Tiểu Luận giai phap nang cao hieu qua quan tri rui ro tin dung tai ngan hang thương mại cổ phần á châu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Quá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
    kinh tế trên thế giới. Trong lĩnh vực tài chính, NH cũng không ngoại lệ. Khủng
    hoảng tín dụng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Thời gian qua,
    cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ là khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng kinh tế
    toàn cầu. Các quốc gia phải thực hiện cải cách, xây dựng hệ thống quản lý tài chính
    và cơ chế phòng ngừa rủi ro tài chính quốc tế, công khai, minh bạch trong hoạt
    động NH để tránh những nguy cơ biến động mạnh của thị trường tài chính, hoạt
    động tuân theo quy luật chung của thị trường.
    Trong kinh doanh NH tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ
    trọng chủ yếu trong thu nhập của các NH. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi
    ro cao, đặc biệt là ở các nước có nềns kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống
    thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn
    chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ NH chưa cao
    Trong năm 2007, tình hình tăng nóng tín dụng đã chứa đựng nhiều nguy cơ rủi
    ro cao trong hoạt động của các NH. Năm 2008, tăng trưởng tín dụng có phần giảm,
    tuy nhiên những hậu quả của tăng trưởng nóng năm 2007 giờ bắt đầu có những dấu
    hiệu đáng lo ngại. RRTD luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ
    NH nào, kể cả các NH hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm
    kiểm soát của con người. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các NH có năng lực
    quản trị RRTD là khả năng quản trị nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ
    xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động
    để hạn chế được những RRTD mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người
    và những RRTD khác có thể kiểm soát được. Kiểm soát tốt RRTD là công việc cần
    thiết phải làm đối với các NH, song song với hoạt động tín dụng.
    NHTMCP Á Châu là một trong những NH hàng đầu trong Khối NHTMCP về
    mọi mặt, tình hình kiểm soát tín dụng thời gian qua cũng được xem là khá tốt. Tuy
    nhiên trong tình hình hiện nay, việc hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế là việc nên
    - 2 -
    làm đối với bất kỳ NH nào, và ACB cũng không ngoại lệ. Do đó, yêu cầu xây dựng
    một mô hình quản trị RRTD có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một
    đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến
    các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro, phù hợp với môi trường hội nhập.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản trị RRTD tại
    các NHTM.
    - Nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản trị RRTD tại ACB, từ đó tìm ra các
    nguyên nhân dẫn đến RRTD trong thời gian qua.
    - Trên cơ sở những nguyên nhân đó, đề xuất các giải pháp toàn diện phù hợp
    với tình hình hoạt động của ACB trong quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế, rút
    ngắn thời gian hội nhập.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Hệ thống lý luận về quản trị RRTD, hệ thống pháp luật, hệ thống
    các chuẩn mực đánh giá, giám sát về quản trị tín dụng.
    - Phạm vi: Trọng tâm nghiên cứu là các nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH
    TMCP Á Châu trong giai đoạn 2006 – 2008, từ đó đề xuất các vấn đề về kỹ năng
    quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu theo chuẩn mực của Basel.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các
    phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn
    nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Đồng thời, tiếp
    thu ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên quan
    để hoàn thiện giải pháp.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể
    như sau:
    Chương 1: Tổng quan về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng
    Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu
    - 3 -
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP
    Á Châu
    Sơ đồ 1: Tóm tắt và mô tả nội dung nghiên cứu của đề tài
    6. Điểm nổi bật của luận văn
    Luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại
    ACB trong giai đoạn hiện nay dựa trên các nguyên tắc về quản trị RRTD theo Ủy
    ban Basel. Đồng thời, các giải pháp này có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
    thực tế trong hoạt động tín dụng và quản trị RRTD của ACB.
    Lý do nghiên cứu
    Vấn đề nghiên cứu
    Cơ sở lý thuyết liên quan
    đến vấn đề nghiên cứu
    Thực trạng quản trị rủi ro
    tín dụng tại ACB trong
    thời gian qua
    Một số giải pháp nâng
    cao hiệu quả quản trị rủi
    ro tín dụng tại ACB
    - 4 -
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ
    RỦI RO TÍN DỤNG
    1.1 Hoạt động tín dụng
    1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
    Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho KH sử dụng
    một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với
    nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
    Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi
    vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến hạn.
    Tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể,
    trong đó một bên chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng
    nhiều hình thức như: cho vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh, được sử
    dụng trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã
    thỏa thuận.
    Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển nhượng
    quyền sử dụng vốn từ NH cho KH trong một thời gian nhất định với một chi phí
    nhất định.
    1.1.2 Bản chất của tín dụng
    Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ
    này mà vốn tín dụng (tiền và hiện vật) được vận động từ chủ thể này sang chủ thể
    khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế - xã hội.
