Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong điều kiện cạnh tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    Những kết luận mới của luận án:
    5.1. Trên cơ sở sưu tầm, tổng hợp, phân tích và đánh giá, luận án đã hệ thống hóa
    một cách toàn diện và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về hiệu quả tín dụng NHTM
    trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường vốn, đặc biệt tập trung làm rõ nội hàm của
    hiệu quả tín dụng trên cơ sở phân tích khái niệm hiệu quả trong kinh doanh, hệ
    thống các tiêu chí đo lường hiệu quả tín dụng trong bối cảnh cạnh tranh trên thị
    trường vốn và thực hiện quản trị ngân hàng hiện đại nhằm giảm chi phí, tổn thất tín
    dụng bắt nguồn từ mất cân đối kỳ hạn, đồng tiền, các thay đổi cơ chế, chính sách
    nhanh mạnh gắn với các điều kiện vĩ mô chưa ổn định, từ đó tập trung vào các
    nhân tố có tác đông tới hiệu quả tín dụng. Đây là đóng góp mới của luận án trên
    phương diện lý luận.
    5.2. Luận án đã sưu tầm và trình bày một cách hệ thống kinh nghiệm nâng cao hiệu
    quả tín dụng NHTM ở một số nước trên thế giới, một số NHTM lớn của Việt Nam,
    điển hình là kinh nghiệm tăng cường công tác quản trị NHTM thông qua việc
    khuyến khích các NHTM niêm yết trên sàn, mở cửa thị trường khu vực tài chính –
    ngân hàng và chuẩn hóa nghiệp vụ tín dụng của Trung quốc; kinh nghiệm về nợ
    dưới chuẩn của Mỹ và tác động tiêu cực của hệ thống chấm điểm tự động, cùng 17
    nguyên tắc cơ bản trong quản lý rủi ro tín dụng của FDIC; kinh nghiệm điều chỉnh
    linh hoạt cơ chế, chính sách tín dụng, điều chỉnh cơ cấu thị trường, khách hàng,
    chuyển đổi mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm và tập trung hóa quản
    lý, điều hành của Vietcombank, Vietinbank trong điều kiện cạnh tranh gay gắt
    trên thị trường vốn và kinh tế vĩ mô nước ta chưa ổn định. Việc tổng hợp kinh
    nghiệm ở tầm quốc gia của Mỹ - nước phát triển nhất thế giới, Trung quốc – nước
    có điều kiện tương đồng với Việt nam, với các yêu cầu cụ thể ở cấp NHTM của hai 2
    nước này, cũng như kinh nghiệm của hai NHTM lớn nhất Việt nam là một đóng góp
    mới có giá trị thực tiễn của luận án.
    5.3. Phân tích chi tiết thực trạng hiệu quả tín dụng của NHTMCP Á Châu
    trong điều kiện thị trường vốn Việt nam giai đoạn 2007 – 2013, cung cấp một bức
    tranh toàn diện về hiệu quả tín dụng của NHTMCP Á Châu trong môi trường kinh
    doanh khắc nghiệt; hệ thống quản trị và công tác điều hành, tác nghiệp tại ngân
    hàng thời gian qua; có so sánh mức độ cạnh tranh của NHTMCP Á Châu với mặt
    bằng chung của thị trường và một số NHTM top đầu trên thị trường, trong đó đóng
    góp chính là từ hoạt động tín dụng; chỉ rõ các mặt đạt được, hạn chế và nguyên
    nhân. Đây chính là đóng góp có giá trị của luận án trên phương diện thực tiễn.
    5.4. Luận án đã đề xuất một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
    NHTMCP Á Châu giai đoạn đến 2020, không chỉ khắc phục các hạn chế hiện tại về
    hiệu quả tín dụng của ngân hàng, mà hướng tới sự phát triển bền vững họat động tín
    dụng trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường vốn giai đoạn tới, cụ thể là các giải
    pháp về tăng cường vốn sở hữu để chủ động mở rộng cơ sở khách hàng vượt ra khỏi
    phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhóm giải pháp về tăng cường
    quản lý hoạt động cho vay ở tất cả các góc độ từ quy trình, quy chế, hệ thống xếp
    hạng, mô hình kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức, tăng cường tốc độ xử
    lý giao dịch; nhóm giải pháp về cân đối qui mô, cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu đồng tiền
    (nội, ngoại tệ, vàng) giữa tài sản nợ và hoạt động sử dụng vốn (tín dụng là chủ
    yếu); nhóm giải pháp mở rộng thị trường, thị phần tín dụng trong dài hạn và nhóm
    giải pháp về quản trị chiến lược kinh doanh . Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất
    một số kiến nghị với NHNN, chính phủ để có thể triển khai các giải pháp đối với
    NHTMCP Á Châu. Những kiến nghị bám sát môi trường hoạt động tín dụng của
    NHTM nên có tính khả thi./.
