Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tây Hồ-Bộ Quốc phòng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tây Hồ-Bộ Quốc phòng

    lời nói đầu
    Trong nền kinh tế hàng hoá, điều kiện để doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có một số vốn nhất định. Nếu không có vốn thì không thể nói tới bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Với số vốn có hạn, nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp là phải sử dụng chúng để đạt được hiệu quả cao nhất.
    Quản lý và sử dụng vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình và tìm được chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới. Chính vì vậy quản lý và sử dụng vốn đang là một vấn đề rất bức xúc đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp.
    Trong cơ chế bao cấp trước đây, vốn của doanh nghiệp hầu hết được Nhà nước tài trợ qua việc cấp phát, số còn lại được Ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi. Do được bao cấp về vốn, các doanh nghiệp đã ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước trong việc tổ chức nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh; hiệu quả sử dụng vốn thấp, nhiều doanh nghiệp không bảo toàn và phát triển được vốn.
    Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước cùng tồn tại với các loại hình doanh nghiệp khác, có quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự tổ chức đảm bảo đủ vốn, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Nhiều doanh nghiệp đã thích nghi với tình hình mới, phát huy được tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, một số không ít còn lúng túng trong việc quản lý và sử dụng vốn. Nhiều doanh nghiệp không thể tái sản xuất giản đơn, vốn bị mất dần đi sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực tế này do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do công tác sử dụng vốn còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng vốn là vấn đề hết sức cần thiết, nó có ý nghĩa quyết định sự sống còn của mỗi doanh nghiệp.
    Sau thời gian học tập tại nhà trường và thực tập tại Công ty Tây Hồ-Bộ Quốc phòng, được sự giúp đỡ của cô giáo, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hà, các anh chị trong phòng Tài chính-kế toán và Ban lãnh đạo Công ty, tôi đã bước đầu làm quen với thực tế, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng và tính bức xúc của vấn đề sử dụng vốn hiệu quả tại Công ty. Tôi đã đi sâu nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty và thực hiện đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tây Hồ-Bộ Quốc phòng . Bố cục đề tài gồm 3 phần chính :
    Phần 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
    Phần 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tây Hồ.
    Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Tây Hồ.
    Do trình độ lý luận cũng như khả năng thực tế còn hạn chế, nên vấn đề nghiên cứu của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cán bộ công nhân viên Công ty và của các bạn để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện.
    Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Thu Hà, Ban lãnh đạo Công ty và các anh chị Phòng Tài chính Kế toán, các cán bộ, các phòng ban liên quan của Công ty Tây Hồ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

    Mục lục
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    PHẦN I: VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 3

    I. Vốn và vai trò của vốn trong nền kinh tế thị trường ngày nay 3
    1. Khái niệm 3
    2. Phân loại vốn 5
    2.1. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển 6
    2.1.1. Vốn cố định 6
    2.1.2. Vốn lưu động 9
    2.2. Phân loại vốn theo nguồn hình thành 11
    2.2.1. Vốn chủ sở hữu 11
    2.2.2. Vốn huy động 11
    2.3. Phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng 12
    3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 14
    II. Hiệu quả sử dụng vốn 15
    1. Quan điểm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 15
    1.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn 15
    1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 17
    1.2.1. Chỉ tiêu về vốn cố định 17
    1.2.2. Chỉ tiêu về vốn lưu động 19
    2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 20
    2.1. Các nhân tố khách quan 20
    2.2. Các nhân tố chủ quan 21
    2.2.1. Lực lượng lao động 21
    2.2.2. Đặc điểm của sản xuất kinh doanh 22
    3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 22
    4. Nguyên tắc sử dụng vốn hiệu quả 23
    4.1. Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn cố định 25
    4.2. Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn lưu động 26
    PHẦN II:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TÂY HỒ 29
    I. Một số nét về công ty 29
    1. Quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ 29
    1.1. Quá trình hình thành 29
    1.2. Chức năng 31
    2. Bộ máy tổ chức và quản lý 31
    3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng 33
    3.1. Sản phẩm của ngành xây dựng 33
    3.2. Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng 34
    II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 37
    1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 37
    2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp 42
    2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 42
    2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 45
    2.2.1. Tình hình và cơ cấu tài sản cố định của công ty 45
    2.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 46
    2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 50
    2.2.1. Cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp 50
    2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 52
    3. Đánh giá tình hình hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 54
    3.1. Những kết quả đạt được 55
    3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 56
    3.2.1. Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định 56
    3.2.2. Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động 57
    PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TÂY HỒ 60
    I. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 60
    II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tây Hồ 62
    1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 62
    1.1. Lựa chọn phương pháp trích khấu hao cơ bản và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý 62
    1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định 66
    1.3. Thực hiện thuê và cho thuê tài sản cố định 68
    1.4. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định 71
    2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 72
    2.1. Đẩy nhanh việc thu hồi công nợ, thúc đẩy hoạt động thanh toán giữa các đối tác 72
    2.1.1. Xác định rõ nguồn vốn của các công trình mà công ty tham gia ký kết hợp đồng xây dựng 73
    2.1.2. Thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán 74
    2.2. Tăng cường quản lý vốn lưu động trong khâu sản xuất 75
    2.3. Thực hiện tốt công tác dự toán Ngân quỹ 77
    2.4. Các biện pháp kinh tế khác 79
    III Kiến nghị 80
    1. Kiến nghị với cơ quan chủ quản (tổng cục Công nghiệp Quốc phòng-kinh tế). 80
    2. Kiến nghị với Nhà nước. 80
    KẾT LUẬN 82
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
    MỤC LỤC 84
     
Đang tải...