    Đi sâu tìm hiểu có thể thấy rõ bản chất tín dụng chính là sự vận động của giá
    trị vốn tín dụng, lần lượt trải qua 3 giai đoạn:
    - Giai đoạn cho vay: người cho vay chuyển giao quyền sử dụng giá trị vốn tín
    dụng cho người vay trong một thời gian nhất định
    - Giai đoạn sử dụng vốn vay: người vay toàn quyền sử dụng giá trị vốn tín
    dụng vào những mục đích đã được dự kiến trước
    - 5 -
    - Giai đoạn hoàn trả: sau thời gian sử dụng giá trị vốn tín dụng, người vay
    phải hoàn trả lại cho người cho vay đầy đủ giá trị ban đầu và một phần phụ thêm
    (lãi)
    Như vậy, có thể khẳng định rằng, nét đặc trưng của sự vận động trong quan hệ
    tín dụng là tính hoàn trả.
    1.1.3 Phân loại tín dụng
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hóa, các NHTM
    hiện nay luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau, để đáp
    ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất, từ đó đa
    dạng hóa các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút KH, tăng lợi nhuận và
    phân tán rủi ro.
    Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên
    những tiêu thức nhất định. Phân loại tín dụng một cách khoa học là tiền đề để thiết
    lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả QTRRTD. Tùy vào cách
    tiếp cận mà tín dụng NH được chia thành:
    Căn cứ vào thời hạn cho vay:
    - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1 năm).
    Tín dụng ngắn hạn được sử dụng để bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt
    tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn.
    - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm,
    khoản tín dụng trung hạn thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện
    các dự án cải tạo tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, nói chung là
    đầu tư theo chiều sâu.
    - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm, khoản tín dụng
    dài hạn thường được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình mới.
    Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay:
    - Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cung cấp
    cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong
    quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp
    - 6 -
    ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế.
    - Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn
    phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay
    vốn.
    Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
    - Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của chủ thể
    vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn
    vay hoặc bảo đảm bằng uy tín và năng lực tài chính của bên thứ ba.
    - Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó NH chủ
    động lựa chọn KH để cho vay trên cơ sở KH có tín nhiệm với NH, có năng lực tài
    chính và có phương án, dự án khả thi có khả năng hoàn trả nợ vay.
    Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn:
    - Tín dụng vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các
    thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với NH.
    - Tín dụng vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các
    thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với NH.
    Theo phương thức cấp tín dụng:
    - Chiết khấu thương phiếu: là việc NHTM sẽ đứng ra trả tiền trước cho KH.
    Số tiền NH ứng trước phụ thuộc vào giá trị chứng từ, lãi suất chiết khấu, thời hạn
    chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Thực chất là NH đã bỏ tiền ra mua thương phiếu
    theo một giá mà bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị của thương phiếu (cho vay gián tiếp).
    - Cho vay: là việc NH đưa tiền cho KH với cam kết KH phải hoàn trả cả gốc
    và lãi trong khoảng thời gian đã xác định. Cho vay gồm các hình thức chủ yếu như:
    thấu chi, cho vay trực tiếp (từng lần, theo hạn mức tín dụng), cho vay gián tiếp.
    - Bảo lãnh (tái bảo lãnh): Bảo lãnh NH là cam kết của NH dưới hình thức thư
    bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho KH của NH khi KH
    không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.
    - Cho thuê tài chính: là việc NH bỏ tiền mua sắm tài sản cho KH thuê. Sau
    một thời gian nhất định KH phải trả cả gốc lẫn lãi cho NH. Tài sản cho thuê thường
    - 7 -
    là tài sản cố định. Vì vậy, cho thuê tài chính được xếp vào tín dụng trung dài hạn.
    1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng
    1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
    Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH là những biến cố không mong đợi
    khi xảy ra, dẫn đến tổn thất về tài sản của NH, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự
    kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp
    vụ tài chính nhất định.
    Tín dụng NH là quan hệ tín dụng giữa NH, tổ chức tín dụng và tổ chức kinh
    tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là
    việc thực hiện được giá trị hàng hóa trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay
    trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Do đó, có thể
    xem RRTD cũng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét dưới góc độ kinh doanh
    NH.
    RRTD trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất
    trong hoạt động tín dụng do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
    nghĩa vụ của mình theo cam kết.
    1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng:
    Tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu mà có cách phân loại RRTD phù hợp:
    Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro
    thì RRTD được phân thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.
    - Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai,
    địch họa, người vay chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất
    thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách.
    - Rủi ro chủ quan do nguyên nhân chủ quan của người vay và người cho vay
    vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.
    Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì RRTD được phân thành các
    loại sau:
     
Đang tải...