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
    1. SỰ CẦN THIẾT
    Là một chủ thể trong nền kinh tế, các NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi
    nhuận. Bên cạnh đó, do đặc thù kinh doanh tiền tệ, rất nhạy cảm với các vấn đề rủi
    ro thanh khoản, nên an toàn trong hoạt động kinh doanh là vấn đề sống còn và là
    đặc thù của ngành ngân hàng.
    Đối với các NHTM, tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu
    cho ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro lớn, gây mất vốn ở mức
    độ cao, sẽ dẫn tới mất an toàn cho ngân hàng. Do vậy, hiệu quả tín dụng là nội dung
    đặc biệt quan trọng được quan tâm trong hoạt động của NHTM ở mọi nơi, mọi lúc.
    Đối với nước ta, hiệu quả tín dụng ngân hàng quan trọng và phức tạp hơn
    nhiều các nước phát triển. Thống kê hiện tại cho thấy, thu nhập lãi tín dụng là
    nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng, có ngân hàng nguồn thu này lên tới trên 90%
    thu nhập. Trong khi đó, rủi ro tín dụng tiềm ẩn ở mọi góc cạnh. Bản thân hệ thống
    NHTM còn non yếu, qui mô tài chính hạn hẹp; trình độ quản lý, công nghệ đều hạn
    chế; vấn đề kiểm soát trong hệ thống nhiều bất cập; nhưng lại đặt các mục tiêu tăng
    trưởng mạnh, cạnh tranh bằng mọi giá để mở rộng qui mô, phạm vi, thị phần Về
    môi trường vĩ mô, thời gian gần đây, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn
    cầu, cộng các yếu kém trong nước đã dẫn tới các biến động lớn về lạm phát, đầu tư,
    tăng trưởng kinh tế, kéo theo điều chỉnh nhanh, mạnh về chính sách tiền tệ tín dụng
    của NHNN, cộng các biện pháp xiết chặt quản lý tín dụng, quản lý an toàn hệ thống,
    tái cơ cấu các TCTD đã và đang có tác động rất lớn đối với hoạt động NHTM nói



    chung, lĩnh vực tín dụng, đặc biệt là hiệu quả tín dụng nói riêng.
    Bản thân ngành ngân hàng và từng NHTM đều đã nỗ lực nghiên cứu tăng
    cường quản lý tín dụng, trong đó có việc liên tục hoàn thiện cơ chế, chính sách; đổi
    mới qui trình, mô hình hoạt động; áp dụng công nghệ hiện đại vào đánh giá, thẩm
    định, quản lý khách hàng , nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, hạn chế rủi
    ro tín dụng do các nguyên nhân chủ quan từ cán bộ của NHTM gây ra; tăng cường
    tính nhất quán trong xem xét đánh giá tín dụng.
    Không nằm ngoài xu hướng phát triển chung, NHTMCP Á Châu cũng đã trải
    qua tất cả những vấn đề trên. Nổi lên là một NHTMCP trẻ, có hệ thống quản trị tiên
    tiến, hiện đại, trong đó có hệ thống quản trị rủi ro tín dụng với hệ thống xếp hạng tín
    dụng tiên phong và các kết quả kinh doanh rất ấn tượng những năm trước đây, song
    ngân hàng cũng đối mặt với sự suy giảm chất lượng tín dụng nhanh chóng do tác
    động của môi trường kinh doanh những năm gần đây. Không dừng ở đó, qui mô tín
    dụng đã thu hẹp thực sự; lợi nhuận cũng không được bảo tồn. Những khó khăn này
    gắn liền với những biến động trong môi trường kinh tế vĩ mô, những điều chỉnh
    chính sách của NHNN và vấn đề tái cơ cấu các các TCTD thời gian qua. Các nội
    dung này chưa được phân tích một cách bài bản, cụ thể. Thêm vào đó, các nội dung
    quản trị NHTM hiện đại, trong đó phải kể đến các vấn đề về khoảng trống kỳ hạn,
    cơ cấu đồng tiền; về các chế độ lãi suất đang được đặc biệt quan tâm, do là vấn
    đề có tác động lớn tới chi phí huy động, rủi ro tín dụng, nhưng hầu như chưa được
    đề cập trong các nghiên cứu về hiệu quả tín dụng.
    Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn chủ đề: “Giải pháp nâng cao
    hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Á Châu trong điều kiện cạnh tranh trên thị
    trường vốn Việt Nam” để nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. Mục đích nghiên cứu
    của luận án là làm rõ các đặc thù môi trường kinh doanh, đặc thù kinh doanh của
    NHTMCP Á Châu, hệ thống quản lý tín dụng và hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Á
    Châu thời gian qua, đối chiếu với thông lệ và thực trạng đối thủ cạnh tranh, đề xuất
    hệ thống giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Á Châu giai đoạn
    tới.
     
Đang tải...