Báo Cáo Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Bống Hà, 22/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Trong nền kinh tế thị trường việc phân hoá giàu nghèo là một tất yếu do sự khác nhau về khả năng lao động, trình độ văn hoá, kiến thức nghề nghiệp dẫn đến có nhiều tầng lớp xã hội có mức thu nhập khác nhau. Một xã hội văn minh là xã hội mà mọi người có cuộc sống ấm no hạnh phúc, do đó cần phải thực hiện xoá đói giảm nghèo.
    Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa; với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Nhằm đạt mục tiêu chiến lược này, một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt nam là thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Ngay từ Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII của Đảng cộng sản Việt nam đã xác định “Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ XĐGN ở từng địa phương trên cơ sở dân giúp dân. Nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với XĐGN”. [16,tr 63].
    Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trường GDP hàng năm đạt từ 7-8%; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, chính trị được giữ vững và ổn định. Lĩnh vực XĐGN cũng đạt được nhiều thành tích nổi bật và được Liên hợp quốc đánh giá cao. Tuy vậy, mặt trái của sự phát triển cũng ngày càng bức xúc, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng; sự tụt hậu ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng; tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng; tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đất nước.v.v . Hàng triệu hộ nghèo hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa không được hưởng những thành quả của sự phát triển.
    Từ thực tiễn của Việt nam và kinh nghiệm quốc tế của những nước có điều kiện gần với Việt nam về đầu tư tín dụng cho đối tượng chính sách xã hội; ngày 4/10/2002 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg “Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội” nhằm thống nhất các nguồn lực tài chính, thiết lập một cơ chế tài trợ phù hợp, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu hỗ trợ của Nhà nước đối với đối tượng chính sách xã hội.
    Tuy nhiên, sự nghiệp XĐGN vẫn đang còn ở phía trước, với nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp; trong đó, lĩnh vực tín dụng cho hộ nghèo nhiều vấn đề vẫn bức xúc như: Quy mô tín dụng chưa lớn, hiệu quả XĐGN còn chưa cao, hoạt động của NHCSXH chưa thực sự bền vững v.v . Những vấn đề trên là phức tạp, nhưng chưa có mô hình thực tiễn và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Để giải quyết tốt vấn đề nghèo đói ở Việt Nam nói chung và tín dụng cho hộ nghèo nói riêng, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, khách quan và khoa học, phải có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước cũng như toàn xã hội.
    Với những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa” làm báo cáo thực tập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...