Tiểu Luận Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng NT Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng NT VN


    MỤC LỤC​

    LỜI MỞ ĐẦU
    1


    CHƯƠNG I: NHỮNG ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 4


    I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 4

    1. Dự án đầu tư . 4

    2. Khái niệm và sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư . 11

    II. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 18

    1. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư . 18

    2. Thẩm định về phương diện thị trường 18

    3. Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật. 19

    4. Thẩm định về tổ chức điều hành dự án. 20

    5. Thẩm định về tài chính . 20

    6. Thẩm định mặt kinh tế xã hội của dự án. 26

    III. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI QUÁ TRÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ. 27

    1. Hoạt động huy động vốn. 27

    2. Hoạt động cho vay và đầu tư . 27

    3. Vai trò của hoạt động tín dụng. 27


    CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 29


    I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 29

    1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 29

    2. Tình hình hoạt động của NHNT Việt Nam trong những năm qua. 30

    3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương. 37

    II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 39

    1. Qui trình thẩm định của Ngân hàng Ngoại thương. 39

    2. Tình hình thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 48

    3. Kết quả công tác thẩm định. 49

    III. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 50

    1. Những mặt đã đạt được. 50

    2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác thẩm định. 53

    3. Nguyên nhân gây ra những hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương. 55

    Ví dụ về thẩm định một dự án đầu tư tại NHNTVN 57


    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 73


    I. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH. 73

    1.Định hướng trong công tác cho vay 74

    2. Định hướng trong công tác thẩm định 75

    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 75

    1. Giải pháp về phương pháp thẩm định 76

    2. Giải pháp về thông tin 78

    3. Giải pháp về nhân tố con người 80

    4. Giải pháp về tổ chức điều hành 82

    5. Giải pháp về trang thiết bị 83

    III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 84


    KẾT LUẬN 87


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 88


    CHƯƠNG I: NHỮNG ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ



    I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.

    1. Dự án đầu tư .

    1.1. Khái niệm về dự án đầu tư .

    a. Khái niệm.

    Hoạt động đầu tư là một hoạt động cần lượng vốn lớn, thời gian tiến hành đầu tư cũng như vận hành kết quả đầu tư kéo dài và mang tính rủi ro cao. Mặt khác, hoạt động đầu tư vừa phải mang lại lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư vừa phải phù hộp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, để tiến hành một công cuộc đầu tư phải có sự chuẩn bị hết sức nghiêm túc. Sự chuẩn bị đó biểu hiện bằng việc nghiên cứu, soạn thảo các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm tiến hành hoạt động đầu tư . Kết quả của việc nghiên cứu và soạn thảo đó được thể hiện qua dự án. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mọi công cuộc đầu tư đều phải tiến hành theo dự án.

    Dự án đầu tư được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau:

    * Trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư lao động để tạo ra các kết quả kinh tế, tài chính trong một thời gian dài.

    * Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch của một công cuộc đầu tư phát triển kinh tế xã hội hoặc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai lâu dài.

    * Trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của mỗi công cuộcđầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất, là khâu đầu tiên trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung.

    * Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu đã định trong việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.

    Mặc dù dự án đầu tư được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau song chúng ta có thể khái quát bản chất và hình thức một dự án đầu tư . Về bản chất, dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. Về hình thức trình bày, dự án đầu tư là tài liệu do chủ đầu chịu trách nhiệm lập, trong đó có thể hiên một cách đầy đủ, khoa học và toàn diện và toàn bộ nội dung các vấn đề có liên quan đến công trình đầu tư. Nhằm giúp cho việc ra quyết định đầu tư được đúng đắn và bảo đảm hiệu quả của vốnđầu tư .

    Tóm lại, dự án đầu tư bao gồm 4 phần chính:

    -Mục tiêu của dư án;

    -Các kết quả;

    -Các hoạt động;

    -Các nhuồn lực.

    Trong 4 thành phần trên thì kết quả chính là thành phần đánh dấu tiến độ của dự án. Kết quả có thể được biểu hiện dưới dạng kết quả tài chính , kết quả kinh tế và kết quả xã hội. Kết quả tài chính là các lợi ích về tài chính thu được từ dự án biểu hiện bằng giá trị, tính theo giá thị trường. Kết quả kinh tế là các lợi ích về kinh tế biểu hiện bằng giá trị, tính theo giá kinh tế. Giá kinh tế là giá trị chi phí các nguồn lực hoặc các khoản thu nhập từ dự án xét trên góc độ chung của quốc gia. Kết quả xã hội là kết quả được biểu hiện dưới dạng các lợi ích xã hội (trình độ dân trí, khả năng phòng chống bệnh tật, bảo đảm môi trường .) kết quả này biểu hiện rất phong phú và thường không thể đo lường một cách chính xác.
     
Đang tải...