Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng công thương c

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 3/10/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    #1 Quy Ẩn Giang Hồ, 3/10/15
    Last edited by a moderator: 3/10/15
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nhiều nghiên cứu và thực tế đã chỉ ra rằng chính các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển và đổi mới kinh tế - xã hội. Sự xuất hiện của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thực sự định nghĩa lại những mảng thị trường hoàn toàn mới, khởi đầu cho những làn sóng sáng tạo - đổi mới không ngừng không chỉ cho quốc gia mà cả thế giới. Ngày nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù là nước công nghiệp phát triển hay đang phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Bởi loại hình doanh nghiệp này đã góp phần tạo sự tăng truởng cho nền kinh tế, đồng thời nó cũng tạo nên sự phát triển đa dạng cho các ngành kinh tế, góp phần cải thiện cán cân thanh toán tăng xuất khẩu hàng hoá thành phẩm và tạo ra việc làm chủ yếu cho hơn 80% lực lượng lao động ở cả nông thôn và thành thị.
    Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nên việc phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) là việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chúng ta phải giải quyết hàng loạt các vấn đề, khó khăn nhất chính là tạo vốn cho các doanh nghiệp này. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Tiếp cận được nguồn vốn đối với DNN&V là vấn đề bức thiết đặt ra.
    Không ít các khó khăn đã đặt ra cho hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Lạng Sơn nói riêng, nhưng với tính năng hoạt động nhạy bén trong cạnh tranh và biết hướng vào đối tượng khách hàng mục tiêu là các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giúp cho Vietinbank Lạng Sơn luôn duy trì và phát triển được thị phần, vượt qua khó khăn và trở thành Ngân hàng uy tín hàng đầu trên địa bàn.
    Tiến bước vững vàng theo định hướng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: Tất cả các Chi nhánh trong hệ thống sẽ trở thành những Ngân hàng bán lẻ, đa năng - hiện đại và tốt nhất Việt Nam, nên Vietinbank Lạng Sơn đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thương nghiệp, đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng nhà xưởng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó công tác tín dụng là hoạt động quan trọng mang lợi nhuận cao nhất, đóng góp nhiều nhất vào tổng thu nhập của Ngân hàng.
    Tiền thân là một Ngân hàng nhà nước, đến nay Vietinbank Lạng Sơn đã được cổ phần hoá để thực hiện mục tiêu kinh doanh là mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, phát triển an toàn và bền vững, vừa đáp ứng được yêu cầu của Hội đồng quản trị đặt ra cho chi nhánh, vừa phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế của Tỉnh. Vietinbank Lạng Sơn cần có những biện pháp phù hợp trong công tác quản lý, kiểm soát và định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng trong tình hình mới.
    Nhận thức vấn đề đó trong quá trình tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng công thương chi nhánh Lạng Sơn, tôi đã lựa chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng công thương chi nhánh Lạng Sơn”.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Luận văn nhằm giải quyết ba mục đích sau:
    (1) Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại.
    (2) Phân tích đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn.
    (3) Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Sự nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại.
    - Phạm vi nghiên cứu: Sự nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn.
    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: thống kê, so sánh, tổng hợp .sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo của Ngân hàng.
    5. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục luc, danh mục các bảng, biểu, biểu đồ, tài liệu tham khảo nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 3
    1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại 3
    1.2. Giới thiệu chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 4
    1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 4
    1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 6
    1.2.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế 7
    1.3. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 10
    1.3.1. Các hình thức cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 10
    1.4. Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại. 18
    1.4.1 Đặc điểm cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 18
    1.4.2 Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNN&V của Ngân hàng thương mại 19
    1.5. Kinh nghiệm quốc tế đối với nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. 21
    1.5.1.Kinh nghiệm của một số quốc gia. 21
    1.5.2.Bài học kinh nghiệm. 24
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 26
    DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LẠNG SƠN. 26
    2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công thương VN – CN Lạng Sơn 26
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 26
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 26
    2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 28
    2.1.4. Một số hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam - Chi nhánh Lạng Sơn. 31
    2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn thời gian gần đây. 33
    2.2.1 Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn. 34
    2.2.2. Quy mô và chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn 36
    2.2.3 Phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh. 40
    2.3. Thực trạng quy mô hoạt động, năng lực kinh doanh và nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Lạng Sơn. 46
    2.4. Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lạng Sơn. 50
    2.4.1. Những kết quả đạt được. 50
    2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 53
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH LẠNG SƠN. 59
    3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lạng Sơn trong giai đoạn 2012-2015 59
    3.1.1 Mở rộng quy mô tín dụng hướng tới các đối tượng khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh và tiềm lực tài chính tốt, có uy tín, đa dạng hóa danh mục cho vay, loại hình khách hàng nhằm phân tán rủi ro. 59
    3.1.2. Xây dựng, cơ cấu danh mục TSBĐ theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ cho vay có TSBĐ, TSBĐ có tính thanh khoản tốt. 62
    3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn. 62
    3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 64
    3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và dự án vay vốn 65
    3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 66
    3.2.4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác hiện đại hoá Ngân hàng 67
    3.2.5. Đẩy mạnh công tác marketing, quảng cáo 67
    3.3. Một số kiến nghị 68
    3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 68
    3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 69
    3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương VN – Chi nhánh Lạng Sơn 70
    KẾT LUẬN 73
     
Đang tải...