Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của ngành du lịch Bình Thuận đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Với tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú hấp dẫn, những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vững chắc thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước cũng như thu hút các nguồn vốn đầu tư ngày càng tăng, từng bước khẳng định vai trò của một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thực hiện chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam 2001 – 2010 : “ Từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cở của khu vực. Phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”.
    Nằm trong bối cảnh đó, nhất là sau sự kiện nhật thực toàn phần xảy ra vào ngày 24/10/1995 tại Phan Thiết, du lịch Bình Thuận bắt đầu khởi sắc và đang trở thành một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng trong cả nước, có sức thu hút mạnh mẽ du khách trong nước và quốc tế. Việc phát triển du lịch đã được chính quyền địa phương các cấp quan tâm thúc đẩy và đã ban hành nhiều chính sách tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Nhiều dự án đầu tư vào ngành du lịch đã và đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký, triển khai và thực thi. Từ chỗ chỉ có khoảng 10 dự án với tổng vốn đăng ký 30 tỷ đồng năm 1996 tăng lên 356 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 7.529,4 tỷ đồng năm 2004, đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng các cơ sở hoạt động du lịch của tỉnh nhà.
    Tuy nhiên, việc khơi thông nguồn vốn đầu tư để thực hiện các dự án còn nhiều vướng mắc, khó khăn và nhiều bất cập, vì vậy cho đến nay còn trên 80% dự án đăng ký chưa được triển khai. Các dự án đi vào hoạt động kinh doanh, hiệu quả vốn đầu tư mang lại trước mắt còn hạn chế so với kết quả mong muốn của các nhà đầu tư. Từ những vấn đề nêu trên cần tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trong ngành du lịch Bình Thuận để thúc đẩy các nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án đã đăng ký nhằm tạo thêm sự sôi động trong hoạt động của các khu du lịch đang được hình thành và mở rộng, bảo đảm tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển đúng mục tiêu, đúng định hướng đã đề ra, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận.
    Với mong muốn được góp phần phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian tới, chúng tôi xin chọn đề tài:” Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của ngành du lịch Bình Thuận đến năm 2010.” Làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
    2
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    Trên cơ sở đánh gía, lý giải về phương diện lý luận và thực tiễn của vốn, các nguồn vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư để nghiên cứu thực trạng việc sử dụng vốn đầu tư, hiệu quả trong quá trình hoạt động của các dự án của ngành du lịch Bình Thuận trong thời gian qua; xác định được mặt mạnh, mặt yếu; những cơ hội và thách thức; đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc, từ đó xác định những giải pháp chính và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Hiệu quả sử dụng vốn của một ngành kinh tế là một vấn đề có phạm vi rất rộng. Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, chúng tôi không kỳ vọng giải quyết thấu đáo mọi vấn đề có liên quan đến đề tài và xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau :
    + Đánh giá có tính tổng quát về sử dụng vốn đầu tư của ngành du lịch Bình Thuận.
    + Chủ yếu tập trung đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và vốn đầu tư của các nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của ngành du lịch Bình Thuận đến năm 2010.
    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài :
    Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Vận dụng một cách tổng hợp phương pháp so sánh, đối chiếu, dự báo; phương pháp phân tích định lượng, định tính Nguồn số liệu được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo của các Sở, ban ngành trong tỉnh, các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước đối với ngành du lịch và số liệu được công bố trên Internet .
    Kết cấu của luận văn :
    Kết cấu luận văn gồm có ba chương :
    Chương 1 : Cơ sở lý luận về du lịch và vốn đầu tư ngành du lịch.
    Chương 2 : Thực trạng việc sử dụng vốn đầu tư của ngành du lịch Bình Thuận trong thời gian qua.
    Chương 3 : Các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2010.
    Trong quá trình thực hiện luận văn, do năng lực và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, chắc chắn nội dung luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự quan tâm xem xét, giúp đỡ và góp ý của Thầy Cô.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...