Chuyên Đề Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN : MỞ ĐẦU
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
    Trong xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi nhanh chóng nhằm mục tiêu đưa đất nước ngày càng phát triển, theo kịp tốc độ phát triển của các đất nước khác. Vì vậy, đòi hỏi tất cả các thành phần kinh tế trong nước phải hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ kinh tế của nhà nước thì sự đóng góp của ngành Ngân hàng cũng giữ vai trò hết sức quan trọng.
    Từ khi thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho đến nay, hệ thống ngân hàng không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế, vốn cho các thành phần xã hội, từng bước làm đổi thay đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chúng ta chủ trương khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp, đồng thời, hết sức quan tâm xóa đói, giảm nghèo, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo quá nhanh dễ dẫn tới mất ổn định xã hội, không bảo đảm sự phát triển bền vững. Trong việc thực hiện chủ trương đó, NHCSXH là một công cụ quan trọng và hữu hiệu để góp phần xóa đói, giảm nghèo.
    Sở dĩ, NHCSXH có được cơ sở vững chắc với những thành quả nổi bật như vậy là nhờ vào sự hoạt động hữu hiệu của tất cả các chi nhánh, cụ thể là quá trình phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong toàn ngành cả về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, trong đó có chi nhánh tỉnh Hậu Giang.
    Việc đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn, tránh sai sót. Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng chính sách xã hội không phải là hiệu quả kinh tế, mà là hiệu quả về mặt xã hội, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế. Với những lý do trên, em quyết định chon đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG ”.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    2.1 Mục tiêu chung:
    Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng sách xã hội tỉnh Hậu Giang.
    2.2. Mục tiêu cụ thể:
    - Khái quát kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang.
    - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay hộ nghèo và hộ chính sách tại Ngân hàng CSXH tỉnh Hậu giang.
    3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    3.1.Phạm vi không gian:
    Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hậu Giang, trụ sở đặt tại đường Tây Sông Hậu, Phường 5, Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
    3.2.Phạm vi thời gian:
    - Thời gian thực hiện: Thời gian tiến hành thực hiện là thời gian thực tập, kể từ ngày 06/02/2012 cho đến kết thúc thời gian thực tập là ngày 23/03/2012.
    - Thời gian nghiên cứu: Số liệu thu thập tại Ngân hàng chủ yếu là báo cáo tháng, quý, năm trong giai đoạn (2009-2011).
    3.3.Đối tượng nghiên cứu (Nội dung):
    Các báo cáo tài chính, doanh thu, chi phí, bảng cân đối kế toán cho vay hộ nghèo và hộ chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang.


    PHẦN : NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    1.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
    1.1.1.Một số khái niệm cơ bản:
    Tín dụng: Là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Trong quan hệ này được biểu hiện thông qua các nội dung sau:
    + Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hoá, máy móc, thiết bị v.v .
    + Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định. Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
    Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định.
    Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
    Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
    Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn.
    Nợ khoanh: Là khoản nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ có lý do chính đáng (như: lũ lụt, thiên tai, dị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...