Luận Văn Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nội thất ở công ty Xuân Hòa

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nội thất ở Cty Xuân Hòa

    Lời nói đầu

    Để tồn tại và phát triển trong một môi trường mà sự xáo trộn của nó là không ngừng, mọi dự đoán đều không thể vượt quá 5 năm như hiện nay thì các quốc gia cũng như bản thân mỗi doanh nghiệp trong quốc gia đó phải xác định sẵn cho mình rằng phải cạnh tranh và chỉ có cạnh tranh mới có thể tồn tại. Cạnh tranh như thế nào, bằng cách nào là câu hỏi không dễ trả lời. Trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định cả về môi trường bên ngoài cũng như nội lực bên trong của doanh nghiệp mà cách đi đến đích sẽ khác nhau. Không có một kinh nghiệm nào có thể áp dụng máy móc cho nhau mà mang lại hiệu quả giống nhau.Vì thế, các doanh nghiệp luôn cố gắng tạo ra những ưu thế tuyệt đối, những sự khác biệt, những nét nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh với mình để từ đó luôn chủ động trong mọi tình huống.
    Ở Việt Nam, cạnh tranh là một lĩnh vực tương đối mới, các doanh nghiệp đang dần dần học cách cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh sẽ làm ai mạnh sẽ mạnh hơn và ai yếu sẽ bị đào thải. Do vậy trên thương trường sẽ chỉ tồn tại những doanh nghiệp nào thích ứng được với việc cạnh tranh.
    Nói đến cạnh tranh chúng ta có thể hiểu là cạnh tranh giữa các quốc gia với nhau, cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong từng ngành thuộc các thành phần kinh tế. Trong khuôn khổ của chuyên đề này em chỉ xin được đi sâu về vấn đề cạnh tranh trong ngành. Sau một thời gian thực tập tại Trung tâm thương mại Công ty Xuân Hoà, dựa trên cơ sở bản báo cáo thực tập tổng hợp, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nội thất ở Công ty Xuân Hoà” với hy vọng có được cái nhìn tổng quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộgn ty cũng như những biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nội thất của Công ty trên thị trường nhằm giành lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị thế của Côgn ty trên thị trường vì nếu đánh mất lợi thế cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc rời bỏ thị trường.
    Nhận thấy đây tuy không phải là vấn đề mang tính chất thời sự song nó lại là yếu tố quyết định, sống còn đối với sự tồn tại cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và với Công ty Xuân Hoà nói riêng
    Bài viết ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận còn được chia làm 3 chương:
    Chương I: Những vấn đề chung về cạnh tranh của sản phẩm
    Chương II: Thực tế cạnh tranh của các sản phẩm nội thất Công ty Xuân Hoà
    Chương III: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nội thất ở Công ty Xuân Hoà


    Với lượng kiến thức còn nhiều hạn chế và thời gian khảo sát thực tập có hạn nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi có những thiếu xót. Em rất mong được sự chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn và sự góp ý kiến của các cô chú, anh chị tại Trung tâm Thương mại Công ty Xuân Hoà ( Số 7 Yên Thế – Ba Đình – Hà Nội ) để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy Thạc sỹ Trương Đực Lực đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này và cảm ơn các anh chị, cô chú tại Trung tâm Thương mại Công ty Xuân Hoà đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian em thực tập tại Trung tâm./

