Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng Ba Vì

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
    Hiện nay quá trình toàn cầu hoá và hội nhập Kinh tế Quốc tế ngày càng diễn
    ra một cách nhanh chóng theo cả bề rộng lẫn chiều sâu, với sự hình thành các trung
    tâm kinh tế và các tổ chức kinh tế Quốc tế ở khu vực cùng với các Doanh nghiệp và
    các tập đoàn Quốc tế, Kinh doanh cũng trở nên mang tính toàn cầu. Chính vì vậy đã
    tạo ra một khả năng cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các quốc gia nói chung và các
    doanh nghiệp nói riêng ngay trên thị trường nội địa và quốc tế. Bàn tay của các Công
    ty đa quốc gia, Công ty xuyên quốc gia và công ty siêu quốc gia đã và đang vươn tới
    tất cả các thị trường khắp toàn cầu thông qua các hiệp định song phương, đa phương
    và các cam kết giữa các chính phủ, các khu vực thông qua các hình thức đầu tư hoặc
    hợp tác, liên doanh, liên kết .
    Theo đó, cạnh tranh luôn gắn liền với hoạt động thương mại và đầu tư, các lộ
    trình thực hiện cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư của các hiệ p định song
    phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết đang đến gần, điều đó có nghĩa là chúng
    ta phải thực hiện việc cắt giảm thuế quan mậu dịch cho tất cả các loại hàng hoá, và
    tiến tới loại bỏ hoàn toàn những cản trở đến hoạt động thương mại và đầu tư giữa
    các nước trong khối liên minh. Điều này khẳng định rằng sẽ có rất nhiều công ty và
    tập đoàn nước ngoài tiến hành sản xuất kinh doanh tại Việt nam, hàng hoá nước
    ngoài tràn lan, hàng nội và hàng ngoại, các công ty nội địa và các công ty nước ngoài
    cạnh tranh bình đẳng .Điều này đã gây ra một sức ép cạnh tranh khốc liệt đối với
    các Doanh nghiệp Việt nam nói chung và Công ty Cổ phần xây dựng Ba Vì nói
    riêng. Vậy làm thế nào để cạnh tranh được, trong khi mà quá trình hội nhập Kinh tế
    Quốc tế đã và đang đến gần? Đây là một câu hỏi làm trăn trở mọi người, mọi Doanh
    nghiệp mà đặc biệt là đối với Công ty Cổ phần xây dựng Ba Vì khi mà trong ngành
    xây dựng đang gặp phải những khó khăn nhất định đối với khả năng cạnh tranh. Để
    đóng góp một phần nhỏ bé giải quyết vấn đề này, tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên
    cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây
    dựng Ba Vì”. Hy vọng sự thành công của đề tài này sẽ là tiền đề xây dựng chiến
    lược cạnh tranh và chiến lược sản xuất kinh doanh cho Công ty Cổ phần xây dựng
    Ba Vì trong xu thế hội nhập hiện nay. Căn cứ vào những điều kiện thực tế của công
    ty: Các yếu tố thuộc môi trường Vi mô và Vĩ mô của Công ty. Đồng thời căn cứ vào
    xu thế, những quy luật vận động, phát triển của ngành, của nền kinh tế trong nước và
    thế giới để từ đó phân tích, tìm ra những yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    của Công ty Cổ phần xây dựng Ba Vì trong xu thế hội nhập Kinh tế Quốc tế. Từ đó,
    đưa ra một số điều kiện và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của
    Công ty trong xu thế hội nhập Kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    a) Mục tiêu chung
    Đánh giá khả năng cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xây
    dựng Ba Vì trên thi trường và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
    Sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng Ba Vì trong thời gian tới.
    b) Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh sản phẩm của
    doanh nghiệp kinh doanh xây dựng
    - Đánh giá khả năng cạnh tranh Sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần
    xây dựng Ba Vì trên thị trường trong những năm qua 2010-2012
    - Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh Sản xuất kinh
    doanh của công ty trong thời gian tới.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    - Thực trạng Sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng Ba Vì.
    - Các tác nhân tham gia Sản xuất kinh doanh thi công xây dựng: Cán bộ
    Phòng Kế hoạch kỹ thuật; Cán bộ Phòng tài chính kế toán; Cán bộ Phòng thị
    trường; Cán bộ kỹ thuật, Đội thi công công trình; Cơ chế chính sách của công ty.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ tập chung nghiên
    cứu chủ yếu vào hoạt động Sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng Ba
    Vì trên thị trường
    - Về thời gian: Các thông tin về thực trạng Sản xuất kinh doanh xây dựng
    của công ty được khảo sát trong 3 năm (2009- 2011), các giải pháp sẽ được áp dụng
    trong thời gian tới (2013 -2015)
    - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh
    tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng
    Ba Vì như: số lượng, chất lượng sản phẩm được các chủ đầu tư đánh giá trên thị
    trường, giá cả, biện pháp thi công, thương hiệu, . Nhằm đề xuất được các chính
    sách và các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty này.
    5. Ý nghĩa khoa học của luận văn
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Luận văn hoàn thành là một công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, là
    tài liệu tham khảo quan trọng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Cổ
    phần Xây dựng Ba Vì, từ đó khẳng định vị thế của công ty trên thị trường trong xu
    thế hội nhập và toàn cầu hoá với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như
    hiện nay.
    6. Những đóng góp của luận văn
    - Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những phương pháp nghiên
    cứu khoa học. Có cơ sở lý luận vững chắc, có cơ sở thực tế. Hệ thống hóa những lý
    luận cơ bản về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong sản xuất
    kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng Ba Vì
    nói riêng.
    - Phân tích được các nhân tố tác động tới khả năng cạnh tranh của Công ty
    Cổ phần Xây dựng Ba Vì, các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của công ty.
    Từ đó đề xuất được những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
    của Công ty Cổ phần Xây dựng Ba Vì đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
    7. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
    văn bao gồm 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu khả
    năng cạnh tranh của doanh nghiệp
    Chương 3: Phân tích thực trạng về khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần
    Xây dựng Ba Vì
    Chương 4: Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần
    Xây dựng Ba Vì




