Luận Văn Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tai Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, chi nhánh Đà N

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề tốt nghiệp năm 2013
    Đề tài: Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tai Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, chi nhánh Đà Nẵng
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC BIỂU BẢNG BIỂU ,ĐỒ THỊ 5
    DANH MỤC VIẾT TẮT 6
    LỜI MỞ ĐẦU 7
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 9
    1.1.Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại. 9
    1.1.1. Khái niệm nguồn vốn. 9
    1.1.2. Ý nghĩa nguồn vốn. 9
    1.1.3. Phân loại nguồn vốn. 10
    1.1.3.1. Nguồn vốn tự có. 10
    1.1.3.2. Nguồn vốn bổ sung : 11
    1.2. Khái quát hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. 12
    1.2.1. Khái niệm về huy động vốn của Ngân hàng thương mại. 12
    1.2.2. Các hình thức huy đông vốn. 13
    1.2.2.1. Nhận tiền gửi 13
    1.2.2.2. Phát hành giấy tờ có giá. 15
    1.2.2.3. Đi vay. 16
    1.2.3. Vai trò của hoạt động huy động vốn. 17
    1.2.3.1 Đối với nền kinh tế. 17
    1.2.3.2 Đối với hoạt động của ngân hàng thương mại 18
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. 20
    1.3.1. Những nhân tố khách quan. 20
    1.3.2. Những nhân tố chủ quan. 22
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á –CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 25
    2.1. Khái quát về NHTMCP Đông Nam Á –Đà Nẵng. 25
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Đông Nam Á – Đà Nẵng. 25
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức NHTMCP Đông Nam Á – Đà Nẵng. 26
    2.1.3. Đặc điểm môi trường hoạt động của NHTMCP Đông Nam Á – Đà Nẵng. 27
    2.1.4. Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua. 27
    2.1.4.1. Tình hình huy động vốn . 27
    2.1.4.2. Tình hình cho vay . 29
    2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh . 31
    2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHTMCP Đông Nam Á –Đà Nẵng. 34
    2.2.1. Phân tích cơ cấu vốn huy động . 34
    2.2.1.1 Vốn huy động theo phương thức . 34
    2.2.1.2 Vốn huy động theo kỳ hạn . 37
    2.2.1.3 Vốn huy động theo loại tiền. 39
    2.2.1.4 Vốn huy động theo sản phẩm. 42
    2.2.2. Các chính sách huy động vốn mà Chi nhánh áp dụng . 44
    2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại NHTMCP Đông Nam Á –Đà Nẵng. 45
    2.3.1.Kết quả đạt được . 46
    2.3.2.Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân. 47
    2.3.2.1 Hạn chế . 47
    2.3.2.2 Nguyên nhân. 49
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP ĐÔNG NAM Á – ĐÀ NẴNG. 53
    3.1. Định hướng phát triển tại NHTMCP Đông Nam Á – Đà Nẵng. 53
    3.1.1. Định hướng chung. 53
    3.1.2. Định hướng huy động vốn. 55
    3.2. Gải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTMCP Đông Nam Á – Đà Nẵng. 56
    3.2.1.Giải pháp chính. 56
    3.2.1.1. Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. 56
    3.2.1.2 Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý. 58
    3.2.1.3. Nâng cao cơ sở vật chất ,hoàn thiện công nghệ ngân hàng . 59
    3.2.2. Giải pháp hỗ trợ . 60
    3.2.2.1. Phát huy các chiến lược truyền thông của ngân hàng. 60
    3.2.2.2.Mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. 62
    3.2.2.3. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng. 62
    3.2.2.4. Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả. 64
    3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại NHTMCP Đông Nam Á – Đà Nẵng. 65
    3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước. 65
    3.3.2. Kiến nghị đối với NHTMCP Đông Nam Á 68
    KẾT LUẬN 69
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70


    LỜI MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài.
    Nước ta đang trên đà phát triển . Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã và đang từng bước tiến sâu vào hầu hết các ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh của đất nước. Song song với các hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển đất nước đang ngày càng mở rộng hiện nay thì nhu cầu về một lượng vốn tương ứng để phục vụ cho hoạt động đó là không nhỏ.Vì vậy việc hình thành các tổ chức Ngân hàng thương mại đã góp phần giải quyết vấn đề về vốn cho nền kinh tế .Với chức năng là điều chỉnh sự luận chuyển vốn trong nền kinh tế từ những nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn trong nền kinh tế .Ngân hàng đã trở thành ngành quan trong trong sự phát triển kinh tế của đất nước , khẳng định vị trí và vai trò của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.Bên cạnh đó các Ngân hàng thương mại với những nghiệp vụ không ngừng được cải tiến và mở rộng cho phù hợp,nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư.