    Chương I: Những vấn đề chung của cạnh tranh về sản phẩm
    1.1. Thực chất, vai trò và các công cụ cạnh tranh
    1.1.1. Thực chất cạnh tranh
    Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để đơn giản hoá, có thể hiểu cạnh tranh là sự ganh đua giữa một (hoặc một nhóm) người mà sự nâng cao vị thế của người này sẽ làm giảm vị thế của người tham gia còn lại.
    Trong nền kinh tế, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành lấy một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Cạnh tranh có thể đưa lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực. (Ví dụ: chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn .). Giống như các quy luật sinh tồn và đào thải tự nhiên đã được Darwin phát hiện, quy luật của cạnh tranh là thải loại những thành viên yếu kém trên thị trường, duy trì và phát triển những thành viên tốt nhất và qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển toàn xã hội.
    Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Không có cạnh tranh thì không có kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh là điều kiện cho sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, vì thế từng doanh nghiệp đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược cạnh tranh phù hợp để vươn lên tới vị thế cao nhất.
    1.1.2. Vai trò của cạnh tranh.
    Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi con người luôn phải ganh đua với nhau để mà tồn tại, để mà đạt tới một vị thế cao hơn người khác. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cạnh tranh diễn ra liên tục và quyết liệt hơn, có thể hiểu đây như là cuộc đua về kinh tế không có đích cuối cùng. Ai cảm nhận được đích sẽ trở thành nhịp cầu cho các đối thủ cạnh tranh vươn lên phía trước. Trên đường đua này người chạy trước sẽ là đích để người chạy sau vươn tới do đó khó có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trong những chặng khác nhau.
    Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thì không thể tránh khỏi cạnh tranh, vì không đối mặt với nó là cầm chắc sự phá sản, phải chấp nhận cạnh tranh, đón trước cạnh tranh và sẵn sàng sử dụng các công cụ cạnh tranh hữu hiệu của mình. Vậy thì cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải:
    - Tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh.
    - Không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
    - Nhanh nhạy trước các cơ hội kinh doanh mới.
    - Không ngừng phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng và biết cách tạo ra nhu cầu mới.
    Mặt khác, cạnh tranh làm cho giá cả hàng hoá cũng như dịch vụ giảm xuống nhưng chất lượng lại không ngừng nâng cao, do đó kích thích sức mua và làm tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Và hơn thế nữa, chính trong môi trường cạnh tranh đó đã nuôi dưỡng và đào tạo nên các doanh nhân giỏi, chân chính.
    Tóm lại, cạnh tranh đã giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, chiếm được vị thế cao hơn trên thương trường để từ đó để thu được lợi nhuận cao.
    Một mặt, cạnh tranh cũng không ngừng làm cho nền kinh tế xã hội phát triển, nó là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, tạo điều kiện giáo giục tính năng động, sáng tạo cho các nhà sản xuất kinh doanh. Một mặt, cạnh tranh cũng bộc lộ những mặt còn hạn chế đó là việc cạnh tranh không lành mạnh đó là người tham gia dùng bất kỳ thủ đoạn nào để thắng lợi trong cạnh tranh chính điều này đã gây ra thiệt hại lớn cho cả hai phía người sản xuất cũng như người tiêu dùng.
    1.1.3 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu:
    1.1.3.1 Cạnh tranh bằng sản phẩm.
    Hình ảnh của công ty được thể hiện thông qua các sản phẩm, các Công ty cạnh tranh với nhau thực chất là các sản phẩm của các công ty cạnh tranh với nhau. Và giá trị sản phẩm có thể được phân chia theo 3 cấp độ sau:

