Luận Văn Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank.

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 2/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã
    tạo ra cơ hội cho các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển và tự khẳng
    định mình, song nó cũng tạo ra những thách thức lớn mà các ngân hàng phải
    đối đầu. Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt như vậy, khi mà thị phần của
    các ngân hàng dần bị chiếm chỗ bởi các định chế tài chính khác, các ngân
    hàng thương mại Việt Nam phải làm gì để giữ vững vị thế của mình?
    Một hướng đi mới mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tìm ra và
    đang trong những bước đầu của quá trình thực hiện: Đó chính là chiến lược
    ngân hàng bán lẻ. Ngân hàng bán lẻ là ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch
    vụ trực tiếp cho doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân, với quy mô các
    khoản giao dịch nhỏ, bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tài khoản ATM, cho vay thế
    chấp, cho vay tiêu dùng cá nhân. Thị trường dành cho ngân hàng bán lẻ ở Việt
    Nam hiện nay là thị trường hiện hữu và sinh lời chứ không còn ở dạng tiềm
    năng nữa. Chiến lược ngân hàng bán lẻ hướng ngân hàng tới một hoạt động
    kinh doanh sinh lợi nhiều hơn.
    Vậy liệu các ngân hàng thương mại Việt Nam có nên thực hiện ồ ạt,
    đồng loạt ngay các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng bán lẻ hay không? Câu
    trả lời là không nên và cũng không phù hợp với điều kiện thực tế của các ngân
    hàng Việt Nam hiện nay. Với nguồn vốn sẵn có, nguồn nhân lực dồi dào,
    nhưng trong điều kiện công nghệ và cơ sở vật chất còn yếu, các Ngân hàng
    thương mại Việt Nam trước tiên nên thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng,
    và coi đó là bước đi ban đầu an toàn và hiệu quả trong chiến lược ngân hàng
    bán lẻ.
    Thêm vào đó cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các sản
    phẩm, dịch vụ tiêu dùng đang ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp
    với nhu cầu của người mua. Tuy nhiên, với mức thu nhập như hiện nay, phần
    lớn người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng
    lúc, đặc biệt là với những vật dụng đắt tiền. Nếu người tiêu dùng có thể vay
    được tiền từ ngân hàng, thì họ có thể thoả mãn nhu cầu của họ ngay trong
    hiện tại điều đó làm tăng sự tiêu dùng hàng hoá, thúc đẩy hoạt động sản xuất
    kinh doanh của các hãng tăng nhanh về số lượng và chủng loại sản phẩm, góp
    phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội một cách nhanh
    chóng, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong xã hội. Do đó
    thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng, một mặt các ngân hàng thương mại có
    thể tạo nên sự hoà hợp giữa cung và cầu tiêu dùng, mặt khác lại có thể giải
    quyết tốt được nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng của nền kinh tế.
    Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề trên, Ban lãnh đạo
    VPBank đã đặt mục tiêu "xây dựng VPBank thành một Ngân hàng bán lẻ
    hàng đầu khu vực phía bắc và trong cả nước".Vậy thực tế hoạt động ngân
    hàng bán lẻ mà cụ thể là hoạt động cho vay tiêu dùng ở VPBank đang diễn ra
    như thế nào?
    Xuất phát từ thực tiễn đó, cùng với những kiến thức thực tiễn thu
    được trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp
    ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) đã gợi mở cho em thực hiện đề
    tài:"Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay
    tiêu dùng của VPBank", làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho mình.
    Ngoài phần mở bài kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về cho vay tiêu dùng và khả năng cạnh
    tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.
    Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng và khả năng
    cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank.
    Chương III: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong
    hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank.
     
Đang tải...