Chuyên Đề Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhno&ptnt huyện bình giang

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài

    Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhno&ptnt huyện bình giang

    CHƯƠNG I

    LÝ LUẬN CHUNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI



    1.1. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng thương mại

    1.1.1. Ngân hàng thương mại

    Ở việt nam hiện nay, theo pháp lệnh Ngân hàng, HTX Tín dụng và Công ty tài chính năm 1990 định nghĩa: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

    1.1.2. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường

    Ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, đó là:

    Một: Ngân hànglà cầu nối giữa tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư.

    Hai: Hoạt động Ngân hàng góp phần làm giảm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả đồng vốn.

    Ba: Hoạt động Ngân hàng có tác dụng điều tiết sự dịch chuyển của vốn đầu tư, dẫn đến bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ.

    Bốn: Hoạt động Ngân hàng góp phần chống lạm phát.


    1.2. Tín dụng ngân hàng

    1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

    Tiền thân của hoạt động ngân hàng hiện nay xuất phát từ ngân hàng thợ vàng- nơi nhận giữ, bảo quản hộ sau đó dần dần thu hút vàng của người gửi và đem cho vay để hưởng chênh lệch giữa lãi nhận của người vay và lãi trả cho người gửi. Ngoài ra, nếu hai người có quan hệ mua bán cùng gửi vàng tại một ngân hàng thợ vàng thì anh ta sẽ thanh toán số lượng vàng của hai người trên cho nhau. Như vậy ngân hàng thương mại đã ra đời trên cơ sở đó với 3 nghiệp vụ chính là: nhận tiền gửi, cho vay và làm trung gian thanh toán.

    Tín dụng ngân hàng chính là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân khác theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.



    MỤC LỤC


    CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NHTM 1

    1.1. Hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại 1

    1.1.1. Ngân hàng thương mại 1

    1.1.2. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 1

    1.2. Tín dụng ngân hàng 1

    1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 1

    1.2.2. Tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân 2

    1.2.3. Mở rộng hiệu quả tín dụng ngân hàng 4

    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ngân hàng 8

    1.3.1. Các nhân tố về phía ngân hàng 9

    1.4.2. Các nhân tố về phía khách hàng 12

    1.4.3. Các nhân tố khách quan khác 13



    CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN BÌNH GIANG 17

    2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Huyện Bình Giang 17

    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng 17

    2.1.2. Bộ máy tổ chức của Ngân Hàng 18

    2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Bình Giang 19

    2.2.1. Hoạt động huy động vốn 19

    2.2.2. Hoạt động ngân quỹ 25

    2.3. Đánh giá chung hiệu quả tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Bình Giang

    2.3.1. Những kết quả đạt được 26

    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 28



    CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN BÌNH GIANG 31

    3.1. Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Huyện Bình Giang 31

    3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Bình Giang 34


    Kết luận 48


    Tài liệu tham khảo 50
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...