Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
    1. Đặt vấn đề
    Quá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Trong lĩnh vực tài chính, NH cũng không ngoại lệ. Khủng hoảng tín dụng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Thời gian qua, cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ là khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các quốc gia phải thực hiện cải cách, xây dựng hệ thống quản lý tài chính và cơ chế phòng ngừa rủi ro tài chính quốc tế, công khai, minh bạch trong hoạt động NH để tránh những nguy cơ biến động mạnh của thị trường tài chính, hoạt động tuân theo quy luật chung của thị trường.
    Trong kinh doanh NH tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các NH. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nềns kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ NH chưa cao .
    Trong năm 2007, tình hình tăng nóng tín dụng đã chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro cao trong hoạt động của các NH. Năm 2008, tăng trưởng tín dụng có phần giảm, tuy nhiên những hậu quả của tăng trưởng nóng năm 2007 giờ bắt đầu có những dấu hiệu đáng lo ngại. RRTD luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ NH nào, kể cả các NH hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các NH có năng lực quản trị RRTD là khả năng quản trị nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế được những RRTD mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những RRTD khác có thể kiểm soát được. Kiểm soát tốt RRTD là công việc cần thiết phải làm đối với các NH, song song với hoạt động tín dụng.
    NHTMCP Á Châu là một trong những NH hàng đầu trong Khối NHTMCP về mọi mặt, tình hình kiểm soát tín dụng thời gian qua cũng được xem là khá tốt. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, việc hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế là việc nên làm đối với bất kỳ NH nào, và ACB cũng không ngoại lệ. Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị RRTD có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro, phù hợp với môi trường hội nhập.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản trị RRTD tại các NHTM.
    - Nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản trị RRTD tại ACB, từ đó tìm ra các nguyên nhân dẫn đến RRTD trong thời gian qua.
    - Trên cơ sở những nguyên nhân đó, đề xuất các giải pháp toàn diện phù hợp với tình hình hoạt động của ACB trong quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế, rút ngắn thời gian hội nhập.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Hệ thống lý luận về quản trị RRTD, hệ thống pháp luật, hệ thống các chuẩn mực đánh giá, giám sát về quản trị tín dụng.
    - Phạm vi: Trọng tâm nghiên cứu là các nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH TMCP Á Châu trong giai đoạn 2006 - 2008, từ đó đề xuất các vấn đề về kỹ năng quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu theo chuẩn mực của Basel.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, . đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Đồng thời, tiếp thu ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên quan để hoàn thiện giải pháp.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể như sau:
    Chương 1: Tổng quan về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng
    Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu
    6. Điểm nổi bật của luận văn
    Luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại ACB trong giai đoạn hiện nay dựa trên các nguyên tắc về quản trị RRTD theo Ủy ban Basel. Đồng thời, các giải pháp này có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trong hoạt động tín dụng và quản trị RRTD của ACB.
     
Đang tải...