    Chính bởi đặc điểm chức năng của ngành là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ vì vậy hoạt động của Ngân hàng gắn kết với hầu hết các hoạt động của nền kinh tế, các ngân hàng thương mại trở thành kênh dẫn vốn có vai trò vô cùng quan trọng, việc huy động vốn do đó cũng trở thành nhu cầu cấp thiết của cả nền kinh tế nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn . Chính vì thế,muốn tồn tại và đứng vững trong môi trường mới,các ngân hàng luôn luôn cần có nguồn vốn dồi dào. Khi đó huy động vốn trở thành một biện pháp hữu hiệu cho các ngân hàng thương mại thực hiện các chiến lược của mình.
    Nền kinh tế nước ta hiện nay tuy đang phát triển ,nước ta đã tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới ,nhưng trong vài năm gần đây do sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ khủng hoảng kinh tế thế giới nên đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh kế của nước ta .Đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng, nhiều tâp đoàn hay các công ty lớn đang rơi vào cảnh khó khăn do không có vốn để tiếp tục đầu tư ,các ngân hàng thương mại vì không thu hồi được vốn buộc phải sát nhập với các ngân hàng khác .Qua đó thấy được sự khó khăn trọng nền kinh tế nước ta .Nhận thấy được tầm quan trọng của các Ngân hàng thương mại cũng như nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế hiện nay, em xin chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tai Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á –chi nhánh Đà Nẵng ” để làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp.
    2.Phương pháp nghiên cứu.
    Từ những số liêu thống kê thực tế để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài.Tiến hành phân tích, đánh giá sử dụng các phương pháp chỉ số,so sánh và tổng hợp, khái quát .Từ đó, đưa ra các nhận định chung về thực trạng hoạt động và đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh.
    3.Phạm vi nghiên cứu.
    Đề tài nghiên cứu tập trung về công tác huy động vốn từ bên ngoài của NHTM. Tiến hành đi sâu nghiên cứu , phân tích hoạt động huy động vốn của NHTMCP Đông Nam Á trên các khía cạnh: các loại hình, quy mô, cơ cấu, chi phí vốn và sự phù hợp với sử dụng vốn trên cơ sở các số liệu của ngân hàng từ năm 2010 -2012. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.
    4.Nội dung nghiên cứu.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận .Bài luận gồm 3 chương:
    Chương 1 : Cơ sở lí luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại .
    Chương 2 :Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng.
    Chương 3:Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng.


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .1.1.Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.1.1.1. Khái niệm nguồn vốn.Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính với các chức năng cơ bản là: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền.Để thực hiện được các chức năng này và đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và có lợi nhuận thì đòi hỏi ngân hàng thương mại phải có một lượng vốn họat động nhất định . Nguồn vốn của NHTM được định nghĩa như sau :
    “Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là tất cả các phương tiện tiền tệ trong xã hội mà ngân hàng huy động được ,sử dụng để cho vay và thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác của ngân hàng.”
    Thực chất vốn của ngân hàng thương mại là bao gồm các nguồn tiền tệ của chính bản thân ngân hàng và của những người có vốn tạm thời nhàn rỗi. Họ chuyển tiền vào ngân hàng với các mục đích lấy lãi, hoặc nhờ thu, nhờ chi hay là dùng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Nhờ việc có được nguồn vốn, các ngân hàng có thể tiến hành kinh doanh: cho vay, bảo lãnh, cho thuê .Nói chung vốn của ngân hàng chi phối toàn bộ và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của ngân hàng thương mại.
    1.1.2. Ý nghĩa nguồn vốn- Đối với bản thân ngân hàng : Hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ vốn chính cơ sở để hình thành nên các hoạt động của một ngân hàng.Nguồn vốn là yếu tố quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng ,là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
    -Đối với khách hàng :.Nguồn vốn ngân hàng có ý nghĩa rất quan trong đối với các doanh nghiệp trong hầu hết các hoạt động kinh doanh hiện nay. Nguồn vốn ngân hàng là nguồn lực tài chính chủ yếu ,tài trợ vốn tín dụng cho nhu cầu vốn của các các nhân tổ chức ,đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư kinh doanh , nó chiếm một phần lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ,quyết đinh khả năng và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp . Nguồn vốn của các NHTM còn tạo điều kiện thúc đẩy các nhu cầu, năng cao mức sống của người dân ,đẩy mạnh sự phát triển về kinh tế, văn hóa- xã hôi
    -Đối với nền kinh tế : Không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thông qua các hoạt động đầu tư phát triển ,nguồn vốn của ngân hàng còn góp phần vào việc thực hiện chính sách tiền tệ của nhà nước ,chống lạm phát và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế thông qua chức năng huy động và cho vay.
    1.1.3. Phân loại nguồn vốn.NHTM cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại và phát triển phải có vốn. Vốn tác động đến kết cấu tài sản và khả năng sinh lời, hạn chế các loại rủi ro trong hoạt động NHTM. Vốn của NHTM gồm 2 loại cơ bản là vốn tự có (vốn chủ sở hữu) và vốn bổ sung (vốn huy động từ bên ngoài).
