng đất. 22
    1.3. Qui mô về vốn. 24
    1.4. Quy mô về lao động. 25
    2. Lĩnh vực hoạt động và loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. 26
    3. Mặt hàng, sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. 30
    4. Tổ chức lao động và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại. 33
    5. Số lượng và chất lượng lao động trong trang trại. 36
    II- Quan hệ giữa chủ trang trại và người lao động làm việc trong trang trại. 39
    1. Về quan hệ hợp đồng lao động 39
    2. Về quan hệ tiền lương tiền công 40
    3. Về lao động thời vụ 42
    4. Về đào tạo nghề cho người lao động 43
    III- Chính sách của Nhà nước đối với người lao động làm việc trong trang trại. 43
    IV- Đánh giá khả năng thu hút lao động vào kinh tế trang trại. 45
    1. Xu hướng chuyển từ kinh tế hộ gia đình sang kinh tế trang trại. 46
    2. Xu hướng hình thành và phát triển nhanh số lượng trang trại. 47
    3. Dự đoán khả năng thu hút lao động vào kinh tế trang trại. 49
    Chương III: Giải pháp thu hút lao động và tạo việc làm của kinh tế trang trại thời gian tới. 51
    I- Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế trang trại. 51
    1. Thuận lợi 51
    2. Khó khăn 52
    2.1. Về đất đai 52
    2.2. Về vốn 53
    2.3. Về trình độ sản xuất 53
    2.4. Về nguồn nhân lực 53
    2.5. Về tiêu thụ sản phẩm 53
    2.6. Về cơ sở hạ tầng 53
    II. Các giải pháp cụ thể 55
    1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế của trang trại 55
    1.1. Tạo các môi trường thuận lợi cho trang trại phát triển và hoạt động có hiệu quả. 55
    1.2. Đào tạo nâng cao trình độ cho chủ trang trại. 59
    2. Giải pháp về chính sách vĩ mô đối với trang trại 60
    2.1. Các chính sách chung 60
    2.2. Chính sách thuê mướn và sử dụng lao động. 64
    3. Giải pháp chính sách đối với người lao động làm việc trong trang trại. 66
    3.1. Về thực hiện các chính sách đối với người lao động 66
    3.2. Về đào tạo nghề 67
    3.3. Về nâng cao nhận thức và ý thức về luật pháp lao động. 68
    Kết luận 70
    Tài liệu tham khảo 71
     
Đang tải...