    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan . i
    Lời cảm ơn . ii
    Mục lục iii
    Danh mục các từ viết tắt trong luận văn . vi
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục các sơ đồ, biểu đồ viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng nghiên cứu 2
    4. Phạm vi nghiên cứu . 2
    5. Ý nghĩa khoa học của luận văn . 2
    6. Những đóng góp của luận văn 3
    7. Bố cục của luận văn 3
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH
    TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 4
    1.1. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp 4
    1.1.1. Các quan điểm về doanh nghiệp . 4
    1.1.2. Định nghĩa doanh nghiệp 5
    1.1.3. Phân loại Doanh nghiệp 6
    1.2. Cạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường 10
    1.3. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp . 13
    1.3.1. Lĩnh vực cạnh tranh của Doanh nghiệp 13
    1.3.2. Những yếu tố cơ bản quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 16
    1.3.3. Các lý thuyết về nâng cao khả năng cạnh tranh 26
    1.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của Doanh nghiệp
    đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 36
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU VỀ
    KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 51
    2.1. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu . 51
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 51
    2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 51
    2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin . 51
    2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 51
    2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 53
    2.3.1. Về hoạt động kinh doanh 53
    2.3.2. Kết quả đấu thầu qua các năm của doanh nghiệp . 55
    2.3.3. Chất lượng sản phẩm . 56
    2.3.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật . 56
    2.3.5. Kinh nghiệm thi công 57
    Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
    CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BA VÌ 58
    3.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 58
    3.1.1. Một số nét sơ lược về Công ty Cổ phần Xây dựng Ba Vì 58
    3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức 60
    3.1.3. Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty . 67
    3.2. Khả năng cạnh tranh hiện tại của công ty cổ phần xây dựng ba vì 84
    3.2.1. Các nhân tố đánh giá khả năng cạnh tranh hiện tại của Công ty Cổ phần Xây
    dựng Ba Vì 84
    3.2.2. Đối thủ cạnh tranh của công ty . 101
    3.3. Những thuận lợi và khó khăn tác động tới khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ
    phần Xây dựng Ba Vì so với đối thủ cạnh tranh . 105
    3.3.1. Những thuận lợi 105
    3.3.2. Những khó khăn 107


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH
    TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BA VÌ HÀ NỘI . 114
    4.1. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới . 114
    4.2. Các giải pháp chủ yếu 116
    4.2.1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 116
    4.2.2. Giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 116
    4.2.3. Giải pháp giảm chi phí đầu vào để tăng khả năng cạnh tranh 118
    4.2.4. Giải pháp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng tỷ lệ cổ tức để nâng cao khả
    năng cạnh tranh . 119
    4.2.5. Nâng cao khả năng tài chính của Công ty . 120
    4.2.6. Nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng hệ thống QLCLSP 125
    4.2.7. Giải pháp về Công nghệ 126
    4.2.8. Giải pháp về đấu thầu, hợp tác, liên doanh liên kết 127
    4.2.9. Các giải pháp về marketing, quảng cáo, khuyến mãi, phân phối 128
    4.2.10. Một số giải pháp khác . 130
    KẾT LUẬN 131
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 132
     
Đang tải...