    1.1.3.1. Nguồn vốn tự cóVốn tự có của NHTM bao gồm : giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quỹ dự trữ một số tài sản khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Vốn tự có tỷ trọng rất nhỏ trong hoạt động của ngân hàng thương mại ( thường 5 đến 10 % tổng nguồn vốn ) ,nhưng có vai trò rất lớn đối với ngân hàng thương mại .Đây là nguồn vốn mà ngân hàng thương mại có thể sử dụng lâu dài,ổn định .
    +Vốn điều lệ : là số vốn đầu tư ban đầu khi thanhg lập ngân hàng và được ghi trong bản điều lệ hoạt động của ngân hàng.Theo quy định của pháp luật vốn điều lệ thực tế ít nhất phải bằng vốn pháp định do ngân hàng nhà nước công bố vào mỗi năm tài chính .Vốn điều lệ ít hay nhiều tùy thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của mỗi ngân hàng.
    Tùy theo từng loại hình ngân hàng mà vốn điều lệ có nguồn hình thành khác nhau:
    -Đối với NHTM quốc doanh: Vốn điều lệ do NSNN cấp phát .
    -Đối với NHTM liên doanh : vốn điều lệ do các bên liên doanh tham gia đống góp.
    - Đối với chi nhánh NHTM nước ngoài : Vốn điều lệ do ngân hàng mẹ ở nước ngoài bỏ ra thành lập.
    -Đối NHTM cổ phẩn: Vốn điều lệ do cổ đông đóng góp dưới hình thức vốn cổ phần ,mỗi cổ phần có giá trị như nhau ,mỗi các nhân ,mỗi pháp nhân được qyền tham gia một số cổ phần nhất định bao gồm : Vốn cổ phần thường ,vốn cổ phần ưu đại
    +Quỹ dự trữ và dự phòng.
    -Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ : Quỹ này được hình thành nhằm mục đích bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng khi cần thiết ,để đáp ứng yếu cầu mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng .Hiện nay ở Việt Nam ,các ngân hàng được trích theo tỉ lệ 5% tính trên lợi nhuận ròng hàng năm ,mức tối đa của quỹ này không được vượt mức vốn điều lệ thực có của ngân hàng.
    -Các quỹ dự phòng :
    Quỹ dự phòng tài chính : tỷ lệ trích bằng 10% lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng ,số dư của quỹ không được phép vượt quá 25% vốn điều lệ của ngân hàng ;quỹ này được dung để bù đắp phần còn lại của những tổn thất ,thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức ,các nhân gây ra tổn thất của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro do trích lập trích lập trong chi phí .
    +Quỹ dự phòng để xử lý rủi ro : được hình thành bằng cách trích lập dự phòng trên từng nhóm tài sản có của ngân hàng bao gồm nhóm họt động cấp tín dụng,các dịch vụ thanh toán đối với khách hàng ,và được tính vào chi phí cảu ngân hàng .
    + Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ:Quỹ này để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ ,trang thiết bị ,điều kiện làm việc của một tổ chức tín dụng .Mức trích quỹ này bằng 50% lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng .
    +Lợi nhuận không chia : phản ánh phần thu nhập ròng của ngân hàng có được hoạt động kinh doanh,nhưng không chia trả lãi cho cổ động mà được ngân hàng giữ lại để tăng thêm vốn.
    1.1.3.2. Nguồn vốn bổ sung : bao gồm vốn huy động va nguồn vốn khác .
    + Vốn huy động : là tất cả các nguồn vốn của các chủ sở hữu khác nhau trong xã hội được ngân hàng sử dụng vào ngân hàng để kinh doanh.tùy theo tính chất ,đối tượng ,thị trường huy động mà nguồn vốn này được chia thành : vốn tiền gửi ,vốn phát hành


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOSách và giáo trình:
    1. Giáo trình Tổng quan nghiệp vụ ngân hàng thương mại -ThS .Nguyễn Thị Thanh Thảo
    2. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (2008 )- PGS.TS.Phan Thị Cúc- NXB Thống kê
    3. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (2009) -TS .Nguyễn Minh Kiều- NXB Thống kê
    4. Giáo trình Tiền tệ ngân hàng (2006) - TS Nguyễn Minh Kiều NXB-Thống kê
    5. Ngân hàng TMCP SeAbank , Sổ tay tín dụng, Báo cáo tài chính năm 2010, năm 2011, năm 2012
    6. Luật Ngân Hàng Nhà Nước VN năm 2009
    Báo và tạp chí:
    1. Báo cáo thường niên năm 2011
    2. Báo cáo thường niên năm 2010
    3. Báo điện tử VietNamNet
    Các Trang Web:
    1. http://www.sbv.gov.vn/
    2. http://www.seabank.com.vn/
    3. http://vi.wikipedia.org/
    4. Và một số Website của các Ngân hàng khác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...