    Sơ đồ 1.1.3.1: Các cấp độ của sản phẩm

    Ngày nay, cạnh tranh sản phẩm diễn ra thường xuyên, liên tục và thường ở cấp độ tạo ra giá trị mới, giá trị gia tăng, giá trị cảm nhận hơn là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới.
    Do đó cạnh tranh về sản phẩm thường thể hiện chủ yếu qua các mặt:
    - Cạnh tranh về trình độ sản phẩm: Chất lượng của sản phẩm, tính hữu dụng của sản phẩm, bao bì .Tuỳ theo sản phẩm khác nhau để chúng ta lựa chọn những nhóm chỉ tiêu có tính chất quyết định trình độ của sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong cạnh tranh nếu như lựa chọn trình độ sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường.
    - Cạnh tranh về chất lượng: Tuỳ theo loại, nhóm sản phẩm mà người ta chọn chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm khác nhau. Nếu tạo ra nhiều lợi thế cho chỉ tiêu này thì sản phẩm càng có nhiều cơ hội giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường.
    - Cạnh tranh về bao bì: Đặc biệt là những ngành có liên quan đến lương thực, thực phẩm, những mặt hàng có giá trị sử dụng cao. Ngoài việc thiết kế bao bì cho phù hợp doanh nghiệp cũng cần phải lựa chọn cơ cấu sản phẩm hợp lý để có thể thoả mãn nhu cầu thường xuyên, thay đổi của thị trường. Đặc biệt là những cơ cấu có xu hướng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
    - Cạnh tranh về nhãn mác, uy tín sản phẩm. Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ này để đánh trực tiếp vào trực giác của người tiêu dùng.
    - Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm.
    Sử dụng biện pháp này doanh nghiệp có thể đưa ra một sản phẩm mới hoặc dừng việc cung cấp sản phẩm đã lỗi thời. Tuy nhiên, phải hết sức sáng suốt khi đưa ra các quyết định cụ thể.
    1.1.3.2. Cạnh tranh qua giá
    Giá là một trong các công cụ quan trọng trong cạnh tranh thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước vào một thị trường mới. Hiện nay, tuy mức sống của người dân Việt Nam chúng ta ngày một nâng cao song độ nhạy của cầu khi giá cả thay đổi còn rất lớn. Do đó công cụ này được sử dụng cho hầu hết các loại sản phẩm trên thị trường. Cạnh tranh bằng giá thường được thể hiện qua các biện pháp sau:
    - Kinh doanh với chi phí thấp.
    - Bán với mức giá hạ và mức giá thấp.
    Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ. Vì lẽ đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và cũng có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh càng cao.
    Để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần xem xét khả năng hạ giá sản phẩm của đơn vị mình. Có càng nhiều khả năng hạ giá sẽ có nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố sau:
    - Chi phí về kinh tế thấp.
    - Khả năng bán hàng tốt, do đó khối lượng bán lớn.
    - Khả năng về tài chính tốt.
    Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp do đó khi sử dụng vũ khí này phải chọn thời điểm hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao bằng không doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn về tài chính. Như thế doanh nghiệp cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá cả và các bộ phận về chiết khấu với những phương pháp bán mà doanh nghiệp đang sử dụng, với những phương pháp thanh toán, với xu thế, trào lưu của người tiêu dùng
    1.1.3.3. Cạnh tranh về phân phối bán hàng.
    Đó là việc lựa chọn được kênh phân phối hợp lý, có đủ tiềm năng về tài chính cũng như khả năng trao đổi trên thị trường. Đó là việc gắn kết các kênh phân phối với nhau tạo nên sức mạnh trong môi trường cạnh tranh hiện tại. Bên cạnh đó là việc kết hợp hợp lý giữa phương thức bán hàng và phương thức thanh toán. Tuy nhiên, ngày nay người ta còn cạnh tranh thông qua các dịch vụ kèm theo trong và sau khi bán sản phẩm bảo hành, bảo trì .Thực tế cho thấy mạng lưới dịch vụ này tỏ ra rất hữu hiệu.
    1.1.3.4. Cạnh tranh về thời cơ thị trường.
    Doanh nghiệp nào dự báo được thời cơ thị trường và nắm được thời cơ thị trường sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Thời cơ thị trường thường xuất hiện do các yếu tố sau:
    - Do sự thay đổi môi trường công nghệ.
    - Do sự thay đổi của yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên.
    - Do các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp.
    Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báo được những thay đổi của thị trường. Từ đó có các chính sách khai thác thị trường hợp lý và sớm hơn các doanh nghiệp khác.
    1.1.3.5. Cạnh tranh về không gian và thời gian.
    Loại cạnh tranh này xuất hiện những vấn đề về chính sách giá cả, chính sách sản phẩm. Giá cả của các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường chênh lệch là không lớn, chất lượng sản phẩm là tương đối ổn định. Trong trường hợp đó thời cơ và thời gian có vai trò quan trọng và nó quyết định đến việc buôn bán. Những doanh nghiệp nào có quá trình buôn bán thuận thiện nhất, nhanh nhất sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Và để thực hiện việc bán hàng nhanh nhất, thuận tiện nhất phải sử dụng các biện pháp sau:
    - Ký kết hợp đồng nhanh và thuận tiện.
    - Điều kiện bán hàng nhanh và thuận tiện.
    - Thủ tục thanh toán nhanh.
    - Các hoạt động sau bán hàng phong phú.
    Song vấn đề chính là tạo lập được uy tín giữa người mua và người bán. Làm tốt được công tác này sẽ tạo điều kiện cơ bản cho công tác tiêu thụ được hoàn thiện.
    Tóm lại, có thể nói công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp là tập hợp các yếu tố, các kế hoạch, các chiến lược, các chính sách, các hành động mà doanh nghiệp sử dụng nhằm vượt lên đối thủ cạnh tranh. Các công cụ cạnh tranh ở trên nên được các doanh nghiệp sử dụng đan xen, kết hợp tuỳ vào từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể không nên sử dụng độc lập.
    1.2. Khả năng cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm trong doanh nghiệp.
    1.2.1. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
    Khả năng cạnh tranh của sản phẩm là nội dung của khả năng cạnh tranh doanh nghiệp mà khả năng cạnh tranh doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí đó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
    Vì vậy, nếu một sản phẩm của doanh nghiệp tham gia thị trường mà không có khả năng cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh yếu hơn các đối thủ của nó thì sẽ không thể tồn tại được.
    Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong doanh nghiệp được xác định dựa vào các ưu thể cạnh tranh của nó. Ưu thế cạnh tranh được hiểu là các đặc điểm hay các biến số của sản phẩm hoặc nhãn hiệu mà nhờ có chúng doanh nghiệp tạo ra một số tính trội hơn, ưu việt hơn so với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Ưu thế cạnh tranh hoặc lợi thế cạnh tranh còn được coi là bên ngoài khi chúng dựa trên chiến lược phân biệt sản phẩm, hình thành nên giá trị cho người mua, hoặc bằng cách giảm chi phí sử dụng hoặc bằng cách tăng khả năng sử dụng. Lợi thế này tạo cho doanh nghiệp “quyền lực thị trường”. Lợi thế cạnh tranh bên trong dựa trên tính ưu việt của doanh nghiệp trong việc làm chủ chi phí sản xuất. Nó tạo nên giá trị cho người sản xuất bằng cách tạo ra cho doanh nghiệp một giá bán thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
    Ngày nay, quá trình cạnh tranh đang có khuynh hướng chuyển mục đích của cạnh tranh từ phía cạnh tranh người tiêu dùng sang cạnh tranh đối thủ. Và để sáng tạo ra lợi thế cạnh tranh người ta có thể dùng nhiều cách như chọn tuyến thị trường khác với đối thủ cạnh tranh, bằng cách đầu tư giảm giá thành từ đó giảm giá bán nhằm mục đích cạnh tranh về giá hoặc bằng cách kiểm soát hệ thống phân phối .
    1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong doanh nghiệp
    1.2.2.1. Thị phần
    Thị phần của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng lực chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này càng lớn quy mô tiêu thụ càng lớn. Và từ đó có thể xác định vị thế tương đối của các doanh nghiệp trong ngành với nhau, doanh nghiệp nào đứng ở đầu bảng, doanh nghiệp nào trong ngành có thị phần nhỏ nhất và hiện tại công ty mình hoặc doanh nghiệp mình đang ở đâu?
    Để xác định được thị phần của sản phẩm chúng ta cần phải biết có bao nhiêu doanh nghiệp trong ngành, doanh số hay sản lượng sản phẩm bán ra của từng doanh nghiệp. Chúng ta có thể đưa ra công thức chung để tính thị phần cho sản phẩm của doanh nghiệp như sau:


    Ngoài ra, người ta còn đề cập đến thị phần tương đối của doanh nghiệp là tỷ lệ so sánh giữa thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh mạnh (thường là 3 đến 5 đối thủ).
    Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, bởi lẽ đây là kết quả của cả một quá trình phấn đấu, quá trình cạnh tranh quyết liệt trên thương trường để mà giành giật thị trường. Các doanh nghiệp luôn cố gắng để tăng thị phần của mình trong ngành hay trong một khu vực cụ thể. Và để đạt được điều đó các doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp các biện pháp không chỉ trong khâu bán hàng mà từ khâu chuẩn bị sản xuất, sản xuất cho đến khi sản phẩm được đưa đến tay người sử dụng và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ phía khách hàng. Chỉ tiêu này không phải là cái gì đó bất biến mà nó luôn thay đổi, có thể hôm nay anh đang ở vị trí dẫn đầu song ngày mai anh có thể bị hạ bệ ngay. Tại sao lại như vậy? Chúng ta đều hiểu rằng, trong cuộc sống không điều gì là không có thể tạm biệt chúng ta khi chúng ta lơ là, ít quan tâm đến việc phải giữ được nó. Trong kinh doanh thương trường là chiến trường, các doanh nghiệp luôn luôn phải dè chừng nhau và trong cùng ngành các doanh nghiệp cũng luôn cạnh tranh với nhau để xem ai về đích trước. Mọi nỗ lực rồi sẽ đem lại kết quả xứng đáng. Một công ty hay doanh nghiệp có thị phần lớn sẽ là câu trả lời cho việc doanh nghiệp đã làm những gì trong cạnh tranh. Tuy nhiên, chỉ quan tâm đến thị phần thì chưa đủ để trả lời rằng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó là cao, thấp hay trung bình. Và chính vì thế chúng ta phải xem xét một số chỉ tiêu khác nữa để có đánh giá toàn diện hơn.
     
Đang tải...